“Lạm phát giờ không đáng sợ bằng doanh nghiệp kiệt quệ”
Kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu, song lại có góc nhìn ngược lại
Tại hội thảo chuyên đề về chính sách tiền tệ và lạm phát mục tiêu cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), đưa ra một quan điểm trái chiều.
Bởi lẽ, trong khi Chính phủ vẫn ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, nhiều chuyên gia bắt đầu quan ngại nguy cơ lạm phát cao có thể trở lại khi lãi suất liên tiếp giảm…, thì ông Hưởng khuyến nghị: “Để cứu nền kinh tế và các doanh nghiệp hiện nay, cần nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát 2013 từ 6-6,5% lên khoảng 7-8%. Lạm phát lúc này và sắp tới không đáng sợ bằng sự suy giảm của nền kinh tế, sự kiệt quệ của các doanh nghiệp”.
Trao đổi với VnEconomy bên lề hội thảo trên, ông Hưởng nói:
- Liều thuốc chính hiện nay là kích cầu, cứu nền kinh tế. Phải chấp nhận là chúng ta đang suy giảm rồi. Sao không dám công nhận? Chúng ta đang suy giảm, đừng để nó vào ngưỡng cửa suy thoái. Muốn cứu thì phải kích cầu chứ không phải là vấn đề lãi suất.
Tại sao cách đây vài năm lãi suất cao như vậy, 17-25%/năm, doanh nghiệp vẫn vay được, vẫn có lãi? Vì có thị trường. Giờ đã giảm khoảng 6-7%/năm so với hai năm trước những vẫn không vay được. Có phải là vì lãi suất không? Do thị trường.
Hiện có quan ngại rằng cần cảnh giác trước khả năng lạm phát cao trở lại, nhất là khi lãi suất đã liên tiếp hạ mà ở góc độ nào đó được xem là một sự nới lỏng. Ông nhìn nhận thế nào về quan ngại này?
Đúng vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia lo ngại vậy. Lãi suất hạ là một trong những giải pháp nới lỏng tiền tệ, làm mồi cho lạm phát cao trở lại. Nhưng trong điều kiện thực tiễn hiện nay, cá nhân tôi lại lo giảm phát hơn, vì nó mới thực sự vùi dập nền kinh tế vốn đang trên bờ vực của mọi bờ vực khó khăn. Chỉ có giảm phát mạnh mới làm tê liệt thực sự các doanh nghiệp vốn đang cuối đường hầm chưa tìm ra lối thoát.
Lúc này theo tôi là có nên đánh đổi giữa hạ lãi suất và chấp nhận lạm phát cao trở lại, thay đổi lạm phát mục tiêu hay không.
Đánh đổi như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã đi đúng hướng chỉ đạo là “ưu tiên kiềm chế lạm phát”, bằng việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bằng công cụ lãi suất. Kết quả, lạm phát đã trở về một con số là một thành công lớn. Nhưng mọi thành quả và cơ chế đều có những mặt trái của nó.
Thời gian qua lãi suất cho vay cao quá, thu ngân sách lớn quá đã góp phần không nhỏ vào sự kiệt quệ của các doanh nghiệp. Từ lạm phát chuyển sang giảm phát sẽ làm các hoạt động sản xuất kinh doanh tê liệt, đời sống xã hội khó khăn và khó lường... là một sự đánh đổi. Đã “đổi đi” rồi cũng phải biết dừng, và cần thiết phải “đổi lại” để cứu doanh nghiệp và người dân vay vốn đang lâm vào khó khăn chưa có lối thoát.
Như ông nói, lãi suất cao đã giúp kiềm chế lạm phát thành công, nhưng nó như là “tội đồ” khiến doanh nghiệp và người dân điêu đứng?
Lãi suất không phải là “tội đồ”, mà lãi suất chỉ là... lãi suất! Tội đồ là thị trường, là những yếu tố thúc đẩy lãi suất buộc phải... nhảy lên cao, trong đó có yếu tố chính là các ông chủ doanh nghiệp “thân làm tội đời” khi đóng vai người gửi lại muốn lãi suất cao, khi đóng vai người bán lại muốn giá đắt, và những người sẵn sàng đánh đổi bằng việc lãi suất nào cũng sẵn sàng vay... mà không cần biết mình là ai, đang đứng ở đâu.
Hiện nay, tiếp tục giảm lãi suất vẫn là một yêu cầu đặt ra, như một trong những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông nhìn nhận thế nào về giải pháp này và liệu còn giảm tiếp được không?
Như tôi đã nói ở trên, thành quả kiềm chế lạm phát đã hoàn thành vượt mức đến... giảm phát, lãi suất cho vay hạ liên tục nhưng sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn. Bởi lẽ, chúng ta đã “đánh đổi” và có chăng nên suy nghĩ đến việc “đổi lại” từ bóp cung sang kích cầu mới cứu được doanh nghiệp.
Một thời gian dài ngân sách và ngân hàng đã “ăn” nhiều từ doanh nghiệp rồi thì bây giờ phải có cơ chế “nhả” ra để cứu thượng đế chứ!
Còn lãi suất, theo tôi vẫn giảm được nữa, nhưng dư địa thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì còn không nhiều, mà thẩm quyền thuộc về Quốc hội. Tôi thấy Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ đang vận hành đảm bảo lạm phát mục tiêu 6-6,5%/năm 2013, nếu hạ lãi suất xuống sâu vượt tầm kiểm soát của Thống đốc thì lạm phát mục tiêu phải được Quốc hội, Chính phủ quyết định, nên không thể muốn hạ lãi suất là được.
Nếu lãi suất giảm sâu quá hệ lụy sẽ xảy ra ngay, đó là bẫy thanh khoản rình rập các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND chắc chắn tăng vì tiền gửi VND dịch chuyển, hoặc dân rút tiền mua vàng, chứng khoán, bất động sản... trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn và mong muốn lãi vay vẫn giảm thêm nữa.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào giải quyết mâu thuân trên để ngân hàng không đuổi người gửi tiền đi vì lãi suất tiền gửi thấp quá, nhưng vẫn mời được khách hàng vay đến ngân hàng với lãi suất cho vay chấp nhận được. Giải pháp quyết định hữu hiệu nhất không phải hạ lãi suất đến mức nào, mà là Quốc hội, Chính phủ phải kịp thời tung ra các gói kích cầu tạo thị trường cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết tồn đọng khó khăn từ “cục máu đồng” - nợ xấu!
Vậy theo ông, kích cầu như thế nào?
Phải qua đầu tư công, không mới mẻ gì. Mình phải thu hút nguồn lực bên trong và bên ngoài. Trong nước hiện đang là cơ hội để thu hút. Theo tôi là nên xem xét và mạnh dạn nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát lên 7-8% năm nay. Nếu có dư địa đó thì Ngân hàng Nhà nước mới dám hạ tiếp lãi suất xuống, nới lỏng chính sách tiền tệ dần.
Nhưng lãi suất có xuống thì nền kinh tế cũng khó tăng trưởng mạnh được, vì không phải là thiếu vốn, không phải lãi suất cao quá mà là không có nơi để bán hàng, để tiêu thụ.
Phải kích cầu thôi, đầu tư vào các công trình trọng điểm của đất nước, hiện đang thiếu vốn. Nay đang là cơ hội để đầu tư. Chúng ta thu tay phải, chi tay trái. Thu bằng phát hành công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu hay tín phiếu với lãi suất chấp nhận được, khoảng 7-8%/năm, còn lãi suất ngân hàng hạ xuống. Dòng vốn hiện đang dư thừa sẽ chảy sang công trái, trái phiếu Chính phủ, hơn là ngân hàng hạ lãi suất rồi vốn chạy sang vàng, đô. Đó là thu hút nguồn vốn dài hạn.
Với thu hút bên ngoài, cần xem xét bán ra những tài sản tốt để Nhà nước thu hồi vốn. Đang tốt sao lại bán đi? Cá phải bán khi tươi chứ không bán khi ươn. Doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn được thì xem xét bán bớt đi để thu hồi vốn. Như Vinashin hay Vinalines cách đây dăm bảy năm nếu bán thì dư được bao nhiêu là tiền, chứ để đến giờ bán mấy ai mua. Đấy là một nguồn lực.
Khi có được nguồn lực đó, nguồn vốn dài hạn đó thì đầu tư, kích cầu vào các dự án trọng điểm để tạo hiệu ứng cho nhiều ngành, dịch vụ xoay quanh, cũng như thâm dụng lao động để tạo công ăn việc làm. Thậm chí kích cầu qua cả dịch vụ casino như tôi từng nêu quan điểm trước đây.
Như quan điểm của ông, nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát để hạ tiếp lãi suất, nhưng lãi suất thực dương và lợi ích của người gửi tiền, nguồn vốn của hệ thống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng?
Đây chính là thời điểm để phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính công. Lãi suất dương ở đâu, ở kênh huy động vốn của nhà nước là công trái, trái phiếu; còn lãi suất ngân hàng là lãi suất thị trường, nhưng lúc này đang dư thừa và cần điều hòa nguồn dư thừa đó.
Chính các ngân hàng đang phải cho vay liên ngân hàng chỉ với lãi suất quanh 1%/năm. Khi lãi suất huy động ở mức cao mà họ không chịu nổi thì sẽ xuống, lúc đó người gửi sẽ cân nhắc và công trái, trái phiếu Chính phủ sẽ đón sự dịch chuyển của vốn dư thừa hiện nay. Người gửi tiền vẫn có địa chỉ hấp dẫn để lựa chọn, đầu tư công thì có nguồn để thúc đẩy.
Trở lại với hướng xử lý khó khăn hiện nay, lúc nãy ông có nói là một thời gian dài ngân hàng và ngân sách Nhà nước “ăn” nhiều rồi, nay cần “nhả” ra để cứu doanh nghiệp. Song có quan điểm cho rằng nên thúc đẩy phá sản, như một sự thanh lọc để có những cơ thể khỏe mạnh, cũng như xem đó là sự trả giá cho những sai lầm hay yếu kém trong sản xuất, kinh doanh. Ông nói gì về quan điểm này?
Đúng là có quan điểm như vậy, đặc biệt là anh phải trả giá cho những sai lầm của mình. Nhưng tôi thì thấy khác.
Cứu ở đây không hẳn là cứu ông doanh nghiệp có tiềm năng nhưng đang hấp hối, mà là cứu hàng trăm hàng nghìn người lao động, hay hàng trăm hàng nghìn các hộ dân hay các đầu mối đang gắn kết sản xuất kinh doanh với họ.
Giả sử một doanh nghiệp chế biến thủy sản chết, đúng là họ phải trả giá, nhưng bao nhiêu người lao động hay các hộ dân cung ứng đầu vào cũng có thể chết theo, hoặc đời sống điêu đứng. Tôi cho rằng, kinh tế khó khăn những năm gần đây chắc chắn không phải do những đối tượng đó. Họ không có lỗi, sao họ phải trả giá, sao bắt họ chịu lỗi của những người khác - những người có thể không bị ảnh hưởng nhiều vì kinh tế khó khăn!?
Hơn nữa, cứu được doanh nghiệp nào cũng có những lợi ích cần xem xét. Họ là những người đã lăn lộn trên thị trường, có nhiều mối quan hệ, nhiều kinh nghiệm, nay va vấp và có cơ hội để đứng dậy, thì họ càng thấm thía, càng đúc rút những sai lầm để tránh đi va vấp, bước vững hơn là những người mới chập chững bước vào.
Xét những khía cạnh đó thì đáng cứu chứ.
Bởi lẽ, trong khi Chính phủ vẫn ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, nhiều chuyên gia bắt đầu quan ngại nguy cơ lạm phát cao có thể trở lại khi lãi suất liên tiếp giảm…, thì ông Hưởng khuyến nghị: “Để cứu nền kinh tế và các doanh nghiệp hiện nay, cần nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát 2013 từ 6-6,5% lên khoảng 7-8%. Lạm phát lúc này và sắp tới không đáng sợ bằng sự suy giảm của nền kinh tế, sự kiệt quệ của các doanh nghiệp”.
Trao đổi với VnEconomy bên lề hội thảo trên, ông Hưởng nói:
- Liều thuốc chính hiện nay là kích cầu, cứu nền kinh tế. Phải chấp nhận là chúng ta đang suy giảm rồi. Sao không dám công nhận? Chúng ta đang suy giảm, đừng để nó vào ngưỡng cửa suy thoái. Muốn cứu thì phải kích cầu chứ không phải là vấn đề lãi suất.
Tại sao cách đây vài năm lãi suất cao như vậy, 17-25%/năm, doanh nghiệp vẫn vay được, vẫn có lãi? Vì có thị trường. Giờ đã giảm khoảng 6-7%/năm so với hai năm trước những vẫn không vay được. Có phải là vì lãi suất không? Do thị trường.
Hiện có quan ngại rằng cần cảnh giác trước khả năng lạm phát cao trở lại, nhất là khi lãi suất đã liên tiếp hạ mà ở góc độ nào đó được xem là một sự nới lỏng. Ông nhìn nhận thế nào về quan ngại này?
Đúng vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia lo ngại vậy. Lãi suất hạ là một trong những giải pháp nới lỏng tiền tệ, làm mồi cho lạm phát cao trở lại. Nhưng trong điều kiện thực tiễn hiện nay, cá nhân tôi lại lo giảm phát hơn, vì nó mới thực sự vùi dập nền kinh tế vốn đang trên bờ vực của mọi bờ vực khó khăn. Chỉ có giảm phát mạnh mới làm tê liệt thực sự các doanh nghiệp vốn đang cuối đường hầm chưa tìm ra lối thoát.
Lúc này theo tôi là có nên đánh đổi giữa hạ lãi suất và chấp nhận lạm phát cao trở lại, thay đổi lạm phát mục tiêu hay không.
Lãi suất không phải là “tội đồ”, mà lãi suất chỉ là... lãi suất! Tội đồ là thị trường, là những yếu tố thúc đẩy lãi suất buộc phải... nhảy lên cao, trong đó có yếu tố chính là các ông chủ doanh nghiệp “thân làm tội đời” khi đóng vai người gửi lại muốn lãi suất cao, khi đóng vai người bán lại muốn giá đắt, và những người sẵn sàng đánh đổi bằng việc lãi suất nào cũng sẵn sàng vay... mà không cần biết mình là ai, đang đứng ở đâu. Ông Nguyễn Đức Hưởng
Đánh đổi như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã đi đúng hướng chỉ đạo là “ưu tiên kiềm chế lạm phát”, bằng việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bằng công cụ lãi suất. Kết quả, lạm phát đã trở về một con số là một thành công lớn. Nhưng mọi thành quả và cơ chế đều có những mặt trái của nó.
Thời gian qua lãi suất cho vay cao quá, thu ngân sách lớn quá đã góp phần không nhỏ vào sự kiệt quệ của các doanh nghiệp. Từ lạm phát chuyển sang giảm phát sẽ làm các hoạt động sản xuất kinh doanh tê liệt, đời sống xã hội khó khăn và khó lường... là một sự đánh đổi. Đã “đổi đi” rồi cũng phải biết dừng, và cần thiết phải “đổi lại” để cứu doanh nghiệp và người dân vay vốn đang lâm vào khó khăn chưa có lối thoát.
Như ông nói, lãi suất cao đã giúp kiềm chế lạm phát thành công, nhưng nó như là “tội đồ” khiến doanh nghiệp và người dân điêu đứng?
Lãi suất không phải là “tội đồ”, mà lãi suất chỉ là... lãi suất! Tội đồ là thị trường, là những yếu tố thúc đẩy lãi suất buộc phải... nhảy lên cao, trong đó có yếu tố chính là các ông chủ doanh nghiệp “thân làm tội đời” khi đóng vai người gửi lại muốn lãi suất cao, khi đóng vai người bán lại muốn giá đắt, và những người sẵn sàng đánh đổi bằng việc lãi suất nào cũng sẵn sàng vay... mà không cần biết mình là ai, đang đứng ở đâu.
Hiện nay, tiếp tục giảm lãi suất vẫn là một yêu cầu đặt ra, như một trong những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông nhìn nhận thế nào về giải pháp này và liệu còn giảm tiếp được không?
Như tôi đã nói ở trên, thành quả kiềm chế lạm phát đã hoàn thành vượt mức đến... giảm phát, lãi suất cho vay hạ liên tục nhưng sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn. Bởi lẽ, chúng ta đã “đánh đổi” và có chăng nên suy nghĩ đến việc “đổi lại” từ bóp cung sang kích cầu mới cứu được doanh nghiệp.
Một thời gian dài ngân sách và ngân hàng đã “ăn” nhiều từ doanh nghiệp rồi thì bây giờ phải có cơ chế “nhả” ra để cứu thượng đế chứ!
Còn lãi suất, theo tôi vẫn giảm được nữa, nhưng dư địa thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì còn không nhiều, mà thẩm quyền thuộc về Quốc hội. Tôi thấy Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ đang vận hành đảm bảo lạm phát mục tiêu 6-6,5%/năm 2013, nếu hạ lãi suất xuống sâu vượt tầm kiểm soát của Thống đốc thì lạm phát mục tiêu phải được Quốc hội, Chính phủ quyết định, nên không thể muốn hạ lãi suất là được.
Nếu lãi suất giảm sâu quá hệ lụy sẽ xảy ra ngay, đó là bẫy thanh khoản rình rập các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND chắc chắn tăng vì tiền gửi VND dịch chuyển, hoặc dân rút tiền mua vàng, chứng khoán, bất động sản... trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn và mong muốn lãi vay vẫn giảm thêm nữa.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào giải quyết mâu thuân trên để ngân hàng không đuổi người gửi tiền đi vì lãi suất tiền gửi thấp quá, nhưng vẫn mời được khách hàng vay đến ngân hàng với lãi suất cho vay chấp nhận được. Giải pháp quyết định hữu hiệu nhất không phải hạ lãi suất đến mức nào, mà là Quốc hội, Chính phủ phải kịp thời tung ra các gói kích cầu tạo thị trường cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết tồn đọng khó khăn từ “cục máu đồng” - nợ xấu!
Vậy theo ông, kích cầu như thế nào?
Phải qua đầu tư công, không mới mẻ gì. Mình phải thu hút nguồn lực bên trong và bên ngoài. Trong nước hiện đang là cơ hội để thu hút. Theo tôi là nên xem xét và mạnh dạn nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát lên 7-8% năm nay. Nếu có dư địa đó thì Ngân hàng Nhà nước mới dám hạ tiếp lãi suất xuống, nới lỏng chính sách tiền tệ dần.
Nhưng lãi suất có xuống thì nền kinh tế cũng khó tăng trưởng mạnh được, vì không phải là thiếu vốn, không phải lãi suất cao quá mà là không có nơi để bán hàng, để tiêu thụ.
Phải kích cầu thôi, đầu tư vào các công trình trọng điểm của đất nước, hiện đang thiếu vốn. Nay đang là cơ hội để đầu tư. Chúng ta thu tay phải, chi tay trái. Thu bằng phát hành công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu hay tín phiếu với lãi suất chấp nhận được, khoảng 7-8%/năm, còn lãi suất ngân hàng hạ xuống. Dòng vốn hiện đang dư thừa sẽ chảy sang công trái, trái phiếu Chính phủ, hơn là ngân hàng hạ lãi suất rồi vốn chạy sang vàng, đô. Đó là thu hút nguồn vốn dài hạn.
Với thu hút bên ngoài, cần xem xét bán ra những tài sản tốt để Nhà nước thu hồi vốn. Đang tốt sao lại bán đi? Cá phải bán khi tươi chứ không bán khi ươn. Doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn được thì xem xét bán bớt đi để thu hồi vốn. Như Vinashin hay Vinalines cách đây dăm bảy năm nếu bán thì dư được bao nhiêu là tiền, chứ để đến giờ bán mấy ai mua. Đấy là một nguồn lực.
Khi có được nguồn lực đó, nguồn vốn dài hạn đó thì đầu tư, kích cầu vào các dự án trọng điểm để tạo hiệu ứng cho nhiều ngành, dịch vụ xoay quanh, cũng như thâm dụng lao động để tạo công ăn việc làm. Thậm chí kích cầu qua cả dịch vụ casino như tôi từng nêu quan điểm trước đây.
Như quan điểm của ông, nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát để hạ tiếp lãi suất, nhưng lãi suất thực dương và lợi ích của người gửi tiền, nguồn vốn của hệ thống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng?
Đây chính là thời điểm để phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính công. Lãi suất dương ở đâu, ở kênh huy động vốn của nhà nước là công trái, trái phiếu; còn lãi suất ngân hàng là lãi suất thị trường, nhưng lúc này đang dư thừa và cần điều hòa nguồn dư thừa đó.
Cứu ở đây không hẳn là cứu ông doanh nghiệp có tiềm năng nhưng đang hấp hối, mà là cứu hàng trăm hàng nghìn người lao động, hay hàng trăm hàng nghìn các hộ dân hay các đầu mối đang gắn kết sản xuất kinh doanh với họ. Ông Nguyễn Đức Hưởng
Chính các ngân hàng đang phải cho vay liên ngân hàng chỉ với lãi suất quanh 1%/năm. Khi lãi suất huy động ở mức cao mà họ không chịu nổi thì sẽ xuống, lúc đó người gửi sẽ cân nhắc và công trái, trái phiếu Chính phủ sẽ đón sự dịch chuyển của vốn dư thừa hiện nay. Người gửi tiền vẫn có địa chỉ hấp dẫn để lựa chọn, đầu tư công thì có nguồn để thúc đẩy.
Trở lại với hướng xử lý khó khăn hiện nay, lúc nãy ông có nói là một thời gian dài ngân hàng và ngân sách Nhà nước “ăn” nhiều rồi, nay cần “nhả” ra để cứu doanh nghiệp. Song có quan điểm cho rằng nên thúc đẩy phá sản, như một sự thanh lọc để có những cơ thể khỏe mạnh, cũng như xem đó là sự trả giá cho những sai lầm hay yếu kém trong sản xuất, kinh doanh. Ông nói gì về quan điểm này?
Đúng là có quan điểm như vậy, đặc biệt là anh phải trả giá cho những sai lầm của mình. Nhưng tôi thì thấy khác.
Cứu ở đây không hẳn là cứu ông doanh nghiệp có tiềm năng nhưng đang hấp hối, mà là cứu hàng trăm hàng nghìn người lao động, hay hàng trăm hàng nghìn các hộ dân hay các đầu mối đang gắn kết sản xuất kinh doanh với họ.
Giả sử một doanh nghiệp chế biến thủy sản chết, đúng là họ phải trả giá, nhưng bao nhiêu người lao động hay các hộ dân cung ứng đầu vào cũng có thể chết theo, hoặc đời sống điêu đứng. Tôi cho rằng, kinh tế khó khăn những năm gần đây chắc chắn không phải do những đối tượng đó. Họ không có lỗi, sao họ phải trả giá, sao bắt họ chịu lỗi của những người khác - những người có thể không bị ảnh hưởng nhiều vì kinh tế khó khăn!?
Hơn nữa, cứu được doanh nghiệp nào cũng có những lợi ích cần xem xét. Họ là những người đã lăn lộn trên thị trường, có nhiều mối quan hệ, nhiều kinh nghiệm, nay va vấp và có cơ hội để đứng dậy, thì họ càng thấm thía, càng đúc rút những sai lầm để tránh đi va vấp, bước vững hơn là những người mới chập chững bước vào.
Xét những khía cạnh đó thì đáng cứu chứ.