Nhập siêu tháng 3 tăng vọt
Tình hình ngoại thương đã khởi sắc trở lại sau tháng Tết “đuối sức”, nhưng nhập siêu lại tiếp tục vọt cao
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 3 và quý 1/2011. Trên góc nhìn của cơ quan này, tình hình ngoại thương đã khởi sắc trở lại sau tháng Tết “đuối sức”, nhưng nhập siêu lại tiếp tục vọt cao.
Mặc dù chưa lấy lại được mốc 7,9 tỷ USD kim ngạch của tháng 1/2011, xuất khẩu tháng này đã tăng tới gần 45,4% so với tháng Tết trong dự báo của cơ quan thống kê, để đạt mức 7,05 tỷ USD. Con số này cũng cao hơn tháng cùng kỳ năm trước tới trên 26%.
Việc có tới hai tháng của quý 1/2011 kim ngạch xuất khẩu vượt 7 tỷ USD là tin mừng, nếu nhìn trên khía cạnh phục hồi của thị trường tiêu thụ, của tác động hỗ trợ sản xuất trong nước, của tăng thu ngoại tệ…
Tuy nhiên, quan điểm gần đây xuất phát từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra còn nghi ngại, cho rằng đây có thể là biểu hiện của chuyển sản xuất công nghệ thấp, giá trị gia tăng ít, gây ô nhiễm từ quốc gia khác sang Việt Nam.
Quan điểm trên cũng có phần hợp lý, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu song song với xuất khẩu. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 trở lại mức 8,2 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu năm đến nay. So với tháng trước, con số này đã tăng gần 37,6%, so với tháng cùng kỳ năm 2010 cũng vượt cao hơn xấp xỉ 21,5%.
Trong lịch sử ngoại thương Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu tháng này chỉ còn kém mức 8,8 tỷ USD của tháng 12/2010, cũng là hai tháng duy nhất kim ngạch nhập khẩu đã vượt 8 tỷ USD.
Theo đó, nhập siêu tháng 3 này cũng đạt mức kỷ lục của quý 1/2011, ở con số ước tính là 1,15 tỷ USD; trong khi các tháng trước là 0,88 tỷ USD (tháng 1/2011) và 1,11 tỷ USD (tháng 2/2011). Với kết quả này, xu hướng nhập siêu đang tăng dần theo các tháng.
Tổng hợp số liệu từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011 ước đạt 19,245 tỷ USD, tăng tới 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Phía nhập khẩu các con số tương ứng là 22,274 tỷ USD và 23,8%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nhập siêu quý 1 năm nay được kìm ở mức 3,029 tỷ USD, thấp hơn khoảng 400 triệu USD so với cùng kỳ năm 2010.
Nhìn vào tổng thể bức tranh chung ngoại thương quý 1/2011, mức thay đổi chóng mặt so với cùng kỳ được ghi nhận ở đa số các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính. Chè, than đá, phương tiện vận tải và phụ tùng là 3 mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu quý đầu 2011 giảm so với cùng kỳ năm trước. Còn lại, cà phê, cao su, sắn và sản phẩm đều tăng hơn gấp đôi; sắt thép, xăng dầu hơn gấp rưỡi; đa số khác có mức tăng từ 15% cho đến trên 30% so với cùng kỳ.
Mức tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu quý 1 có đóng góp lớn của tăng giá. Trong 11 mặt hàng xuất khẩu có tính lượng, riêng giá gạo bình quân quý 1 năm nay giảm khoảng 8,4% so với cùng kỳ, chỉ còn tương đương 503,56 USD/tấn; giá hạt tiêu tăng nhẹ khoảng 1,6%, còn lại nhiều mặt hàng có mức tăng giá rất cao như cao su gần 70%; hạt tiêu xấp xỉ 60%; than đá 56%; cà phê trên 47%; hạt điều 35%...
Tính riêng thay đổi giá bán bình quân của 11 mặt hàng này, kim ngạch nhập khẩu quý 1/2011 tăng thêm khoảng 1,365 tỷ USD, tương đương 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng qua.
Đối với nhập khẩu, tình hình cũng tương tự như xuất khẩu. Trong 30 mặt hàng được Tổng cục Thống kê đưa vào báo cáo, chỉ có 5 mặt hàng giảm về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ, bao gồm rau quả, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và phương tiện vận tải, phụ tùng.
Trong nhóm còn lại, khoảng 1/2 số mặt hàng có mức tăng từ 20-30%; lúa mỳ, chất dẻo, sợi dệt, vải, ô tô nguyên chiếc, dầu mỡ động thực vật, giấy các loại tăng khoảng từ 40-70%; nhập khẩu bông tăng hơn 2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ...
Cũng như xuất khẩu, cả 11 mặt hàng có tính về lượng (không kể ô tô, xe máy nguyên chiếc) đều tăng về giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng giá phổ biến khoảng từ 20-30% so với cùng kỳ, riêng giấy và kim loại thường tăng khoảng 10%, nhưng bông tăng tới hơn 90%.
Tính riêng yếu tố tăng giá của 11 mặt hàng kể trên đã tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu quý 1/2011 khoảng 1,6 tỷ USD, tương đương 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 tháng qua.
Mặc dù chưa lấy lại được mốc 7,9 tỷ USD kim ngạch của tháng 1/2011, xuất khẩu tháng này đã tăng tới gần 45,4% so với tháng Tết trong dự báo của cơ quan thống kê, để đạt mức 7,05 tỷ USD. Con số này cũng cao hơn tháng cùng kỳ năm trước tới trên 26%.
Việc có tới hai tháng của quý 1/2011 kim ngạch xuất khẩu vượt 7 tỷ USD là tin mừng, nếu nhìn trên khía cạnh phục hồi của thị trường tiêu thụ, của tác động hỗ trợ sản xuất trong nước, của tăng thu ngoại tệ…
Tuy nhiên, quan điểm gần đây xuất phát từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra còn nghi ngại, cho rằng đây có thể là biểu hiện của chuyển sản xuất công nghệ thấp, giá trị gia tăng ít, gây ô nhiễm từ quốc gia khác sang Việt Nam.
Quan điểm trên cũng có phần hợp lý, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu song song với xuất khẩu. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 trở lại mức 8,2 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu năm đến nay. So với tháng trước, con số này đã tăng gần 37,6%, so với tháng cùng kỳ năm 2010 cũng vượt cao hơn xấp xỉ 21,5%.
Trong lịch sử ngoại thương Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu tháng này chỉ còn kém mức 8,8 tỷ USD của tháng 12/2010, cũng là hai tháng duy nhất kim ngạch nhập khẩu đã vượt 8 tỷ USD.
Theo đó, nhập siêu tháng 3 này cũng đạt mức kỷ lục của quý 1/2011, ở con số ước tính là 1,15 tỷ USD; trong khi các tháng trước là 0,88 tỷ USD (tháng 1/2011) và 1,11 tỷ USD (tháng 2/2011). Với kết quả này, xu hướng nhập siêu đang tăng dần theo các tháng.
Tổng hợp số liệu từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011 ước đạt 19,245 tỷ USD, tăng tới 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Phía nhập khẩu các con số tương ứng là 22,274 tỷ USD và 23,8%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, nhập siêu quý 1 năm nay được kìm ở mức 3,029 tỷ USD, thấp hơn khoảng 400 triệu USD so với cùng kỳ năm 2010.
Nhìn vào tổng thể bức tranh chung ngoại thương quý 1/2011, mức thay đổi chóng mặt so với cùng kỳ được ghi nhận ở đa số các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính. Chè, than đá, phương tiện vận tải và phụ tùng là 3 mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu quý đầu 2011 giảm so với cùng kỳ năm trước. Còn lại, cà phê, cao su, sắn và sản phẩm đều tăng hơn gấp đôi; sắt thép, xăng dầu hơn gấp rưỡi; đa số khác có mức tăng từ 15% cho đến trên 30% so với cùng kỳ.
Mức tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu quý 1 có đóng góp lớn của tăng giá. Trong 11 mặt hàng xuất khẩu có tính lượng, riêng giá gạo bình quân quý 1 năm nay giảm khoảng 8,4% so với cùng kỳ, chỉ còn tương đương 503,56 USD/tấn; giá hạt tiêu tăng nhẹ khoảng 1,6%, còn lại nhiều mặt hàng có mức tăng giá rất cao như cao su gần 70%; hạt tiêu xấp xỉ 60%; than đá 56%; cà phê trên 47%; hạt điều 35%...
Tính riêng thay đổi giá bán bình quân của 11 mặt hàng này, kim ngạch nhập khẩu quý 1/2011 tăng thêm khoảng 1,365 tỷ USD, tương đương 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng qua.
Đối với nhập khẩu, tình hình cũng tương tự như xuất khẩu. Trong 30 mặt hàng được Tổng cục Thống kê đưa vào báo cáo, chỉ có 5 mặt hàng giảm về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ, bao gồm rau quả, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và phương tiện vận tải, phụ tùng.
Trong nhóm còn lại, khoảng 1/2 số mặt hàng có mức tăng từ 20-30%; lúa mỳ, chất dẻo, sợi dệt, vải, ô tô nguyên chiếc, dầu mỡ động thực vật, giấy các loại tăng khoảng từ 40-70%; nhập khẩu bông tăng hơn 2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ...
Cũng như xuất khẩu, cả 11 mặt hàng có tính về lượng (không kể ô tô, xe máy nguyên chiếc) đều tăng về giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng giá phổ biến khoảng từ 20-30% so với cùng kỳ, riêng giấy và kim loại thường tăng khoảng 10%, nhưng bông tăng tới hơn 90%.
Tính riêng yếu tố tăng giá của 11 mặt hàng kể trên đã tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu quý 1/2011 khoảng 1,6 tỷ USD, tương đương 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu 3 tháng qua.