Quê hương, nhìn từ bên kia bán cầu
Ghi chép của nhà báo Nguyễn Thị Vân Anh xung quanh chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Cách đây tám năm, lần đầu tiên tôi đến California. Hạ cánh xuống sân bay quốc tế Los Angeles, bước ra sảnh hành khách tôi không tin ở mắt mình bởi cảm giác như vừa trở lại Việt Nam, đang đứng giữa sân bay Tân Sơn Nhất. Xung quanh mình toàn dân tóc đen da vàng, í ới gọi nhau bằng tiếng Việt.
Một đoàn người Mỹ đại diện cho tổ chức Friendship Force tưng bừng cờ hoa vào tận cửa đón chúng tôi. Sau những cái bắt tay ôm hôn thân thiết với bạn Mỹ, cái tình cảm tự nhiên của những người cùng dòng máu đỏ da vàng khiến tôi quay ngay sang phía những người Việt cũng đứng thành hàng với biểu ngữ trên tay mà tôi đang còn hoa mắt chưa kịp đọc, cứ ngỡ họ cũng đang ra đón mình.
Tám năm trước và tám năm sau
Mà đúng là họ đang chờ đón chúng tôi thật. Tôi vừa cất lời: “Chào bà con” thì lập tức bật sững lại bởi những tiếng hô đầy hận thù: “V.C go home !”. Nhìn lên dòng chữ trên biểu ngữ tôi mới sực nhớ ra.
Nhìn thấy nét mặt hốt hoảng của người đàn bà Mỹ trong tổ chức Friendship Force khi kéo giật tôi trở lại như muốn lấy thân mình che đỡ làn đạn hằn học từ phía những người đồng tộc Việt Nam của tôi, tôi bỗng cảm nhận một nghịch lý nhói buốt trong tim. Những người Mỹ từng là kẻ thù không đội trời chung với mình hôm nay nồng nhiệt đón mình đến thăm đất nước họ.
Còn những người Việt đồng bào mình cư ngụ trên đất nước họ thì lại đón mình bằng những tiếng thét cay đắng: “V.C go home!”.
Tám năm sau, hôm nay tôi lại có dịp trở lại California trong đoàn tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ. Chiều tối hôm 20 tháng 6 tại New York, giữa bề bộn công việc của một lịch trình ken khít đến từng phút của các cuộc gặp gỡ, Chủ tịch nước vẫn nhớ đến chuyện hôm nay ở nhà mình là 21/6, Ngày Nhà báo Việt Nam. Ông cho mời nhóm báo chí chúng tôi sang phòng 1455, phòng riêng của Chủ tịch và Phu nhân để chúc mừng và trò chuyện.
Công việc làm báo cho chúng tôi thấy nhiều chuyến thăm viếng của các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Song có lẽ hiếm thấy vị “Tổng thống” nào lại bình dân giản dị mà gần gũi như thế. Ngồi trò chuyện tâm tình với Chủ tịch như với người chú, người anh ruột thịt ở nhà, ai đó nhắc đến lịch trình ngày tới phải bay ngang qua cả bề rộng 4.500 km của nước Mỹ để đến quận Cam, chúng tôi chợt thấy lo âu.
Ai chẳng biết nơi ấy là điểm hội tụ của người Việt trên đất Mỹ. Hơn một triệu người Việt sinh sống trên đất Mỹ thì có đến ba phần tư quy tụ ở Cali. Mà nóng bỏng nhất ở Cali lại là quận Cam. Chúng tôi đem điều lo lắng đó nói với Chủ tịch, ông chỉ cười, ánh mắt hóm hỉnh sáng lên và giơ ngón tay cái quả quyết: “Rồi các bạn sẽ thấy, không đáng ngại lắm đâu. Chúng ta đến với đồng bào bằng tình cảm chân tình thì chúng ta sẽ nhận được sự chân tình đáp lại. Chân lý đó mọi người rồi cũng sẽ hiểu ra”.
Hôm sau và hôm sau nữa là hai ngày cực kỳ bận rộn và quan trọng nhất trong lịch trình của chuyến đi. Tối 20/6, vừa đặt chân tới Washington D.C, chưa kịp nghỉ ngơi, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đến gặp gỡ với cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và bà con Việt kiều tại Washington D.C. Sáng 21/6 Chủ tịch ra ngoại ô thăm một gia đình nông dân Mỹ có trang trại trồng 180 ha nho. Xuất thân từ nhà nông nên ông đến với người nông dân Mỹ thật dễ dàng gần gụi. Cả gia đình họ đón tiếp ông thật thân tình nồng nhiệt. Chia tay mà ông chủ nhà cứ ôm hôn thắm thiết mãi chẳng muốn rời.
Niềm vui đó được Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đem đến bàn hội nghị trong cuộc hội đàm lịch sử với Nghị viện và Tổng thống G. Bush và trở thành thông điệp rằng “nhân dân hai nước luôn mong muốn hoà bình và hữu nghị”. Chính sự nồng ấm ấy đã làm tan đi bầu không khí băng giá trước đây giữa hai phía.
Đến với đồng bào bằng tình cảm chân thành
Báo chí phương Tây đã có nhiều bài bình luận nhận định rằng chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh dấu một mốc mới trong quan hệ ngày càng trở nên thân thiết giữa Việt Nam và Mỹ.
Thế giới dõi theo thành công của chuyến đi trên góc độ ngoại giao và hợp tác kinh tế. Còn chúng tôi, những người Việt cầm bút đã từng có những năm tháng vất vả trong chiến tranh thì lại cảm nhận sự thành công lớn hơn, rộng hơn. Nó bao trùm và ghi đậm dấu ấn trong những cuộc tiếp xúc đối thoại với đồng bào trên đất Mỹ, đặc biệt nhất là ở thủ phủ của người Việt tại quận Cam.
Còn nhớ lúc đoàn xe chúng tôi đi từ sân bay quốc tế Los Angeles về khách sạn St. Regis Resort, gần cửa khách sạn đã thấy khá đông người Việt quá khích đứng chờ với lá cờ ba que trên tay và gương mặt hằn học. Đang chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra thì một cảnh tượng khác thật bất ngờ đập vào mắt chúng tôi. Trái ngược hẳn với cảnh tượng nhóm người hò hét bên lề đường ngoài kia, ở trong này, cả khu Resort đông đúc tới cả gần ngàn người Việt ăn mặc đẹp, lịch sự tưng bừng bên bàn tiệc đang chờ đón chúng tôi như không khí một ngày hội.
Có lẽ thành công của những ngày ở New York , Washington D.C đã tạo nên hiệu ứng tại đây. Cũng có lẽ thông tin về những đường lối đổi mới cải cách mở cửa từ trong nước đã đến với bà con. Tôi chợt nhớ tới sự khẳng định của Chủ tịch hôm chúc mừng ngày Nhà báo Việt Nam tại New York. Quả đúng là như thế.
Đại diện bà con Việt kiều tặng hoa Chủ tịch và xúc động nói: “Ngài là vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam đến tận quận Cam này thăm bà con Việt kiều chúng tôi. Phái đoàn của Ngài cũng là phái đoàn cao cấp nhất của Nhà nước Việt Nam mà chúng tôi được gặp tại bang Cali này. Đây cũng là lần đầu tiên bà con Việt kiều đến gặp một quan chức Việt Nam với số lượng đông như vậy”.
Là một chính trị gia tầm cỡ, nhưng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến với bà con Việt kiều, mà đa số trong đó có một thời từng đứng bên kia chiến tuyến, không phải bằng một bài rao giảng chính trị. Ông trò chuyện với những người đồng bào bằng bài thơ quê hương.
“Tôi mong bà con mình hãy về quê hương, bởi vì:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho ta trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là cầu tre nhỏ....
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Ai chưa về quê hương hãy trở về. Ai về rồi hãy năng về hơn nữa. Quê hương sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh và tình đoàn kết để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh hùng cường. Đó không chỉ là ý kiến của riêng tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng giang rộng cánh tay đón tất cả những người con của mình về với Tổ quốc, không kỳ thị về chuyện một lúc nào đó đã có những bất đồng...”
Mẹ hiền Việt Nam giang rộng cánh tay
Những tràng vỗ tay rầm rộ vang lên. Lời nói ân tình của Chủ tịch cùng với những vần thơ thấm đượm tình người đã đi vào từng trái tim người tha hương. Vị tướng “râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ một thời từng tung hoành mưa bom bão đạn phía bên kia chiến tuyến, đứng lên nói: “Hôm nay tôi thật bất ngờ. Tôi cứ ngỡ đến đây sẽ phải nghe những lời giáo huấn chính trị. Nhưng không, tôi đã được nghe từ người đứng đầu Nhà nước một tiếng nói từ trái tim. Tôi rất xúc động. Trên diễn đàn này tôi xin phép được nói với những người anh em từng cầm súng dưới sự chỉ huy của tôi rằng anh em nên nghĩ lại và hành động lại. Như vậy có thể bị coi là phản bội với một nhóm ít người, nhưng chúng ta không phản bội lại Tổ quốc quê hương”.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết xiết chặt tay ông Nguyễn Cao Kỳ và tha thiết nói với bà con Việt kiều: “Mong muốn của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bà con ta có cuộc sống ổn định thành đạt ở đây, hoà nhập và góp phần xây dựng nước Mỹ. Tổng thống G. Bush và tôi đánh giá cao những đóng góp của bà con Việt kiều trên đất Mỹ. Tôi mong bà con sẽ là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc”.
Đêm ấy, khá đông bà con ở lại Resort St. Regis, nơi Chủ tịch đang ở để cùng nhau giao lưu, nghe nhạc Việt trong bầu không khí thấm đậm tình quê hương.
Về đến Hà Nội, mở hộp thư tôi thật vui khi đọc được dòng thư của GS.TS y khoa Matthew H. Ho, anh bạn Việt kiều mới quen. Thư anh viết: “Tôi rất vui mừng được gặp chị. Tôi thấy lòng ấm áp vô cùng khi được gặp chị và các vị trong phái đoàn. Sự chân tình cởi mở và bình dị của ông bà Chủ tịch nước đã làm chúng tôi xúc động. Tôi hy vọng tất cả Việt kiều ở hải ngoại được nghe những lời phát biểu chân tình của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Dana Point. Tôi đã in lại bài tường trình của anh Nguyễn Anh Tuấn ở Vietnam Net, trong đó có đăng lại nhiều phần trong lời phát biểu của Chủ tịch nước cho các con tôi đọc. Tôi đề nghị chị cho in lại nguyên văn bài phát biểu của ông Chủ tịch tối hôm đó để nhiều người Việt ở hải ngoại được đọc qua Internet, để không phải chỉ 1.000 người tối hôm đó mà rất nhiều Việt kiều khác được nghe những lời chân tình của ông Chủ tịch. Bên này phần lớn Việt kiều đọc báo Việt Nam và theo dõi tin tức Việt Nam qua Internet”.
Nỗi buồn man mác trong tôi, mỗi khi nhớ về kỷ niệm với cộng đồng bà con gốc Việt đang sinh sống phía bên kia bán cầu, nay đã tan hoà trong một niềm cảm xúc mới. Từ bên kia bán cầu, nghĩ về Tổ quốc quê hương, có thể yên lòng nói rằng có một mảnh trời Việt, một góc cuộc sống Việt đang tồn tại nơi đây.
Một đoàn người Mỹ đại diện cho tổ chức Friendship Force tưng bừng cờ hoa vào tận cửa đón chúng tôi. Sau những cái bắt tay ôm hôn thân thiết với bạn Mỹ, cái tình cảm tự nhiên của những người cùng dòng máu đỏ da vàng khiến tôi quay ngay sang phía những người Việt cũng đứng thành hàng với biểu ngữ trên tay mà tôi đang còn hoa mắt chưa kịp đọc, cứ ngỡ họ cũng đang ra đón mình.
Tám năm trước và tám năm sau
Mà đúng là họ đang chờ đón chúng tôi thật. Tôi vừa cất lời: “Chào bà con” thì lập tức bật sững lại bởi những tiếng hô đầy hận thù: “V.C go home !”. Nhìn lên dòng chữ trên biểu ngữ tôi mới sực nhớ ra.
Nhìn thấy nét mặt hốt hoảng của người đàn bà Mỹ trong tổ chức Friendship Force khi kéo giật tôi trở lại như muốn lấy thân mình che đỡ làn đạn hằn học từ phía những người đồng tộc Việt Nam của tôi, tôi bỗng cảm nhận một nghịch lý nhói buốt trong tim. Những người Mỹ từng là kẻ thù không đội trời chung với mình hôm nay nồng nhiệt đón mình đến thăm đất nước họ.
Còn những người Việt đồng bào mình cư ngụ trên đất nước họ thì lại đón mình bằng những tiếng thét cay đắng: “V.C go home!”.
Tám năm sau, hôm nay tôi lại có dịp trở lại California trong đoàn tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ. Chiều tối hôm 20 tháng 6 tại New York, giữa bề bộn công việc của một lịch trình ken khít đến từng phút của các cuộc gặp gỡ, Chủ tịch nước vẫn nhớ đến chuyện hôm nay ở nhà mình là 21/6, Ngày Nhà báo Việt Nam. Ông cho mời nhóm báo chí chúng tôi sang phòng 1455, phòng riêng của Chủ tịch và Phu nhân để chúc mừng và trò chuyện.
Công việc làm báo cho chúng tôi thấy nhiều chuyến thăm viếng của các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Song có lẽ hiếm thấy vị “Tổng thống” nào lại bình dân giản dị mà gần gũi như thế. Ngồi trò chuyện tâm tình với Chủ tịch như với người chú, người anh ruột thịt ở nhà, ai đó nhắc đến lịch trình ngày tới phải bay ngang qua cả bề rộng 4.500 km của nước Mỹ để đến quận Cam, chúng tôi chợt thấy lo âu.
Ai chẳng biết nơi ấy là điểm hội tụ của người Việt trên đất Mỹ. Hơn một triệu người Việt sinh sống trên đất Mỹ thì có đến ba phần tư quy tụ ở Cali. Mà nóng bỏng nhất ở Cali lại là quận Cam. Chúng tôi đem điều lo lắng đó nói với Chủ tịch, ông chỉ cười, ánh mắt hóm hỉnh sáng lên và giơ ngón tay cái quả quyết: “Rồi các bạn sẽ thấy, không đáng ngại lắm đâu. Chúng ta đến với đồng bào bằng tình cảm chân tình thì chúng ta sẽ nhận được sự chân tình đáp lại. Chân lý đó mọi người rồi cũng sẽ hiểu ra”.
Hôm sau và hôm sau nữa là hai ngày cực kỳ bận rộn và quan trọng nhất trong lịch trình của chuyến đi. Tối 20/6, vừa đặt chân tới Washington D.C, chưa kịp nghỉ ngơi, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đến gặp gỡ với cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và bà con Việt kiều tại Washington D.C. Sáng 21/6 Chủ tịch ra ngoại ô thăm một gia đình nông dân Mỹ có trang trại trồng 180 ha nho. Xuất thân từ nhà nông nên ông đến với người nông dân Mỹ thật dễ dàng gần gụi. Cả gia đình họ đón tiếp ông thật thân tình nồng nhiệt. Chia tay mà ông chủ nhà cứ ôm hôn thắm thiết mãi chẳng muốn rời.
Niềm vui đó được Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đem đến bàn hội nghị trong cuộc hội đàm lịch sử với Nghị viện và Tổng thống G. Bush và trở thành thông điệp rằng “nhân dân hai nước luôn mong muốn hoà bình và hữu nghị”. Chính sự nồng ấm ấy đã làm tan đi bầu không khí băng giá trước đây giữa hai phía.
Đến với đồng bào bằng tình cảm chân thành
Báo chí phương Tây đã có nhiều bài bình luận nhận định rằng chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh dấu một mốc mới trong quan hệ ngày càng trở nên thân thiết giữa Việt Nam và Mỹ.
Thế giới dõi theo thành công của chuyến đi trên góc độ ngoại giao và hợp tác kinh tế. Còn chúng tôi, những người Việt cầm bút đã từng có những năm tháng vất vả trong chiến tranh thì lại cảm nhận sự thành công lớn hơn, rộng hơn. Nó bao trùm và ghi đậm dấu ấn trong những cuộc tiếp xúc đối thoại với đồng bào trên đất Mỹ, đặc biệt nhất là ở thủ phủ của người Việt tại quận Cam.
Còn nhớ lúc đoàn xe chúng tôi đi từ sân bay quốc tế Los Angeles về khách sạn St. Regis Resort, gần cửa khách sạn đã thấy khá đông người Việt quá khích đứng chờ với lá cờ ba que trên tay và gương mặt hằn học. Đang chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra thì một cảnh tượng khác thật bất ngờ đập vào mắt chúng tôi. Trái ngược hẳn với cảnh tượng nhóm người hò hét bên lề đường ngoài kia, ở trong này, cả khu Resort đông đúc tới cả gần ngàn người Việt ăn mặc đẹp, lịch sự tưng bừng bên bàn tiệc đang chờ đón chúng tôi như không khí một ngày hội.
Có lẽ thành công của những ngày ở New York , Washington D.C đã tạo nên hiệu ứng tại đây. Cũng có lẽ thông tin về những đường lối đổi mới cải cách mở cửa từ trong nước đã đến với bà con. Tôi chợt nhớ tới sự khẳng định của Chủ tịch hôm chúc mừng ngày Nhà báo Việt Nam tại New York. Quả đúng là như thế.
Đại diện bà con Việt kiều tặng hoa Chủ tịch và xúc động nói: “Ngài là vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam đến tận quận Cam này thăm bà con Việt kiều chúng tôi. Phái đoàn của Ngài cũng là phái đoàn cao cấp nhất của Nhà nước Việt Nam mà chúng tôi được gặp tại bang Cali này. Đây cũng là lần đầu tiên bà con Việt kiều đến gặp một quan chức Việt Nam với số lượng đông như vậy”.
Là một chính trị gia tầm cỡ, nhưng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến với bà con Việt kiều, mà đa số trong đó có một thời từng đứng bên kia chiến tuyến, không phải bằng một bài rao giảng chính trị. Ông trò chuyện với những người đồng bào bằng bài thơ quê hương.
“Tôi mong bà con mình hãy về quê hương, bởi vì:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho ta trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là cầu tre nhỏ....
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Ai chưa về quê hương hãy trở về. Ai về rồi hãy năng về hơn nữa. Quê hương sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh và tình đoàn kết để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh hùng cường. Đó không chỉ là ý kiến của riêng tôi mà là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam, là ý chí của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng giang rộng cánh tay đón tất cả những người con của mình về với Tổ quốc, không kỳ thị về chuyện một lúc nào đó đã có những bất đồng...”
Mẹ hiền Việt Nam giang rộng cánh tay
Những tràng vỗ tay rầm rộ vang lên. Lời nói ân tình của Chủ tịch cùng với những vần thơ thấm đượm tình người đã đi vào từng trái tim người tha hương. Vị tướng “râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ một thời từng tung hoành mưa bom bão đạn phía bên kia chiến tuyến, đứng lên nói: “Hôm nay tôi thật bất ngờ. Tôi cứ ngỡ đến đây sẽ phải nghe những lời giáo huấn chính trị. Nhưng không, tôi đã được nghe từ người đứng đầu Nhà nước một tiếng nói từ trái tim. Tôi rất xúc động. Trên diễn đàn này tôi xin phép được nói với những người anh em từng cầm súng dưới sự chỉ huy của tôi rằng anh em nên nghĩ lại và hành động lại. Như vậy có thể bị coi là phản bội với một nhóm ít người, nhưng chúng ta không phản bội lại Tổ quốc quê hương”.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết xiết chặt tay ông Nguyễn Cao Kỳ và tha thiết nói với bà con Việt kiều: “Mong muốn của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bà con ta có cuộc sống ổn định thành đạt ở đây, hoà nhập và góp phần xây dựng nước Mỹ. Tổng thống G. Bush và tôi đánh giá cao những đóng góp của bà con Việt kiều trên đất Mỹ. Tôi mong bà con sẽ là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc”.
Đêm ấy, khá đông bà con ở lại Resort St. Regis, nơi Chủ tịch đang ở để cùng nhau giao lưu, nghe nhạc Việt trong bầu không khí thấm đậm tình quê hương.
Về đến Hà Nội, mở hộp thư tôi thật vui khi đọc được dòng thư của GS.TS y khoa Matthew H. Ho, anh bạn Việt kiều mới quen. Thư anh viết: “Tôi rất vui mừng được gặp chị. Tôi thấy lòng ấm áp vô cùng khi được gặp chị và các vị trong phái đoàn. Sự chân tình cởi mở và bình dị của ông bà Chủ tịch nước đã làm chúng tôi xúc động. Tôi hy vọng tất cả Việt kiều ở hải ngoại được nghe những lời phát biểu chân tình của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Dana Point. Tôi đã in lại bài tường trình của anh Nguyễn Anh Tuấn ở Vietnam Net, trong đó có đăng lại nhiều phần trong lời phát biểu của Chủ tịch nước cho các con tôi đọc. Tôi đề nghị chị cho in lại nguyên văn bài phát biểu của ông Chủ tịch tối hôm đó để nhiều người Việt ở hải ngoại được đọc qua Internet, để không phải chỉ 1.000 người tối hôm đó mà rất nhiều Việt kiều khác được nghe những lời chân tình của ông Chủ tịch. Bên này phần lớn Việt kiều đọc báo Việt Nam và theo dõi tin tức Việt Nam qua Internet”.
Nỗi buồn man mác trong tôi, mỗi khi nhớ về kỷ niệm với cộng đồng bà con gốc Việt đang sinh sống phía bên kia bán cầu, nay đã tan hoà trong một niềm cảm xúc mới. Từ bên kia bán cầu, nghĩ về Tổ quốc quê hương, có thể yên lòng nói rằng có một mảnh trời Việt, một góc cuộc sống Việt đang tồn tại nơi đây.