Tách biệt tiền gửi nhà đầu tư: “Cài số lùi” đến bao giờ?
Nhiều công ty chứng khoán không nghiêm túc triển khai chuyển tài khoản kinh doanh chứng khoán về ngân hàng
Có một năm rưỡi chuẩn bị, nhưng nhiều công ty chứng khoán không nghiêm túc triển khai chuyển tài khoản kinh doanh chứng khoán về ngân hàng theo Quyết định 27 của Bộ Tài chính.
Thực tế này do Ủy ban Chứng khoán thiếu chế tài hay công ty chứng khoán chây ỳ?
Lợi nhiều bề?
Theo Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007, đến ngày 1/10/2008, công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền gửi nhà đầu tư về ngân hàng thay vì để tại công ty chứng khoán như lâu nay.
Ông Lê Đào Nguyên, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói, quyết định này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, ngân hàng, công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Cụ thể, cơ quan quản lý có điều kiện thực hiện các cơ chế giám sát, quản lý hoạt động chứng khoán rõ ràng, việc sử dụng tiền nhà đầu tư được minh bạch và tuân thủ đúng quy định Nhà nước về Luật các tổ chức tín dụng cũng như phù hợp thông lệ quốc tế.
Còn đối với nhà đầu tư chứng khoán, họ có cơ hội sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, chuyển tiền, cho vay, vấn tin tài khoản và hưởng lợi từ mạng lưới giao dịch rộng khắp của các ngân hàng. Đặc biệt, khi tài khoản nhà đầu tư mở tại ngân hàng, họ có thể theo dõi thường xuyên bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, tránh hiện tượng bị nhân viên công ty chứng khoán lợi dụng như dư luận chỉ trích thời gian qua.
Tất nhiên, ông Nguyên cũng thừa nhận ngân hàng là bên được hưởng lợi khá nhiều. Chẳng hạn, khi tham gia kết nối với công ty chứng khoán, ngân hàng có thêm kênh huy động vốn quan trọng từ nguồn tiền gửi nhà đầu tư cũng như nguồn thu phí từ hoạt động liên quan đến tài khoản kinh doanh chứng khoán.
Chưa kể, ngân hàng có điều kiện bán chéo sản phẩm dịch vụ khác ngoài việc nâng cao uy tín, thương hiệu khi triển khai các giải pháp công nghệ và nghiệp vụ mới.
Lợi là vậy nhưng việc thực hiện thì sao? Khá nhiều ý kiến cho rằng, khi thực hiện quyết định trên, công ty chứng khoán sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý tiền mặt, quỹ, kiểm đếm cũng như nhân lực. Tuy nhiên, dù ít nói ra nhưng nhiều công ty chứng khoán khó che dấu sự tiếc nuối mất đi món hời “đồng tiêu, đồng bỏ túi” khi mang tiền nhà đầu tư “kín đáo” gửi tại ngân hàng. Có phải đó là nguyên nhân sâu xa để công ty chứng khoán không hợp tác với ngân hàng bằng nhiều lý lẽ khá “xuôi tai”?
Ông Nguyễn Thanh Long, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin BIDV nói: “Nhiều công ty chứng khoán không tích cực hợp tác triển khai. Phần lớn công ty sau khi triển khai tích hợp, đảm bảo sẵn sàng kết nối thì dừng hoặc điều chuyển một số lượng hạn chế các tài khoản nhà đầu tư sang ngân hàng”.
Hiện tại, những công ty này đưa ra 5 lý do để trì hoãn kết nối như: phần mềm kết nối của ngân hàng không tương thích với phần mềm xử lý giao dịch khác của công ty chứng khoán; nghi ngờ ngân hàng xử lý an toàn bảo mật đường truyền; kết nối thanh toán sẽ khiến các công ty chứng khoán phải bỏ ra lượng chi phí không nhỏ; công ty chứng khoán phải xử lý vấn đề nhân lực kho quỹ, kiểm đếm tiền. Đồng thời, họ cũng nghi ngờ tài khoản nhà đầu tư sau khi nộp tiền có hiển thị tức thời đúng số dư tại màn hình của công ty chứng khoán nhằm đảm bảo các giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra chính xác và ổn định hay không.
Tuy nhiên, ông Long khẳng định: “Trong 5 lý do đó, có 4 lý do ngân hàng kết nối giải quyết ổn thỏa, ngoại trừ lý do xử lý nhân lực kiểm đếm thì công ty chứng khoán phải tự lo lấy!”.
Thay chế tài bằng “báo cáo lý do”!
Bà Nguyễn Thị Thục Anh, Phó trưởng ban Quản lý kinh doanh Ủy ban Chứng khoán cho biết, đến nay chỉ có một số ít công ty chứng khoán triển khai xong phần kết nối và sẵn sàng thực hiện theo Quyết định 27 và vẫn còn khá nhiều đơn vị chưa triển khai.
Bà Anh nói: “Chúng tôi đã gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo tình hình triển khai và sẽ công bố danh sách những công ty chứng khoán hoàn thành kết nối. Đối với những công ty chưa thực hiện, Ủy ban Chứng khoán sẽ yêu cầu giải thích rõ lý do và áp dụng chế độ giám sát, theo dõi đặc biệt”.
Theo đó, đối với những công ty chưa triển khai kết nối, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu họ tách tiền nhà đầu tư thành tài khoản tổng trong khi chưa tách ra từng tài khoản riêng lẻ. Tài khoản tổng sẽ được giám sát một cách chặt chẽ, tránh việc lợi dụng tiền nhà đầu tư.
Bà Anh cũng tiết lộ, sẽ khó thực hiện việc tách biệt tài khoản nêu trên từ 1/10 vì “nếu bắt ép quá, những đơn vị chưa đủ trình độ, điều kiện hạ tầng, công nghệ... sẽ không thể làm được”.
Như vậy, việc lùi thời hạn tách biệt tài khoản đầu tư chứng khoán về ngân hàng đã rõ “mười mươi”. Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng, nếu muốn các công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc Quyết định 27, điều quan trọng là Ủy ban Chứng khoán phải có chế tài buộc các công ty này phải chấp hành. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền để các nhà đầu tư thấy được lợi ích trong vấn đề này và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình.
Liên quan đến vấn đề này, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Tùng tại Hà Nội đồng tình: “Tôi có tài khoản ở Vietcombank mỗi lần giao dịch chứng khoán, phải rút ra gửi vào rất lằng nhằng. Hơn nữa, tách tài khoản, tôi được hưởng lãi suất, vốn được an toàn và tránh hiện tượng công ty chứng khoán lấy tiền của tôi gửi đâu đó, đầy rủi ro!”.
Theo ông Tùng, để Quyết định 27 được tôn trọng, đã đến lúc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần “ba mặt một lời” giữa ngân hàng kết nối và công ty chứng khoán để giải quyết dứt điểm những lý do chây ỳ.
Mặt khác, xét trên khả năng triển khai đặc thù của từng công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu từng công ty chứng khoán cam kết lộ trình hoàn thành kết nối cụ thể. Như vậy, có thể sẽ có nhiều thời hạn khác nhau, nhưng không quá một thời hạn chung, tránh một quyết định đã ban hành nhưng không biết hiệu lực thi hành đến bao giờ!
Thực tế này do Ủy ban Chứng khoán thiếu chế tài hay công ty chứng khoán chây ỳ?
Lợi nhiều bề?
Theo Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007, đến ngày 1/10/2008, công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền gửi nhà đầu tư về ngân hàng thay vì để tại công ty chứng khoán như lâu nay.
Ông Lê Đào Nguyên, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói, quyết định này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, ngân hàng, công ty chứng khoán và nhà đầu tư.
Cụ thể, cơ quan quản lý có điều kiện thực hiện các cơ chế giám sát, quản lý hoạt động chứng khoán rõ ràng, việc sử dụng tiền nhà đầu tư được minh bạch và tuân thủ đúng quy định Nhà nước về Luật các tổ chức tín dụng cũng như phù hợp thông lệ quốc tế.
Còn đối với nhà đầu tư chứng khoán, họ có cơ hội sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, chuyển tiền, cho vay, vấn tin tài khoản và hưởng lợi từ mạng lưới giao dịch rộng khắp của các ngân hàng. Đặc biệt, khi tài khoản nhà đầu tư mở tại ngân hàng, họ có thể theo dõi thường xuyên bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, tránh hiện tượng bị nhân viên công ty chứng khoán lợi dụng như dư luận chỉ trích thời gian qua.
Tất nhiên, ông Nguyên cũng thừa nhận ngân hàng là bên được hưởng lợi khá nhiều. Chẳng hạn, khi tham gia kết nối với công ty chứng khoán, ngân hàng có thêm kênh huy động vốn quan trọng từ nguồn tiền gửi nhà đầu tư cũng như nguồn thu phí từ hoạt động liên quan đến tài khoản kinh doanh chứng khoán.
Chưa kể, ngân hàng có điều kiện bán chéo sản phẩm dịch vụ khác ngoài việc nâng cao uy tín, thương hiệu khi triển khai các giải pháp công nghệ và nghiệp vụ mới.
Lợi là vậy nhưng việc thực hiện thì sao? Khá nhiều ý kiến cho rằng, khi thực hiện quyết định trên, công ty chứng khoán sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý tiền mặt, quỹ, kiểm đếm cũng như nhân lực. Tuy nhiên, dù ít nói ra nhưng nhiều công ty chứng khoán khó che dấu sự tiếc nuối mất đi món hời “đồng tiêu, đồng bỏ túi” khi mang tiền nhà đầu tư “kín đáo” gửi tại ngân hàng. Có phải đó là nguyên nhân sâu xa để công ty chứng khoán không hợp tác với ngân hàng bằng nhiều lý lẽ khá “xuôi tai”?
Ông Nguyễn Thanh Long, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin BIDV nói: “Nhiều công ty chứng khoán không tích cực hợp tác triển khai. Phần lớn công ty sau khi triển khai tích hợp, đảm bảo sẵn sàng kết nối thì dừng hoặc điều chuyển một số lượng hạn chế các tài khoản nhà đầu tư sang ngân hàng”.
Hiện tại, những công ty này đưa ra 5 lý do để trì hoãn kết nối như: phần mềm kết nối của ngân hàng không tương thích với phần mềm xử lý giao dịch khác của công ty chứng khoán; nghi ngờ ngân hàng xử lý an toàn bảo mật đường truyền; kết nối thanh toán sẽ khiến các công ty chứng khoán phải bỏ ra lượng chi phí không nhỏ; công ty chứng khoán phải xử lý vấn đề nhân lực kho quỹ, kiểm đếm tiền. Đồng thời, họ cũng nghi ngờ tài khoản nhà đầu tư sau khi nộp tiền có hiển thị tức thời đúng số dư tại màn hình của công ty chứng khoán nhằm đảm bảo các giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra chính xác và ổn định hay không.
Tuy nhiên, ông Long khẳng định: “Trong 5 lý do đó, có 4 lý do ngân hàng kết nối giải quyết ổn thỏa, ngoại trừ lý do xử lý nhân lực kiểm đếm thì công ty chứng khoán phải tự lo lấy!”.
Thay chế tài bằng “báo cáo lý do”!
Bà Nguyễn Thị Thục Anh, Phó trưởng ban Quản lý kinh doanh Ủy ban Chứng khoán cho biết, đến nay chỉ có một số ít công ty chứng khoán triển khai xong phần kết nối và sẵn sàng thực hiện theo Quyết định 27 và vẫn còn khá nhiều đơn vị chưa triển khai.
Bà Anh nói: “Chúng tôi đã gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo tình hình triển khai và sẽ công bố danh sách những công ty chứng khoán hoàn thành kết nối. Đối với những công ty chưa thực hiện, Ủy ban Chứng khoán sẽ yêu cầu giải thích rõ lý do và áp dụng chế độ giám sát, theo dõi đặc biệt”.
Theo đó, đối với những công ty chưa triển khai kết nối, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu họ tách tiền nhà đầu tư thành tài khoản tổng trong khi chưa tách ra từng tài khoản riêng lẻ. Tài khoản tổng sẽ được giám sát một cách chặt chẽ, tránh việc lợi dụng tiền nhà đầu tư.
Bà Anh cũng tiết lộ, sẽ khó thực hiện việc tách biệt tài khoản nêu trên từ 1/10 vì “nếu bắt ép quá, những đơn vị chưa đủ trình độ, điều kiện hạ tầng, công nghệ... sẽ không thể làm được”.
Như vậy, việc lùi thời hạn tách biệt tài khoản đầu tư chứng khoán về ngân hàng đã rõ “mười mươi”. Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng, nếu muốn các công ty chứng khoán thực hiện nghiêm túc Quyết định 27, điều quan trọng là Ủy ban Chứng khoán phải có chế tài buộc các công ty này phải chấp hành. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền để các nhà đầu tư thấy được lợi ích trong vấn đề này và lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình.
Liên quan đến vấn đề này, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Tùng tại Hà Nội đồng tình: “Tôi có tài khoản ở Vietcombank mỗi lần giao dịch chứng khoán, phải rút ra gửi vào rất lằng nhằng. Hơn nữa, tách tài khoản, tôi được hưởng lãi suất, vốn được an toàn và tránh hiện tượng công ty chứng khoán lấy tiền của tôi gửi đâu đó, đầy rủi ro!”.
Theo ông Tùng, để Quyết định 27 được tôn trọng, đã đến lúc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần “ba mặt một lời” giữa ngân hàng kết nối và công ty chứng khoán để giải quyết dứt điểm những lý do chây ỳ.
Mặt khác, xét trên khả năng triển khai đặc thù của từng công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nên yêu cầu từng công ty chứng khoán cam kết lộ trình hoàn thành kết nối cụ thể. Như vậy, có thể sẽ có nhiều thời hạn khác nhau, nhưng không quá một thời hạn chung, tránh một quyết định đã ban hành nhưng không biết hiệu lực thi hành đến bao giờ!