Thị xã Bắc Kạn lên thành phố: Tiền nâng cấp lấy ở đâu?
Câu hỏi khó của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển
Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nghị quyết được thông qua sáng 11/3 đã đồng ý với tờ trình của Chính phủ về đề án thành lập 2 phường thuộc thị xã Bắc Kạn và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
Các đề án thành lập thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và thành lập mới huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũng nhận được sự nhất trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo phương án của Chính phủ, hai phường Xuất Hoá, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Xuất Hoá, Huyền Tụng.
Còn thành phố Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu và 8 đơn vị hành chính cấp xã (6 phường và 2 xã) của thị xã Bắc Kạn, sau khi thành lập 2 phường nói trên.
Khi đó, thành phố Bắc Kạn có 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường (Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Xuất Hoá và Huyền Tụng và 2 xã Dương Quang, Nông Thượng.
Theo đề xuất phương hướng xây dựng và phát triển phường Xuất Hóa, phường Huyền Tụng trong đề án thì tổng vốn đầu tư khoảng 1.472,6 tỷ đồng; phát triển và xây dựng thành phố Bắc Kạn hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 2.253,4 tỷ đồng (chiếm 35%).
Thẩm tra đề án này, Ủy ban Pháp luật băn khoăn, với tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã khoảng 222 tỷ đồng và chi ngân sách hàng năm khoảng 190 tỷ đồng thì nguồn ngân sách nhà nước dự kiến đầu tư 2.253,4 tỷ đồng sẽ được bổ sung, cân đối từ nguồn nào?.
Vấn đề này cũng như việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác, theo cơ quan thẩm tra cần được cơ quan trình đề án giải trình thêm.
Nhìn tổng thể các đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói ông tính sơ sơ thì nguồn lực lên đến 43 ngàn tỷ, trong đó ngân sách bỏ ra hơn 4 ngàn tỷ. Với điều kiện hiện tại thì không phải một sớm một chiều có thể có ngay được số tiền đó, vậy bao giờ mới đủ để hoàn thiện các tiêu chí của đề án?, ông Hiển đặt câu hỏi.
Đây là câu hỏi khó trả lời, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận.
Báo cáo bổ sung, với đề án thành lập thành phố Bắc Kạn, Chính phủ trình bày, theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay các dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện trên địa bàn thị xã Bắc Kạn có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng.
Trong đó vốn ngân sách trung ương và địa phương chiếm 35%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20%, vốn xã hội hóa chiếm 45%. Trong số 6.400 tỷ đồng nêu trên thì vốn cho giai đoạn 2015-2020 là 559 tỷ đồng, tập trung vào các công trình thương mại – dịch vụ, nâng cấp hệ thống giao thông nội thị,…; số vốn còn lại cho giai đoạn 2020-2030 tập trung xây dựng thành phố Bắc Kạn theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt, Chính phủ cho biết.
Nguồn vốn đầu tư cho các đề án khác, theo giải trình của Chính phủ cũng đều được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bên cạnh vốn ngân sách Trung ương còn có vốn đầu tư từ doanh nghiệp, vốn ngân sách địa phương.
Các đề án thành lập thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và thành lập mới huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũng nhận được sự nhất trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo phương án của Chính phủ, hai phường Xuất Hoá, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Xuất Hoá, Huyền Tụng.
Còn thành phố Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu và 8 đơn vị hành chính cấp xã (6 phường và 2 xã) của thị xã Bắc Kạn, sau khi thành lập 2 phường nói trên.
Khi đó, thành phố Bắc Kạn có 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường (Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Xuất Hoá và Huyền Tụng và 2 xã Dương Quang, Nông Thượng.
Theo đề xuất phương hướng xây dựng và phát triển phường Xuất Hóa, phường Huyền Tụng trong đề án thì tổng vốn đầu tư khoảng 1.472,6 tỷ đồng; phát triển và xây dựng thành phố Bắc Kạn hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 2.253,4 tỷ đồng (chiếm 35%).
Thẩm tra đề án này, Ủy ban Pháp luật băn khoăn, với tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã khoảng 222 tỷ đồng và chi ngân sách hàng năm khoảng 190 tỷ đồng thì nguồn ngân sách nhà nước dự kiến đầu tư 2.253,4 tỷ đồng sẽ được bổ sung, cân đối từ nguồn nào?.
Vấn đề này cũng như việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác, theo cơ quan thẩm tra cần được cơ quan trình đề án giải trình thêm.
Nhìn tổng thể các đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói ông tính sơ sơ thì nguồn lực lên đến 43 ngàn tỷ, trong đó ngân sách bỏ ra hơn 4 ngàn tỷ. Với điều kiện hiện tại thì không phải một sớm một chiều có thể có ngay được số tiền đó, vậy bao giờ mới đủ để hoàn thiện các tiêu chí của đề án?, ông Hiển đặt câu hỏi.
Đây là câu hỏi khó trả lời, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận.
Báo cáo bổ sung, với đề án thành lập thành phố Bắc Kạn, Chính phủ trình bày, theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay các dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện trên địa bàn thị xã Bắc Kạn có tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng.
Trong đó vốn ngân sách trung ương và địa phương chiếm 35%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20%, vốn xã hội hóa chiếm 45%. Trong số 6.400 tỷ đồng nêu trên thì vốn cho giai đoạn 2015-2020 là 559 tỷ đồng, tập trung vào các công trình thương mại – dịch vụ, nâng cấp hệ thống giao thông nội thị,…; số vốn còn lại cho giai đoạn 2020-2030 tập trung xây dựng thành phố Bắc Kạn theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt, Chính phủ cho biết.
Nguồn vốn đầu tư cho các đề án khác, theo giải trình của Chính phủ cũng đều được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bên cạnh vốn ngân sách Trung ương còn có vốn đầu tư từ doanh nghiệp, vốn ngân sách địa phương.