“Việt Nam ít chịu tác động từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc”
Singapore sẽ là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất
Singapore sẽ là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, trong khi Việt Nam nằm trong số những nước ít chịu tác động nhất - hãng tin Bloomberg cho biết.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc những năm qua đã trở thành một nguồn động lực tăng trưởng cho kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua nhu cầu của nước này đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa khác.
Ngược lại, sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một chướng ngại vật cho tăng trưởng đối với các quốc gia láng giềng cũng như toàn thế giới.
Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng ANZ ước tính, cứ mỗi điểm phần trăm suy giảm trong tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore sẽ mất 1,4 điểm phần trăm.
Với khả năng giảm tốc như vậy, đảo quốc sư tử là quốc gia chịu tác động mạnh nhất từ sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Trái lại, theo ANZ, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ là những quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Kết luận này được ông Gleen Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng của ANZ tại Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đưa ra thông qua một chỉ số về độ nhạy cảm của các nền kinh tế dựa trên dữ liệu trong thập kỷ qua.
“Với xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn hơn nhiều trong nền kinh tế Singapore so với các quốc gia khác, Singapore đương nhiên có mức độ nhạy cảm cao nhất”, ông Maguire nói. “Để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng, Singapore cần duy trì chất lượng nguồn nhân lực, thu hút các công nghệ tân tiến và tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn”.
ANZ ước tính, cứ mỗi điểm phần trăm giảm xuống trong tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và Philippines bị giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi nước. Mức giảm đối với Indonesia là 0,3%, đối với Thái Lan là 0,4%, và đối với Malaysia là 0,5%.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính 6,9% đạt được trong năm 2015.
Sự giảm tốc này đã dẫn tới việc tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm và thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua những đợt chao đảo mạnh.
Nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Singapore hiện đã cảm nhận rõ sức ép từ sự giảm sút tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2015, kinh tế Singapore tăng trưởng 2,1%, mức thấp nhất trong 6 năm.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc những năm qua đã trở thành một nguồn động lực tăng trưởng cho kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua nhu cầu của nước này đối với các loại nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa khác.
Ngược lại, sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một chướng ngại vật cho tăng trưởng đối với các quốc gia láng giềng cũng như toàn thế giới.
Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng ANZ ước tính, cứ mỗi điểm phần trăm suy giảm trong tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore sẽ mất 1,4 điểm phần trăm.
Với khả năng giảm tốc như vậy, đảo quốc sư tử là quốc gia chịu tác động mạnh nhất từ sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Trái lại, theo ANZ, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ là những quốc gia Đông Nam Á ít chịu tác động nhất từ sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Kết luận này được ông Gleen Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng của ANZ tại Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đưa ra thông qua một chỉ số về độ nhạy cảm của các nền kinh tế dựa trên dữ liệu trong thập kỷ qua.
“Với xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn hơn nhiều trong nền kinh tế Singapore so với các quốc gia khác, Singapore đương nhiên có mức độ nhạy cảm cao nhất”, ông Maguire nói. “Để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng, Singapore cần duy trì chất lượng nguồn nhân lực, thu hút các công nghệ tân tiến và tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn”.
ANZ ước tính, cứ mỗi điểm phần trăm giảm xuống trong tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và Philippines bị giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi nước. Mức giảm đối với Indonesia là 0,3%, đối với Thái Lan là 0,4%, và đối với Malaysia là 0,5%.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính 6,9% đạt được trong năm 2015.
Sự giảm tốc này đã dẫn tới việc tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm và thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua những đợt chao đảo mạnh.
Nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Singapore hiện đã cảm nhận rõ sức ép từ sự giảm sút tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2015, kinh tế Singapore tăng trưởng 2,1%, mức thấp nhất trong 6 năm.