Chevrolet Vivant có là “bom tấn”?

Hiền Mai
Điểm ấn tượng nhất của mẫu xe này chính là mức giá bán được đánh giá là khá mềm
Vivant được cho là sự tiếp nối cần thiết sau thành công của mẫu xe Captiva.
Vivant được cho là sự tiếp nối cần thiết sau thành công của mẫu xe Captiva.
Ngày 25/1, Công ty Ôtô Việt Nam – Daewoo (liên doanh Vidamco) đã chính thức tung ra thị trường mẫu xe đa dụng Chevrolet Vivant.

Chevrolet Vivant được trang bị động cơ 2.0 DOHC với công suất 90kW/5.800vp và mô men xoắn tối đa 178Nm ở tốc độ 4.000 vòng/phút, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), túi khí cho lái xe và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II.

Về ngoại thất, Vivant được thiết kế bởi hãng thiết kế nối tiếng Pininfarina đến từ nước Ý. Quan sát từ phía sườn xe, bộ mâm đúc 8 chấu thiết kế khá bắt mắt, khỏe khoắn hài hòa với các đường nét sắc sảo của xe thể hiện ở tay nắm, đường vân nổi trên cánh cửa và rãnh cắt sắc nét chạy từ cửa sau đến đuôi đèn hậu. Các đường nét thân xe Vivant khắc họa đậm nét kiểu dáng khí động học, tạo cảm giác như chiếc xe đang lướt về phía trước khi nó đang đứng yên để thỏa sức ngắm nhìn.

Lùi lại sau xe và để mắt nhìn toàn bộ mảng đuôi. Kết cấu từ antenna, đuôi thanh trang trí nóc xe, đến logo xe bố cục với nhau tạo thành bức tranh Chevrolet Vivant độc đáo với nét chấm phá là chiếc gạt mưa ấn tượng, khỏe khoắn.

Nội thất của Vivant được thiết kế sang trọng, rộng rãi và tiện nghi trong không gian rộng với kích thước vượt xa những chiếc xe cùng dòng: 4.350mm X 1.755mm X 1.580mm. Vivant hội tụ đầy đủ các đặc tính của một chiếc xe đa dụng (MPV) như sự tiện nghi, không gian rộng rãi và được thiết kế với tỷ lệ hữu dụng tối đa. Ghế xe có các núm điều chỉnh hợp lý, dễ vận hành. Tựa đầu có thể điều chỉnh nghiêng ngả ra sau cho cảm giác thư thái trên chặng đường dài cùng xe. Hộp số tự động và ghế da là những lựa chọn phù hợp cho chiếc xe này.

Tuy nhiên, điểm ấn tượng nhất của mẫu xe này chính là mức giá bán được đánh giá là khá mềm.

Cụ thể, bản SE có giá bán 21.200 USD, bản CDX có giá bán 22.800 USD và bản CDX-AT số tự động có giá bán 23.900 USD. Nếu loại trừ các mẫu xe nhỏ như Kia Morning hay Hyundai Getz, giá của Vivant hiện là mức giá dễ chịu nhất trong số các mẫu xe du lịch có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Còn nhớ cách đây 2 năm, mẫu xe Innova được Toyota Việt Nam tung ra thị trường có mức giá bán mềm hơn hẳn đã đưa mẫu xe này trở thành một quả “bom tấn” trên thị trường. Kể từ đó đến nay mẫu xe này luôn chiếm ngôi vị quán quân về sản lượng bán hàng. Do đó, mức giá được cho là khá bình dân của Vivant cũng khiến không ít người kỳ vọng vào một quả “bom tấn” thứ hai trên thị trường ôtô Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến tỏ ra e ngại khi cho rằng Chevrolet Vivant rất khó tạo nên sự đột biến.

Những ý kiến này cho rằng mặc dù giá mềm song Vivant lại có khá nhiều yếu điểm như có nhiều nét thiết kế “mộc” và mất cấn đối, thiếu nét sang trọng và đặc biệt là kích thước khá nhỏ dẫn đến không gian trong xe chưa được thoải mái so với một mẫu xe MPV 7 chỗ ngồi. Vivant có chiều dài ngắn hơn chiếc Toyota Innova đến 203mm.

Nếu sử dụng hàng ghế cuối thì hầu như không còn khoang chứa đồ và hàng ghế này cũng chỉ có thể dành cho trẻ em bởi không gian dành cho đôi chân quá hạn hẹp.

Nhiều người cũng nêu lên thắc mắc là tại sao mẫu xe này đã có mặt tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu từ rất lâu nhưng đến nay, khi chu kỳ tuổi đời trung bình của một mẫu xe sắp hết, mới được đưa về Việt Nam… Do đó, mặc dù Chevrolet Vivant có mức giá rất cạnh tranh song cũng rất khó để trở thành “bom tấn” như đàn anh Toyota Innova.

Dù vậy, những dự báo cũng có thể có những sai lệch và việc Vivant có thành “bom tấn” hay không vẫn còn ở phía trước. Đại diện một doanh nghiệp có mặt tại lễ ra mắt Vivant nhận định rằng nếu không thành “bom tấn” thì Vivant cũng gần như chắc chắn trở thành một mẫu xe bán chạy, một sự tiếp nối cần thiết của mẫu Chevrolet trước đó là Captiva.

Theo thông báo của GM-Daewoo, trong năm 2008 hãng xe này sẽ tăng ca làm việc, nâng công suất sản xuất – lắp ráp tăng thêm khoảng 60% nhằm đáp ứng nhu cầu đang rất cao của khách hàng (dành cho cả mẫu xe Captiva). Dự kiến hằng tháng công ty có thể cung cấp cho khách hàng khoảng 500 chiếc Chevrolet Vivant.

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?