“Nguy cơ xung đột kỹ thuật số toàn cầu – Giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam”

Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy
Toạ đàm “Nguy cơ xung đột kỹ thuật số toàn cầu – Giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức vào lúc 9h ngày 25/4/2022, phát trực tuyến trên VnEconomy.vn và FanPage VnEconomy...

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả, để có góc nhìn cụ thể, chi tiết về những nguy cơ những cuộc tấn công mạng trên toàn cầu cũng như những hệ lụy mà các cuộc tấn công này để lại, đồng thời qua đó đưa ra những hiến kế, giải pháp để Việt Nam sớm trở thành cường quốc về an ninh mạng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy trủ chì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Tọa đàm trực tuyến: “Nguy cơ xung đột kỹ thuật số toàn cầu – Giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam”.

Tọa đàm tập trung bàn thảo 2 phần nội dung chính sau:

Phần 1: Nguy cơ cuộc xung đột kỹ thuật số toàn cầu và “sức đề kháng” của Việt Nam.

Các nội dung đề cập và bàn thảo bao gồm:

- Nhận diện nguy cơ cuộc xung đột kỹ thuật số toàn cầu (chiến tranh mạng toàn cầu);

- Tính chất, mức độ, quy mô, phương thức tấn công và thiệt hại từ các cuộc tấn công mạng;

- “Sức đề kháng” của an ninh mạng Việt Nam trước các nguy cơ cuộc xung đột kỹ thuật số toàn cầu.

Phần 2: Giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho Việt Nam

Các nội dung đề cập và bàn thảo bao gồm:

- Việt Nam đang ở đâu trên hành trình thành cường quốc về an ninh mạng;

- Đánh giá, phân tích các yếu tố để đảm bảo Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng: Thị trường phát triển, nguồn nhân lực, và làm chủ công nghệ;

- Cơ chế, chính sách phát triển nền công nghiệp an ninh mạng hiện nay;

- Đề xuất để phát triển sản phẩm an ninh mạng Make in Vietnam và hiến kế, giải pháp để Việt Nam sớm thành cường quốc về an ninh mạng.

Khách mời của Tọa đàm trực tuyến bao gồm:

- Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Bkav;

- Ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC);

- Ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS);

- TS. Trịnh Ngọc Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Chi hội An toàn thông tin VNISA phía Nam;

- Nhà báo Hoàng Thu, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy điều hành Tọa đàm.

Tin mới

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chính phủ vừa chính thức cho phép tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027. Đây được cho là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể an tâm mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, ưu đãi cũng là điểm nhấn quan trọng để doanh nghiệp Việt có thêm tinh thần tự cường và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 18.893 xe, bao gồm 14.201 xe du lịch; 4.354 xe thương mại và 338 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 42%; xe thương mại giảm 33%, xe chuyên dụng giảm 40% so với tháng trước.