Nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam và tham vọng lấn sân Đông Nam Á

Hoàng Lâm
Nhà sản xuất xe điện (EV) BYD Auto của Trung Quốc vừa công bố có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất phụ tùng ô tô. Đây là động thái cho thấy nhà sản xuất này muốn Đông Nam Á trở thành một phần trong của chiến lược mở rộng toàn cầu.
Nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam và tham vọng lấn sân Đông Nam Á - Ảnh 1

Một nguồn tin cho biết khoản đầu tư vào khu vực phía Bắc của Việt Nam sẽ là hơn 250 triệu USD, mở rộng sự hiện diện của công ty mẹ BYD Co tại Việt Nam, nơi đơn vị sản xuất của công ty sản xuất các tấm pin mặt trời.

Động thái này nhấn mạnh xu hướng rộng lớn hơn của các nhà sản xuất là giảm tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ và sự gián đoạn sản xuất do các đợt phong tỏa COVID-19 trước đó của Bắc Kinh gây ra.

Nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Tây An, đã bán chạy hơn đối thủ Tesla về xe điện với tỷ lệ hơn 2:1 ở Trung Quốc vào năm ngoái, và mở rộng ra những nơi khác ở châu Á, bao gồm Singapore, Nhật Bản và châu Âu.

Được hỗ trợ bởi Berkshire Hathaway của tỷ phú, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, BYD sản xuất cả xe plug in- hybrid và xe điện thuần túy. Giống như Tesla, BYD kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng của mình, bao gồm cả sản xuất pin, một chiến lược tạo sự khác biệt với các nhà sản xuất ô tô lâu đời.

Bằng cách đầu tư vào Việt Nam, BYD đang tìm cách bổ sung công suất, kiểm soát chi phí và đa dạng hóa sản xuất từ các hoạt động tại Trung Quốc, nơi có nhu cầu rất lớn.

Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để chọn một địa điểm cho nhà máy Việt Nam, các nguồn tin từ chối nêu tên vì các cuộc thảo luận là bí mật. Một nguồn tin cho hay việc xây dựng nhà máy đã được lên kế hoạch bắt đầu vào giữa năm nay.

Hiện chưa rõ BYD sẽ chế tạo những bộ phận nào tại Việt Nam và liệu nó có bao gồm pin hay bộ pin hay không.

Khoản đầu tư theo kế hoạch của BYD và một dự án trị giá 400 triệu USD của nhà sản xuất màn hình kỹ thuật số BOE được Reuters đưa tin trong tuần qua sẽ chiếm hơn một phần tư trong số 2,5 USD mà các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam trong năm ngoái.

Các tập đoàn Mỹ như Apple và các nhà cung cấp của họ, chẳng hạn như Foxconn của Đài Loan và Luxshare của Trung Quốc, cũng đang tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế, với nước láng giềng Việt Nam là một trong những lựa chọn chính.

BYD đang tìm cách thuê 80 ha đất công nghiệp, tăng hơn gấp đôi diện tích của họ tại Việt Nam, nơi đơn vị sản xuất của họ thuê 60 ha, một nguồn tin thứ hai cho biết.

Một nguồn tin khác nói nhà máy tại Việt Nam sẽ xuất khẩu linh kiện cho nhà máy lắp ráp sẽ được xây dựng tại Thái Lan. Hoạt động tại Việt Nam cũng có thể phục vụ thị trường địa phương, chủ yếu thông qua các dịch vụ bảo trì và phụ tùng thay thế cho xe BYD nhập khẩu từ Trung Quốc.

Sự xuất hiện của BYD với nhà máy sản xuất tại Việt Nam được đánh giá sẽ đặt ra thách thức trực tiếp đối với VinFast, một nhà sản xuất xe điện của Việt Nam đã bắt đầu bán ô tô vào năm 2019 và có kế hoạch mở rộng sang Mỹ và Châu Âu.

Nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam và tham vọng lấn sân Đông Nam Á - Ảnh 2

Vào tháng 12, Bộ Thương mại Mỹ đã phát hiện ra rằng các đơn vị của BYD và các công ty Trung Quốc khác đang lách thuế quan hàng thập kỷ của Mỹ đối với pin và tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Nếu được làm rõ vào tháng 5 sắp tới, phán quyết từ phía Mỹ có nghĩa là các công ty đó sẽ phải chịu thuế đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác.

Trước đó, vào tháng 11/2022, Tập đoàn sản xuất ô tô điện hàng đầu Trung Quốc BYD đã ký kết hợp đồng với WHA, đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Thái Lan, nhằm thỏa thuận mua 96 hecta đất nằm trong khu bất động sản công nghiệp ở tỉnh Rayong để xây dựng nhà máy.

Dự án sản xuất xe điện trị giá 17,9 tỷ baht (491,49 triệu USD) đã được Ban Đầu tư Thái Lan thông qua vài tháng trước đó.

BYD đặt mục tiêu bán 10.000 chiếc tại Thái Lan và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khác, thậm chí vươn tới cả thị trường châu Âu.

BYD cũng từng xây dựng 30 nhà máy khác tại Mỹ, Brazil và Ấn Độ. Nhà máy mới tại Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất sản phẩm chạy hoàn toàn bằng điện Atto 3.

Thái Lan là quốc gia được các thương hiệu xe hàng đầu thế giới như Toyota hay Honda chọn làm là cơ sở sản xuất và xuất khẩu ô tô. Chính phủ Thái Lan hồi đầu năm 2022 cũng đã phân bổ nguồn ngân sách khoảng 43 tỷ baht cho đến năm 2025 cho nỗ lực thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô điện. Đồng thời đưa ra nhiều ưu đãi như giảm thuế và trợ cấp để thu hút các nhà sản xuất xe điện và kích cầu tiêu dùng trong nước.

Tin mới

Cách mạng xe điện của Trung Quốc đe doạ tương lai những gã khổng lồ xe hơi Nhật

Cách mạng xe điện của Trung Quốc đe doạ tương lai những gã khổng lồ xe hơi Nhật

Trong thế giới ô tô chạy xăng, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản là "vua". Toyota giữ danh hiệu hãng xe hơi số 1 thế giới suốt 3 năm qua, trong khi Honda và Nissan vẫn bán chạy toàn cầu. Nhưng khi quá trình chuyển đổi sang xe điện tăng tốc, những gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những công ty mới nổi về xe điện như Tesla và BYD. Không nơi nào mối đe dọa rõ ràng hơn ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nơi mà cứ 4 ô tô bán ra năm ngoái thì có 1 ô tô chạy bằng điện. Doanh số bán xe điện được dự báo sẽ tăng lên 9 triệu vào năm 2023, đạt mức thâm nhập thị trường là 35%.
Quy định mới về đăng kiểm có hiệu lực: Hàng triệu người sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Quy định mới về đăng kiểm có hiệu lực: Hàng triệu người sẽ được hưởng lợi như thế nào?

Từ 0h ngày 22/3/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới và giãn chu kỳ kiểm định một số loại xe cơ giới. Theo tính toán Cục Đăng kiểm Việt Nam, số xe được giãn chu kỳ kiểm định khoảng 3.073.629 xe.
Giảm thuế, phí cho ô tô: Không thể “cào bằng chủ nghĩa”

Giảm thuế, phí cho ô tô: Không thể “cào bằng chủ nghĩa”

Không phải ngẫu nhiên mà hai lần trước đó, xe sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm phí trước bạ, còn xe nhập khẩu nguyên chiếc thì không. Điều này phụ thuộc nhiều vào chính sách nhất quán của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Tesla thay đổi chiến lược sản xuất pin xe điện, các đối thủ lại quay cuồng

Tesla thay đổi chiến lược sản xuất pin xe điện, các đối thủ lại quay cuồng

Hãng xe điện của Mỹ vừa tuyên bố tham vọng loại bỏ đất hiếm khỏi các mẫu xe tương lai của Tesla Inc. Thông tin này đang khiến các nhà sản xuất trong lĩnh vực xe điện lại phải bối rối tìm cách để chạy theo, nhưng nó cũng sẽ thúc đẩy nỗ lực toàn cầu nhằm cung cấp các giải pháp thay thế cho động cơ ô tô điện hiện đang dựa vào vật liệu này.