Các nhà sản xuất ô tô đang thay thế bí quyết kinh doanh hàng thập kỷ vì… Tesla

Hoàng Lâm
Với chi phí pin ô tô điện ngày càng tăng, các công ty ô tô đang làm mọi thứ có thể để làm cho các sản phẩm xe điện của họ có giá cả phải chăng hơn cho thị trường đại chúng trong những năm tới. Có một thực tế là Tesla đã nhìn thấy điều đó từ lâu và các nhà sản xuất ô tô trên thế giới dù muốn dù không vẫn có thể cần phải sao chép kinh nghiệm từ câu chuyện kinh doanh của Tesla để tìm nguồn cung ứng pin.
Các nhà sản xuất ô tô có thể cần phải sao chép kinh nghiệm của Tesla để tìm nguồn cung ứng pin. Ảnh: Getty.
Các nhà sản xuất ô tô có thể cần phải sao chép kinh nghiệm của Tesla để tìm nguồn cung ứng pin. Ảnh: Getty.

Các nhà sản xuất ô tô thực tế đã rất cố gắng tránh những khó khăn của EV ngày nay bằng cách khám phá các loại pin khác nhau để giảm sự phụ thuộc vào các vật liệu theo yêu cầu được tìm thấy trong các thiết lập lithium-ion truyền thống. Họ cũng đã tăng cường nỗ lực tái chế pin và làm việc để đưa lithium, niken, coban, v.v… trở lại chuỗi cung ứng.

Những giải pháp này đi kèm với những thách thức về thời gian và chi phí, ít nhất là trong thời gian tới. Điều đó có nghĩa là các công ty xe hơi đang tìm kiếm một giải pháp thay thế và chạy đua để đảm bảo nguồn cung cấp pin của họ ở Mỹ.

Điều đó có nghĩa là cũng cần đầu tư vào nguồn cung ứng nguyên liệu pin, sản xuất pin, v.v… để giảm bớt sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu mà ngành công nghiệp này đã gặp phải do đại dịch.

Peter Maithel, một nhà phân tích ngành ô tô toàn cầu nhận định: “Hầu hết tất cả các công ty lớn đang đầu tư vào điều đó vì lý do để tích hợp nhiều hơn theo chiều dọc và kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng của họ”.

Trước đây, các công ty ô tô đã mở rộng chuỗi cung ứng của họ trên toàn cầu, dựa vào hàng loạt nhà cung cấp cho từng bộ phận của ô tô. Một số bộ phận chính của họ có thể đến từ Mỹ, trong khi những bộ phận khác có thể đến từ Châu Âu hoặc Châu Á.

Về mặt lịch sử, bề rộng của các chuỗi cung ứng đó đã làm giảm khả năng tắc nghẽn. Nhưng đại dịch Covid-19 và những gián đoạn khác, như thiên tai đã làm sáng tỏ mức độ dễ bị tổn thương mà các công ty ô tô cũng có thể mắc phải.

Nếu một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô trên khắp thế giới gặp phải một sự cố gián đoạn dù chỉ là nhỏ, điều đó có thể khiến dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Buổi bình minh của xe điện và các vấn đề trong việc tìm nguồn cung ứng cho những chiếc xe này đưa những mối quan tâm đó và hơn thế nữa lên hàng đầu trong danh sách việc cần làm của nhà sản xuất ô tô.

Rivian sản xuất xe điện của mình ở Illinois.
Rivian sản xuất xe điện của mình ở Illinois.

Mỹ nói riêng đã dựa vào các nguồn nước ngoài để cung cấp pin, linh kiện và xử lý. Trong khi đó, Trung Quốc đã có một khởi đầu thuận lợi trong việc nắm giữ các nguyên liệu thô cần thiết để cung cấp năng lượng cho xe điện và kiểm soát việc sản xuất phần lớn pin, bao bì, v.v… của thế giới.

Nhưng cho dù đó là sự gián đoạn không lường trước được như đại dịch Covid-19 hay vấn đề địa chính trị trên thế giới, điều đó khiến các công ty khá dễ bị tổn thương và đã khuyến khích họ đưa hoạt động sản xuất về gần nhà hơn. Dù sao đi nữa, đã có một nỗ lực chung để thoát khỏi mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu đó.

Matt Sculnick, giám đốc điều hành nhóm vận tải tiên tiến của Nomura GreenTech, nhận định: “Chúng tôi vừa thấy một số lượng chưa từng có các thông báo, thỏa thuận phát triển chung, hợp đồng cung cấp sớm từ các nhà sản xuất ô tô với các nhà cung cấp vật liệu pin, với các nhà sản xuất pin mà tôi không nghĩ rằng chúng ta đã thực sự nhìn thấy”.

Nó được gọi là tích hợp dọc và đó là điều mà Tesla đã đưa vào triển khai từ rất lâu.

Volkswagen đang xây dựng một nhà máy sản xuất pin để sản xuất pin quy mô lớn theo kế hoạch của riêng Tập đoàn.
Volkswagen đang xây dựng một nhà máy sản xuất pin để sản xuất pin quy mô lớn theo kế hoạch của riêng Tập đoàn.

Tony Lynch, giám đốc điều hành của Alvarez & Marsal cho rằng: “Tesla luôn là người đột phá trong ngành, họ đi thẳng đến nguồn, trực tiếp đến các mỏ và đàm phán các hợp đồng cung cấp với các mỏ”.

Với cách làm như vậy, nó mang lại cho Tesla một lợi thế về khả năng hiển thị sản xuất, trong khi GM và Ford và những người khác tranh giành để tham gia vào các thỏa thuận khai thác và sản xuất của Mỹ.

Có thể cách làm này sẽ phức tạp và tốn thời gian, nhưng cuối cùng có thể là cách tốt nhất mà các công ty ô tô có thể tiến gần hơn đến việc giảm chi phí cho xe điện mới mà họ dự định sản xuất trong tương lai.

Theo Kelley Blue Book, những con số này ở mức khoảng 55.001 USD vào tháng 4 - thấp hơn khoảng 10.000 USD so với vài tháng trước - với những chiếc ô tô chạy bằng xăng mới có giá trung bình là 48.281 USD trong cùng kỳ, hoặc gần bằng với năm ngoái. Nhiều nguồn cung hơn nói chung, đặc biệt là ở Mỹ, kết hợp với khối lượng xe điện nhiều hơn, sẽ khiến điều đó giảm xuống.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.