Các quốc gia “khát” điện hạt nhân đã biết sợ?
Theo một quan chức Viện An toàn hạt nhân Pháp, mức độ phóng xạ rò rỉ tối đa ở nhà máy Fukushima "sẽ ngang vụ Chernobyl"
Đánh giá về nguy cơ thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản, Thierry Charles thuộc Viện An toàn hạt nhân của Pháp cho biết: “48 giờ tới sẽ quyết định tất cả. Tôi không lạc quan lắm bởi vì từ hôm 13/3 tới giờ, tôi chưa thấy biện pháp nào thực sự hiệu quả”. Ông coi tình hình hiện tại thực sự là “một nguy cơ lớn”.
Ngang ngửa Chernobyl
Ông Charles nhận định, mức phóng xạ rò rỉ tối đa từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 “sẽ ngang ngửa với thảm họa Chernobyl”. Năm 1986, vụ nổ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine đã khiến 57 người chết tại chỗ, và 4.000 người khác thiệt mạng do mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, tờ New York Times cho hay, bất chấp những gì đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, các quốc gia “đói” năng lượng như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì các nhà máy điện hạt nhân hiện có, thậm chí sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy mới.
Trong khi, theo đài RFI, do những tai nạn hạt nhân ở Nhật, chính phủ của các nước châu Á đang phát triển năng lượng nguyên tử chắc chắn sẽ chịu nhiều áp lực buộc phải giảm bớt những chương trình này. Dẫu sao, RFI cũng tin rằng, trong tương lai gần, hàng chục nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn được xây dựng ở châu Á.
Hôm qua (16/3), các quan chức Mỹ cho biết, những thanh nhiên liệu ở lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện Fukushima số 1 đã lộ ra, khiến lượng phóng xạ thoát ra ngoài “cực cao”. Trong khi người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận tình hình tại nhà máy này đã “rất nghiêm trọng”.
Chính phủ Mỹ hôm qua đã kêu gọi công dân Mỹ ở Nhật Bản sơ tán khỏi nhà máy điện hạt nhân bị hư hại xa hơn mức do chính phủ Nhật Bản đưa ra. Mỹ khuyến cáo công dân của mình tránh xa khỏi nhà máy Fukushima số 1 khoảng 80 km, trong khi Nhật Bản chỉ khuyên khoảng 32 km.
Australia cũng đã khuyến nghị công dân của mình xem xét rời khỏi Tokyo và những khu vực bị ảnh hưởng. Pháp đã yêu cầu công dân về hoặc di chuyển xuống miền nam Nhật Bản, tránh xa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, còn Ireland khuyến khích công dân, nhất là những người có con nhỏ, cân nhắc có ở lại miền bắc Nhật Bản hay không.
Cũng trong ngày hôm qua, Nga cho biết sẽ sơ tán gia đình các viên chức ngoại giao của họ vào cuối tuần này. Các công ty lớn của nước ngoài cũng sẽ sơ tán nhân viên hay di chuyển tới nơi xa hơn. Nước Anh khuyến cáo công dân đừng tới miền Bắc Nhật Bản hoặc Tokyo ngoại trừ trường hợp hết sức cần thiết. Một loạt quốc gia khác cũng cho hay sẽ sơ tán nhân viên ngoại giao.
Chính phủ các nước như Iraq, Bahrain và Angola đã thông báo sẽ tạm thời đóng cửa đại sứ quán tại Nhật Bản. Nhân viên của họ được thông báo nên rời khỏi Tokyo. Chính phủ Áo cũng đã sơ tán các quan chức đại sứ quán đến Kyoto, cũng ở miền tây Nhật Bản.
Không từ bỏ vì vẫn “khát”
Theo New York Times, thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản đã khiến cho các cơ quan năng lượng tại Mỹ và các nước phát triển ở châu Âu phải cân nhắc lại kế hoạch phát triển nguồn năng lượng này. Và nếu tình hình trầm trọng hơn, có thể cả các nước đang phát triển có lẽ cũng sẽ phải xem xét lại các kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, tờ báo trên bình luận, dù thừa nhận yêu cầu về đảm bảo an toàn, các nước này cho biết nhu cầu năng lượng khổng lồ của họ buộc họ phải tiếp tục đầu tư vào phát triển điện hạt nhân.
Trong những năm gần đây, châu Á dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng hạt nhân vì các nước trong khu vực này tìm cách đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng vọt cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA), trong số trên 62 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng, có đến 60 nhà máy là ở châu Á.
Chỉ riêng ở Trung Quốc, nơi mà 27 nhà máy điện nguyên tử đang được xây dựng và 50 nhà máy khác được dự trù, Thứ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường của nước này vừa tuyên bố sẽ vẫn đẩy mạnh chương trình hạt nhân, mặc dù ở Nhật Bản đang có nguy cơ phóng xạ.
Một nước châu Á khác cũng đang đóng vai trò hàng đầu về điện nguyên tử là Hàn Quốc, trong tuần này cũng cho biết vẫn quyết tâm theo đuổi tham vọng hạt nhân và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ của họ.
Trong khi đó, theo ông Srikumar Banerjee, Chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử của Ấn Độ, nước này đang trong cơn khát năng lượng trầm trọng. Gần 40% dân số Ấn Độ không có điện dùng thường xuyên, do đó yêu cầu có thêm nguồn điện đang ngày càng trở nên cấp thiết tại quốc gia có 1,2 tỉ dân này.
Không chỉ có châu Á, nhiều quốc gia Đông Âu và Trung Đông cũng đang chạy đua phát triển năng lượng hạt nhân và có khả năng họ sẽ không từ bỏ tham vọng này, sau những gì tại Nhật Bản.
Italy, Nga và Cộng hòa Czech đều đã tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách năng lượng của mình. Tại Trung Đông, các quốc gia đang ráo riết xây dựng các nhà máy hạt nhân, như Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
UAE đang chiếm vị trí dẫn đầu khu vực Trung Đông với kế hoạch xây dựng 4 nhà máy điện hạt nhân tại thành phố Braka, bên vịnh Persian từ nay đến năm 2017 và dự kiến đến năm 2020 sẽ cung cấp một phần tư năng lượng cho cả nước.
Jordan, Kuwait, Qatar, Bahrain và Ai Cập cũng đang nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và thậm chí đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ như Saudi Arabia cũng đang cân nhắc về một thành phố sử dụng điện hạt nhân.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ tiếp tục phát triển kế hoạch xây hai nhà máy hạt nhân, trong đó có một nhà máy sử dụng công nghệ hạt nhân của Nhật Bản, do Công ty năng lượng điện Tokyo và Toshiba cung cấp. Quốc gia này có rất nhiều vùng đứt gãy về địa chất trên cả nước.
Đến Nhật mà còn…
Nhưng dẫu sao, nguy cơ một Chernobyl thứ hai tại Nhật Bản cũng sẽ giảm bớt đà phát triển điện nguyên tử trên thế giới. Các tổ chức bảo vệ môi trường sẽ lấy ví dụ của Nhật Bản để chứng minh cho những hiểm họa của năng lượng hạt nhân.
Lập luận này rất đơn giản: Người Nhật có tiếng là kỹ lưỡng nhất châu Á. Nếu họ mà còn không bảo đảm được an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân thì đúng là rất đáng lo ngại.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh đã ra lệnh kiểm tra an toàn của hai lò phản ứng hạt nhân hiện có ở nước này, "đặc biệt với chủ trương đảm bảo rằng các nhà máy này sẽ có khả năng chống chịu trước tác động của các thảm họa tự nhiên như sóng thần và động đất".
Ấn Độ hiện có 20 lò phản ứng hạt nhân đã đi vào hoạt động và dự kiến sẽ chi khoảng 150 tỷ USD để xây thêm các nhà máy mới trên cả nước. Nước này ước tính đến năm 2050, nguồn năng lượng hạt nhân sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay, đáp ứng khoảng ¼ nhu cầu điện năng của cả nước.
Ngay cả Trung Quốc cũng cho biết sẽ “rút ra những bài học” từ cuộc khủng hoảng ở Nhật. Tại Bắc Kinh, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Xie Zhenhua khẳng định, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm tra mức độ an toàn hạt nhân và giám sát các nhà máy.
Hiện Trung Quốc có 11 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm mỗi năm 10 cơ sở mới trong vòng một thập kỷ tới. Hiện nay, mức tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng lên 12%/năm.
Theo RFI, một số quốc gia đang dự tính lao vào việc phát triển năng lượng hạt nhân thì bây giờ tỏ ra do dự. Chẳng hạn như Thủ tướng Abhisit Vejjajiva hôm 13/3 vừa qua tuyên bố với các phóng viên rằng: “Thái Lan đang nghiên cứu vấn đề này, nhưng những gì xảy ra ở Nhật Bản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến quyết định có nên xây các nhà máy điện nguyên tử ở Thái Lan hay không”.
Ở Malaysia, quốc gia cũng đang dự định xây hai nhà máy hạt nhân, chính quyền đang trấn an rằng phải mất ít nhất một thập kỷ các nhà máy đó mới hoàn tất, bởi vì họ sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng, và họ sẽ không làm một cách bí mật mà sẽ thông báo công khai cho người dân.
Theo tờ New York Times, thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản có lẽ sẽ là chủ đề tranh cãi lớn nhất về năng lượng hạt nhân trên thế giới trong năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích tại Ấn Độ tin rằng, cuộc khủng hoảng này sẽ khó có thể gây nên những phản đối chống lại các nhà máy điện hạt nhân ở quốc gia này, do nhu cầu điện tại đây đang tăng cao.
Ngang ngửa Chernobyl
Ông Charles nhận định, mức phóng xạ rò rỉ tối đa từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 “sẽ ngang ngửa với thảm họa Chernobyl”. Năm 1986, vụ nổ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraine đã khiến 57 người chết tại chỗ, và 4.000 người khác thiệt mạng do mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, tờ New York Times cho hay, bất chấp những gì đang diễn ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, các quốc gia “đói” năng lượng như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì các nhà máy điện hạt nhân hiện có, thậm chí sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy mới.
Trong khi, theo đài RFI, do những tai nạn hạt nhân ở Nhật, chính phủ của các nước châu Á đang phát triển năng lượng nguyên tử chắc chắn sẽ chịu nhiều áp lực buộc phải giảm bớt những chương trình này. Dẫu sao, RFI cũng tin rằng, trong tương lai gần, hàng chục nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn được xây dựng ở châu Á.
Hôm qua (16/3), các quan chức Mỹ cho biết, những thanh nhiên liệu ở lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện Fukushima số 1 đã lộ ra, khiến lượng phóng xạ thoát ra ngoài “cực cao”. Trong khi người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận tình hình tại nhà máy này đã “rất nghiêm trọng”.
Chính phủ Mỹ hôm qua đã kêu gọi công dân Mỹ ở Nhật Bản sơ tán khỏi nhà máy điện hạt nhân bị hư hại xa hơn mức do chính phủ Nhật Bản đưa ra. Mỹ khuyến cáo công dân của mình tránh xa khỏi nhà máy Fukushima số 1 khoảng 80 km, trong khi Nhật Bản chỉ khuyên khoảng 32 km.
Australia cũng đã khuyến nghị công dân của mình xem xét rời khỏi Tokyo và những khu vực bị ảnh hưởng. Pháp đã yêu cầu công dân về hoặc di chuyển xuống miền nam Nhật Bản, tránh xa nhà máy điện hạt nhân Fukushima, còn Ireland khuyến khích công dân, nhất là những người có con nhỏ, cân nhắc có ở lại miền bắc Nhật Bản hay không.
Cũng trong ngày hôm qua, Nga cho biết sẽ sơ tán gia đình các viên chức ngoại giao của họ vào cuối tuần này. Các công ty lớn của nước ngoài cũng sẽ sơ tán nhân viên hay di chuyển tới nơi xa hơn. Nước Anh khuyến cáo công dân đừng tới miền Bắc Nhật Bản hoặc Tokyo ngoại trừ trường hợp hết sức cần thiết. Một loạt quốc gia khác cũng cho hay sẽ sơ tán nhân viên ngoại giao.
Chính phủ các nước như Iraq, Bahrain và Angola đã thông báo sẽ tạm thời đóng cửa đại sứ quán tại Nhật Bản. Nhân viên của họ được thông báo nên rời khỏi Tokyo. Chính phủ Áo cũng đã sơ tán các quan chức đại sứ quán đến Kyoto, cũng ở miền tây Nhật Bản.
Không từ bỏ vì vẫn “khát”
Theo New York Times, thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản đã khiến cho các cơ quan năng lượng tại Mỹ và các nước phát triển ở châu Âu phải cân nhắc lại kế hoạch phát triển nguồn năng lượng này. Và nếu tình hình trầm trọng hơn, có thể cả các nước đang phát triển có lẽ cũng sẽ phải xem xét lại các kế hoạch của mình.
Tuy nhiên, tờ báo trên bình luận, dù thừa nhận yêu cầu về đảm bảo an toàn, các nước này cho biết nhu cầu năng lượng khổng lồ của họ buộc họ phải tiếp tục đầu tư vào phát triển điện hạt nhân.
Trong những năm gần đây, châu Á dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng hạt nhân vì các nước trong khu vực này tìm cách đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện đang tăng vọt cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA), trong số trên 62 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng, có đến 60 nhà máy là ở châu Á.
Chỉ riêng ở Trung Quốc, nơi mà 27 nhà máy điện nguyên tử đang được xây dựng và 50 nhà máy khác được dự trù, Thứ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường của nước này vừa tuyên bố sẽ vẫn đẩy mạnh chương trình hạt nhân, mặc dù ở Nhật Bản đang có nguy cơ phóng xạ.
Một nước châu Á khác cũng đang đóng vai trò hàng đầu về điện nguyên tử là Hàn Quốc, trong tuần này cũng cho biết vẫn quyết tâm theo đuổi tham vọng hạt nhân và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ của họ.
Trong khi đó, theo ông Srikumar Banerjee, Chủ tịch Ủy ban năng lượng nguyên tử của Ấn Độ, nước này đang trong cơn khát năng lượng trầm trọng. Gần 40% dân số Ấn Độ không có điện dùng thường xuyên, do đó yêu cầu có thêm nguồn điện đang ngày càng trở nên cấp thiết tại quốc gia có 1,2 tỉ dân này.
Không chỉ có châu Á, nhiều quốc gia Đông Âu và Trung Đông cũng đang chạy đua phát triển năng lượng hạt nhân và có khả năng họ sẽ không từ bỏ tham vọng này, sau những gì tại Nhật Bản.
Italy, Nga và Cộng hòa Czech đều đã tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi các chính sách năng lượng của mình. Tại Trung Đông, các quốc gia đang ráo riết xây dựng các nhà máy hạt nhân, như Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
UAE đang chiếm vị trí dẫn đầu khu vực Trung Đông với kế hoạch xây dựng 4 nhà máy điện hạt nhân tại thành phố Braka, bên vịnh Persian từ nay đến năm 2017 và dự kiến đến năm 2020 sẽ cung cấp một phần tư năng lượng cho cả nước.
Jordan, Kuwait, Qatar, Bahrain và Ai Cập cũng đang nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và thậm chí đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ như Saudi Arabia cũng đang cân nhắc về một thành phố sử dụng điện hạt nhân.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ tiếp tục phát triển kế hoạch xây hai nhà máy hạt nhân, trong đó có một nhà máy sử dụng công nghệ hạt nhân của Nhật Bản, do Công ty năng lượng điện Tokyo và Toshiba cung cấp. Quốc gia này có rất nhiều vùng đứt gãy về địa chất trên cả nước.
Đến Nhật mà còn…
Nhưng dẫu sao, nguy cơ một Chernobyl thứ hai tại Nhật Bản cũng sẽ giảm bớt đà phát triển điện nguyên tử trên thế giới. Các tổ chức bảo vệ môi trường sẽ lấy ví dụ của Nhật Bản để chứng minh cho những hiểm họa của năng lượng hạt nhân.
Lập luận này rất đơn giản: Người Nhật có tiếng là kỹ lưỡng nhất châu Á. Nếu họ mà còn không bảo đảm được an toàn cho các lò phản ứng hạt nhân thì đúng là rất đáng lo ngại.
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Manmohan Singh đã ra lệnh kiểm tra an toàn của hai lò phản ứng hạt nhân hiện có ở nước này, "đặc biệt với chủ trương đảm bảo rằng các nhà máy này sẽ có khả năng chống chịu trước tác động của các thảm họa tự nhiên như sóng thần và động đất".
Ấn Độ hiện có 20 lò phản ứng hạt nhân đã đi vào hoạt động và dự kiến sẽ chi khoảng 150 tỷ USD để xây thêm các nhà máy mới trên cả nước. Nước này ước tính đến năm 2050, nguồn năng lượng hạt nhân sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay, đáp ứng khoảng ¼ nhu cầu điện năng của cả nước.
Ngay cả Trung Quốc cũng cho biết sẽ “rút ra những bài học” từ cuộc khủng hoảng ở Nhật. Tại Bắc Kinh, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Xie Zhenhua khẳng định, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm tra mức độ an toàn hạt nhân và giám sát các nhà máy.
Hiện Trung Quốc có 11 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và dự kiến sẽ tiếp tục xây thêm mỗi năm 10 cơ sở mới trong vòng một thập kỷ tới. Hiện nay, mức tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng lên 12%/năm.
Theo RFI, một số quốc gia đang dự tính lao vào việc phát triển năng lượng hạt nhân thì bây giờ tỏ ra do dự. Chẳng hạn như Thủ tướng Abhisit Vejjajiva hôm 13/3 vừa qua tuyên bố với các phóng viên rằng: “Thái Lan đang nghiên cứu vấn đề này, nhưng những gì xảy ra ở Nhật Bản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến quyết định có nên xây các nhà máy điện nguyên tử ở Thái Lan hay không”.
Ở Malaysia, quốc gia cũng đang dự định xây hai nhà máy hạt nhân, chính quyền đang trấn an rằng phải mất ít nhất một thập kỷ các nhà máy đó mới hoàn tất, bởi vì họ sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng, và họ sẽ không làm một cách bí mật mà sẽ thông báo công khai cho người dân.
Theo tờ New York Times, thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản có lẽ sẽ là chủ đề tranh cãi lớn nhất về năng lượng hạt nhân trên thế giới trong năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích tại Ấn Độ tin rằng, cuộc khủng hoảng này sẽ khó có thể gây nên những phản đối chống lại các nhà máy điện hạt nhân ở quốc gia này, do nhu cầu điện tại đây đang tăng cao.