Cách phòng chống và xử lý say nắng, say nóng trong mùa hè
Say nắng, say nóng có 3 giai đoạn:
Hội chứng say nắng, say nóng hay gặp trong mùa hè, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta; Với các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhức đầu, gây đột quỵ, nếu không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.
Cách phòng ngừa: Để phòng chống bị say nắng trong thời tiết mùa hè oi bức như hiện nay, nếu phải đi ra đường nên chọn quần áo rộng, thấm mồ hôi. Những người phải làm việc trong môi trường nắng nóng nên trang bị đầy đủ mũ nón, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, kính và làm thoáng mát môi trường làm việc đặc biệt là công xưởng, hầm lò.Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 -20 phút. Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức Đặc biệt, những người làm việc nhiều ngoài nắng nóng cần khám sàng lọc để biết tình trạng sức khỏe, huyết áp xem có chịu đựng được trong thời tiết nắng nóng không, đồng thời phải rèn luyện, bồi dưỡng sức khỏe ăn đủ chất, để đối phó với tình trạng khắc nghiệt, phải đảm bảo uống nước đầy đủ trước trong, sau khi hoạt động ngoài nắng nóng, nước sạch đặc biệt có khoáng, và điện giải. Nếu đã bị say nắng, việc đầu tiên, đưa nạn nhân vào nơi mát, thoáng đãng, nới nỏng quần áo, lau mồ hôi, quạt mát cho bệnh nhân, tránh nơi gió lùa, đặc biệt phải bù nước và điện giải ngay. Nguyên tắc uống từ từ, 1 lần 100ml- 150ml, cách 15, 20 phút lại uống, tùy mức độ cơ thể người bệnh. Nếu có điều kiện chúng ta dùng chè, đậu xanh, đậu đỏ, chè sen, sắn dây, có đường, giúp bổ sung đường huyết. Nếu trường hợp bện nặng quá cần chuyên môn, y học như cần tiêm, chuyền và bổ dung chất cần thiết. Những thực phẩm giúp phòng chống say nắng:Khi bị say nắng, có thể dùng khăn ướt lạnh đắp vào nách, bẹn, khuỷu, cổ tay, ngâm bàn tay và cẳng tay vào nước mát. Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.Ngoài ra, các thực phẩm như đồ ăn cay, nướng, trà, cà phê có thể gây mất nước, tăng thân nhiệt, làm trầm trọng các triệu chứng suy nhược của cơ thể khi thời tiết nắng nóng. Những thức nước uống sau có thể chữa say nắng hiệu quả:- Bí xanh một miếng khoảng 150 g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.- Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.- Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay
PGS. TS Hồ Bá Do, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y cho biết, có 2 yếu tố dẫn đến say nắng đó là tổn thương tế bào và mất cân bằng bên trong cơ thể và bên ngoài. Bên ngoài nhiệt độ đang tăng, cơ thể chúng ta hằng định ở 36 độ rưỡi cộng trừ 5, nếu ta không điều chỉnh được nhiệt độ để hạ xuống khi nhiệt độ bên ngoài gia tăng, khi nhiệt độ cơ thể cũng tăng theo 40 độ sẽ gây rối loạn cân bằng bên ngoài bên trong và dẫn đến tổn thương tế bào. Nguyên nhân do nhiệt, nhiệt ở mức độ cao, nơi làm việc, nơi thao trường của bộ đội tập luyện, hoặc nơi làm việc của công nhân kín quá, trật trội, máy móc bức xạ, tia hồng ngoại có ánh nắng mặt trời, khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ, cơ thể không chịu được, lúc đó bệnh sẽ xảy ra. Say nắng là do ánh nắng mặt trời diễn biến rất nhanh, đột ngột còn say nóng ngược lại từ từ, khi cơ thể cố gắng chịu đựng nhiệt độ, say nóng có thể diễn ra buổi chiều, còn say nắng thường buổi trưa khi ánh nắng mặt trời chói chang nhất. + Giai đoạn choáng váng và chuột rút, cơ thể phải thải nhiệt đối lưu bằng dẫn chuyền, nếu không đáp ứng được thì mất cân bằng và choáng váng, nặng hơn là chuột rút và co các cơ. + Mức độ vừa: Người bệnh thấy kiệt sức, rất mệt, thở nhiều, mạch đập tăng lên nhưng trí não, thần kinh vẫn tỉnh táo. + Nếu cơ thể không vượt qua được thì đến giai đoạn thứ 3 là đột quỵ, hoàn toàn bị ngất, huyết áp hạ. Hậu quả của chứng say nắng: Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tổn thương tế bào, nhiễm độc tế bào, cơ thể không điều chỉnh được dẫn đến hôn mê, thiếu máu não, tổn thương não không hồi phục dẫn đến tử vong.
Khi nạn nhân bị say nắng cần đưa vào nơi thoáng mát, bù nước và điện giải ngay
- Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè.- Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng "hạ họa" và đẩy lùi say nắng.- Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.- Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.- Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng.- Nước chanh: Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.Một số bài thuốc dân gian đơn giản chữa bệnh say nắng:- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi: sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân. - Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.