“Chủ tịch Trung Quốc phát biểu, đại biểu vỗ tay trong tâm thế nào?”
Đại biểu Dương Trung Quốc góp ý về hoạt động đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ qua
“Cử tri hỏi tôi, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu thì đại biểu vỗ tay trong tâm thế nào? Đồng thuận hay xã giao?”
Câu hỏi này được đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra tại phiên thảo luận về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, sáng 28/3.
Một trong những nội dung được ông Quốc tập trung góp ý là hoạt động đối ngoại của Quốc hội.
Ông nói, diễn đàn Quốc hội - diễn đàn cao nhất - đã trân trọng đón ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, với bài diễn văn không dài nhưng rất sâu sắc.
“Song, qua ba nhiệm kỳ Quốc hội mà tôi được chứng kiến thì ngoài ông Tổng thư ký, chỉ có hai lần Quốc hội đón nguyên thủ quốc gia, đều là của Trung Quốc, là ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình”, ông Quốc bình luận.
“Đấy là quốc gia lớn, có nhiều quan hệ với nước ta, nên rất trân trọng, nhưng như thế thì dân băn khoăn”, ông Quốc phản ánh.
Vấn đề ông đặt ra là, tại sao lại không đặt thành thông lệ, tất nhiên có chuẩn mực, để mời nhiều tiếng nói hơn trên diễn đàn Quốc hội? Và trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay thì ai là người mời? Có phải ý chí của Quốc hội không?
Ông Quốc cũng nhấn mạnh rằng, diễn đàn Quốc hội là nơi bày tỏ quan điểm, chứ không thuần tuý là diễn đàn xã giao.
“Cử tri hỏi tôi, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu (trong lần ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, tháng 11/2015 - PV) thì đại biểu vỗ tay trong tâm thế nào? Đồng thuận hay xã giao?”, ông Quốc nói.
Và theo ông thì nên chuẩn mực hóa hoạt động ngoại giao của Quốc hội.
Vẫn liên quan đến vấn đề đối ngoại, nhiều đại biểu nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua Quốc hội đã có nhiều hoạt động đối ngoại lớn và rất thành công.
Dù vậy, theo đại biểu Quốc, thì quan trọng là hoạt động đó tác động trực tiếp đến dân như thế nào.
“Làm sao đi biển yên tâm không ai đàn áp, làm sao biển Đông không còn gợn sóng, làm sao bảo vệ chủ quyền đất nước, trên lĩnh vực này thì dân vẫn chưa hài lòng”, ông Quốc đánh giá.
Dưới góc nhìn của một người có tới ba khoá làm đại biểu Quốc hội, ông Quốc cho rằng với tư cách là cơ quan đai diện cao nhất của dân, thì nhiều phản ứng của Quốc hội còn chậm.
“Những vấn đề còn nguyên vẹn như vậy, Quốc hội cần quan tâm hơn nữa có tiếng nói kịp thời”, ông Quốc đề nghị.
Cũng đề cập tới trách nhiệm của Quốc hội, ở một góc nhìn khác, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) phân tích, theo luật thì Quốc hội có rất nhiều quyền, quyết định rất nhiều vấn đề lờn và Chính phủ không có dư địa gì để quyết các chính sách lớn.
“Vậy thì việc Quốc hội chia sẻ những tồn tại của đất nước như thế nào, thì cần tự vấn lại mình”, ông Lịch phát biểu.
Một số ví dụ cụ thể được đại biểu Lịch dẫn chứng là Quốc hội nói nhiều về nợ công và bội chi, nhưng khi bội chi vượt chỉ tiêu thì Quốc hội vẫn quyết cả.
Rồi nói nhiều đến tình trạng tăng biên chế bộ máy, nhưng hầu như cứ luật nào ban hành cũng đẻ thêm bộ máy…
Chiều 28/3, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khoá 13.
Câu hỏi này được đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra tại phiên thảo luận về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13, sáng 28/3.
Một trong những nội dung được ông Quốc tập trung góp ý là hoạt động đối ngoại của Quốc hội.
Ông nói, diễn đàn Quốc hội - diễn đàn cao nhất - đã trân trọng đón ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, với bài diễn văn không dài nhưng rất sâu sắc.
“Song, qua ba nhiệm kỳ Quốc hội mà tôi được chứng kiến thì ngoài ông Tổng thư ký, chỉ có hai lần Quốc hội đón nguyên thủ quốc gia, đều là của Trung Quốc, là ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình”, ông Quốc bình luận.
“Đấy là quốc gia lớn, có nhiều quan hệ với nước ta, nên rất trân trọng, nhưng như thế thì dân băn khoăn”, ông Quốc phản ánh.
Vấn đề ông đặt ra là, tại sao lại không đặt thành thông lệ, tất nhiên có chuẩn mực, để mời nhiều tiếng nói hơn trên diễn đàn Quốc hội? Và trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay thì ai là người mời? Có phải ý chí của Quốc hội không?
Ông Quốc cũng nhấn mạnh rằng, diễn đàn Quốc hội là nơi bày tỏ quan điểm, chứ không thuần tuý là diễn đàn xã giao.
“Cử tri hỏi tôi, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu (trong lần ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, tháng 11/2015 - PV) thì đại biểu vỗ tay trong tâm thế nào? Đồng thuận hay xã giao?”, ông Quốc nói.
Và theo ông thì nên chuẩn mực hóa hoạt động ngoại giao của Quốc hội.
Vẫn liên quan đến vấn đề đối ngoại, nhiều đại biểu nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua Quốc hội đã có nhiều hoạt động đối ngoại lớn và rất thành công.
Dù vậy, theo đại biểu Quốc, thì quan trọng là hoạt động đó tác động trực tiếp đến dân như thế nào.
“Làm sao đi biển yên tâm không ai đàn áp, làm sao biển Đông không còn gợn sóng, làm sao bảo vệ chủ quyền đất nước, trên lĩnh vực này thì dân vẫn chưa hài lòng”, ông Quốc đánh giá.
Dưới góc nhìn của một người có tới ba khoá làm đại biểu Quốc hội, ông Quốc cho rằng với tư cách là cơ quan đai diện cao nhất của dân, thì nhiều phản ứng của Quốc hội còn chậm.
“Những vấn đề còn nguyên vẹn như vậy, Quốc hội cần quan tâm hơn nữa có tiếng nói kịp thời”, ông Quốc đề nghị.
Cũng đề cập tới trách nhiệm của Quốc hội, ở một góc nhìn khác, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) phân tích, theo luật thì Quốc hội có rất nhiều quyền, quyết định rất nhiều vấn đề lờn và Chính phủ không có dư địa gì để quyết các chính sách lớn.
“Vậy thì việc Quốc hội chia sẻ những tồn tại của đất nước như thế nào, thì cần tự vấn lại mình”, ông Lịch phát biểu.
Một số ví dụ cụ thể được đại biểu Lịch dẫn chứng là Quốc hội nói nhiều về nợ công và bội chi, nhưng khi bội chi vượt chỉ tiêu thì Quốc hội vẫn quyết cả.
Rồi nói nhiều đến tình trạng tăng biên chế bộ máy, nhưng hầu như cứ luật nào ban hành cũng đẻ thêm bộ máy…
Chiều 28/3, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khoá 13.