Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 1-2022
Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 1 phát hành ngày 3-1/2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...
Không thể đón chào Năm mới 2022 trong không khí nô nức, phấn khởi, vì vẫn còn đó nỗi đau từ hậu quả dịch Covid-19 nhưng mừng vì một năm “hoạn nạn” đã qua và hy vọng năm 2022, mọi sự đều tốt đẹp hơn.
Trong số báo ra sáng thứ Hai, 3/1/2022, cùng Tạp chí Kinh tế Việt Nam nhìn lại năm 2021 với nhiều thử thách chưa từng có đối với nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ nay nhưng cũng nhiều kỷ lục đã đạt được. Và rõ ràng, sự phục hồi và tăng trưởng trong năm 2022 phụ thuộc rất nhiều vào tình hình đại dịch. Nếu có thể kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam sẽ tiếp tục tiến trình phục hồi kinh tế.
Các bài viết bao gồm:
- 10 Dấu ấn kinh tế - xã hội năm 2021 (Do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times bình chọn).
- Công nghiệp khởi sắc nhưng vẫn “hụt” chỉ tiêu do Covid. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ đầu quý 2/2021 và kéo dài gần 4 tháng đã khiến hoạt động sản xuất “tê liệt”, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tăng trưởng cả năm. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động ứng phó từ Chính phủ, các bộ ngành cho đến doanh nghiệp, dịch bệnh dần được kiểm soát, đặc biệt kể từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP được ban hành đã tạo xung lực cho sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ. (Nguyễn Mạnh).
- Lạc quan với triển vọng tăng trưởng năm 2022. P/v bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về dự báo triển vọng tăng trưởng 2022. Khi dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của biến chủng Omicron, nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021. Song, áp lực lạm phát với nền kinh tế sẽ gia tăng khi cầu khôi phục, sản xuất gia tăng và giá cả nguyên vật liệu ở mức cao... (Anh Nhi thực hiện).
- Thu hút FDI năm 2022: Cơ hội từ những dự án khủng. Các động thái gần đây của nhà đầu tư cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022 khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn. (Ngân Hà).
- Lạm phát 2021 thấp hơn chỉ tiêu và sức ép CPI 2022. Kết thúc năm 2021, CPI tăng 1,84%. Đây là mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát năm nay thấp hơn chỉ tiêu 4% được đặt ra tại Nghị quyết 124/2020/QH14
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. (Song Hà).
- Thu ngân sách thong dong về đích. Năm 2021, những tưởng rất khó khăn bởi đại dịch Covid–19 hoành hành nhưng thu ngân sách bất ngờ cán đích trước một tháng. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ phải giãn, hoãn, giảm rất nhiều nguồn thu để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chống chọi với dịch bệnh. (Tuyết Nhi).
- Nhìn lại bước ngoặt từ Nghị quyết 128. Không thể đón chào Năm mới 2022 trong không khí nô nức, phấn khởi, vì vẫn còn đó nỗi đau từ hậu quả dịch Covid-19, với hơn 32.000 đồng bào ta thiệt mạng, trong số hơn 1,7 triệu ca lây nhiễm, cùng cả nghìn trẻ mồ côi, và những thiệt hại không thể lượng hóa hết về kinh tế - xã hội, nhưng mừng vì một năm “hoạn nạn” đã qua và hy vọng năm 2022 này sẽ bừng sáng, mọi sự đều tốt đẹp hơn.. (Nguyễn Quốc Uy).
- Ba bí quyết để dẫn đầu trong ứng dụng AI vào ngân hàng. Trong bối cảnh kỷ nguyên số, bất cứ tổ chức tài chính, ngân hàng nào cũng dễ dàng tiếp cận với tri thức và kinh nghiệm, thậm chí lộ trình để triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Vậy đâu là bí quyết của những người dẫn đầu? (Nguyễn Thị Anh Thơ- Nguyễn Hoàng Thao).
- Bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt được thành tích không ai ngờ tới, với kỷ lục trên 48,6 tỷ USD. Trong đó, có 6 nhóm mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, cao su, rau quả, gạo. (Chu Khôi).
- Bất động sản phía Nam vượt đáy vươn lên. Phá thế trì trệ vì dịch Covid-19 kéo dài, hàng loạt dự án bất động sản ở phía Nam và TP.HCM đồng loạt được khởi công vào dịp cuối năm 2021, sau chuỗi ngày dài khan hiếm nguồn cung mới. (Xuân Nghi).
- Nỗ lực cán đích 3.000 km cao tốc vào năm 2025. Năm 2022 sẽ là năm nhiều sức ép đối với Bộ Giao thông vận tải khi phải “chạy đua” với thời gian để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nhưng siết chặt về chất lượng, đặc biệt là sớm về đích cao tốc Bắc – Nam phía Đông với việc hiện thực hóa 3.000 km cao tốc đến năm 2025.(Ánh Tuyết).
- Thúc đẩy ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Được xem là trụ cột của các ngành công nghệ tương lai, công nghệ blockchain đang mở ra nhiều cơ hội ứng dụng trong thực tế, tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để phát triển một cách bền vững, các startup và doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ này một cách sâu và bài bản thay vì chỉ “gắn mác” blockchain để gọi vốn. (Thu Hoàng).
- Có nên giảm “sức đề kháng” của ngành ẩm thực? Ngành ăn uống vốn đã kiệt sức vì 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, đang dần hồi phục thì nay lại “lảo đảo” đứng không vững với quy định cấm bán hàng tại chỗ của các quận trên địa bàn trung tâm Hà Nội... (Thành Trung).
- Phát triển thị trường lao động: an sinh cần gắn với tiền lươn. Thị trường lao động trong năm 2021 đã phải đối mặt với những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, thu nhập bình quân tháng của người lao động bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc phục hồi thị trường lao động là thách thức rất lớn trong năm 2022, song đây sẽ là động lực quan trọng để hồi phục và phát triển kinh tế… (Phúc Minh).
- Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 202. Sau khi bị Covid-19 toàn cầu “đốn gục” trong năm 2020, nền kinh tế thế giới đã gượng dậy trong năm 2021. Vaccine đã trở thành công cụ chủ đạo cho cuộc chiến chống lại virus Sars-CoV2 để các quốc gia vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. (Kiều Oanh).