Kinh tế Mỹ dưới mắt người biểu tình “Chiếm Phố Wall”
Phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall” ở Mỹ đã sang tuần thứ 4 liên tiếp và đang tăng lên về số lượng người tham dự lẫn tầm ảnh hưởng
Phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall” ở Mỹ đã bước sang tuần thứ tư liên tiếp và đang tăng lên cả về số lượng người tham dự lẫn tầm ảnh hưởng. Hàng ngàn người đã gia nhập cuộc biểu tình. Họ mang theo cả lều trại ngủ đêm gần các sở giao dịch chứng khoán, công viên...
Phong trào “Chiếm Phố Wall” nổi lên hôm 17/9, ban đầu chỉ với vài chục người biểu tình, hầu hết là thanh niên, dựng trại trước Sở giao dịch chứng khoán New York. Hiện số lượng người ủng hộ phong trào này đã tăng đến con số hàng trăm và các quầy bán thực phẩm, thư viện mini và bệnh viện tạm thời cũng được lập ra. Họ thậm chí còn xuất bản một tờ báo riêng với tên gọi “The Occupied Wall Street Journal”.
Những người biểu tình cho rằng Phố Wall là nơi điển hình của sự bất công xã hội và “đại diện cho 99% người dân Mỹ không thể tiếp tục tha thứ cho sự tham lam và vô trách nhiệm của 1% đang độc chiếm quyền lực và tài sản của nước Mỹ”. Nhà hoạt động Ben Green, tham gia cuộc biểu tình tại New York trong nhiều tuần qua, cáo buộc giới tài phiệt và chính trị gia Mỹ cấu kết với nhau, đẩy người dân Mỹ phải xuống đường.
Hiện tại, phong trào biểu tình từ New York đã lan rộng ra khoảng 25 thành phố khác trên khắp nước Mỹ, như Chicago, Los Angeles, Boston và cả thủ đô Washington. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo ngày 6/10 đã phải công khai thừa nhận làn sóng biểu tình “Chiếm Phố Wall” phản ánh tâm trạng thất vọng sâu rộng của người dân đối với hệ thống tài chính của Mỹ.
Tuy nhiên, đến nay, phong trào vẫn chưa có đường hướng và mục đích chung nhất. Từ mục tiêu ban đầu là phản đối những bất công trong hệ thống tài chính và kinh tế Mỹ, hiện cứ ai có bất mãn gì là ra đường gia nhập đoàn biểu tình. Đó là lý do xuất hiện nhiều đợt biểu tình với tên mới như “Chiếm Washington D.C”, “Chiếm Los Angeles”, “Chiếm Seattle”...
Và cũng bởi lý do đa dạng như vậy, kinh tế Mỹ đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Dưới đây là một số gương mặt người biểu tình ở New York và những yêu cầu của họ.
“Đừng chỉ biết in tiền”
Họ tên: Tom DeMatteis
Tuổi: 39
Đến từ: Connecticut
Nghề nghiệp: Chủ doanh nghiệp nhỏ
Lý do biểu tình: Đóng cửa Cục Dự trữ Liên bang
Tom DeMatteis là một người cha đơn thân và là ông chủ một cửa hiệu bánh Pizza. Lý do anh tham dự cuộc biểu tình này là để kêu gọi “đóng cửa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)”, đưa FED ra khỏi Bộ Tài chính Mỹ cũng như hệ thống quản lý tài chính tiền tệ. Anh hiện đang ngập đầu trong thuế má. “Từ thuế nhà đất cho tới thuế thu nhập rồi thuế an ninh, toàn thuế là thuế”, anh than thở. “Những gì tôi đang cố gắng làm là kêu gọi mọi người nhận thức nhiều hơn rằng đồng tiền của chúng ta đang mất giá trị và nó đang đứng ở bờ vực của sự đổ vỡ”, anh nói. “Chúng ta không thể tiếp tục in tiền”.
“Bảo vệ những số phận nhỏ bé”
Họ tên: Cathy James
Tuổi: 31
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Nhân viên xã hội
Lý do biểu tình: Cải tổ chính phủ
Cathy James dẫn theo cô con gái 2 tuổi của chị tham dự cuộc biểu tình. James nói rằng, chị hy vọng cuộc biểu tình sẽ mang lại “một sự thay đổi có ý nghĩa”. “Thật đáng mừng khi thấy nhiều người có cảm nhận giống như tôi. Tôi hy vọng cuộc biểu tình này sẽ dẫn tới một sự thay đổi... bảo vệ những thân phận nhỏ bé nhiều hơn là các công ty lớn”, chị nói. James cho biết chị cảm thấy những ưu tiên hiện tại của Chính phủ Mỹ không phản ánh được vấn đề mà chị quan tâm, ngược lại “nó phản ánh những vận động hành lang, hay phơi bày một sự thật là họ đã chịu ơn của các tổ chức lớn chi tiền cho các chiến dịch tranh cử”.
“Cần có lương hưu”
Họ tên: Sue McAnanama
Tuổi: 62
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Về hưu
Lý do biểu tình: Vì thế hệ tương lai
Sue McAnanama đã quá quen với các cuộc biểu tình. Người phụ nữ 62 tuổi này cho biết, bà đã vô số lần tham dự các cuộc biểu tình phản chiến. Sở dĩ bà ủng hộ phong trào “Chiếm Phố Wall”, vì ở đó mọi người sát cánh cùng nhau hướng tới mục tiêu chung: Sự thay đổi. Vấn đề mà bà quan tâm nhiều nhất là phúc lợi xã hội cho các thế hệ tương lai, McAnanama nói. Hiện tại, bà hoàn toàn sống dựa vào khoản lương hưu ít ỏi của người chồng. “Tôi từng có một công việc tốt, nhưng tôi không có lương hưu, chồng tôi thì có. Những bạn trẻ tương lai có thể không có tiền hưu. Nếu không có tiền hưu, bạn sẽ sống như thế nào?”, bà tâm sự.
“Tôi không tin vào chủ nghĩa tư bản”
Họ tên: Max Richmond
Tuổi: 26
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Thợ mộc
Lý do biểu tình: Sự chi phối của các tập đoàn đối với chính phủ
Max Richmond nói, anh tham dự cuộc biểu tình để phản đối việc “một nhóm dân số nhỏ đang thống trị chính quyền Mỹ”. Richmon cho biết, anh không phản đối chủ nghĩa tư bản nhưng anh không tin vào hệ thống này. “Cá nhân tôi không tin vào chủ nghĩa tư bản, nhưng tôi không lan truyền điều đó hoặc thuyết phục người khác nghe theo những gì tôi tin”.
“Thay đổi nhận thức”
Họ tên: Leah Graves
Đến từ: Missouri
Tuổi: 20
Nghề nghiệp: Nhân viên
Lý do biểu tình: Thay đổi nhận thức
Leah Graves tới New York để đi nghỉ và cô đã tham dự cuộc biểu tình ở đây. Graves nói, cô đang cố mở rộng nhận thức của mình về các vấn đề khác nhau. “Tôi muốn lắng nghe nhiều hơn về những gì đang diễn ra ở đất nước mình bằng chính đôi tai của tôi. Tôi muốn nghe xem mọi người nói điều gì”, cô tâm sự.
“Quan tâm người vô gia cư”
Họ tên: David Mullins
Đến từ: California
Tuổi: 57
Nghề nghiệp: Thất nghiệp
Lý do biểu tình: Chiến đấu vì người vô gia cư, cựu chiến binh
David Mullins nói, ông tham dự cuộc biểu tình này bởi các cựu binh Mỹ không được đối xử công bằng và nạn vô gia cư đang bị chính quyền bỏ mặc. Ông đã trở thành một người vô gia cư hơn 2 tháng nay. Mullins nói, nếu Chính phủ Mỹ dừng hai cuộc chiến hiện nay, số tiền tiết kiệm thu được có thể dùng để giúp đỡ người vô gia cư.
“Chính phủ cần phải đứng thẳng”
Họ tên: Dorene Senutz
Tuổi: 50
Đến từ: Pennsylvania
Nghề nghiệp: Thất nghiệp
Lý do biểu tình: Quan hệ giữa chính phủ và các tập đoàn
Dorene Senutz đã đi xe bus từ nhà đến nơi biểu tình. Senutz nói, bà đã chán ngấy cảnh Chính phủ Mỹ trở thành “nô lệ” của các tập đoàn. “Tôi tới để ủng hộ mọi người. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho tới khi nào chính phủ đứng thẳng lên và không nhận nhiều tiền tới như vậy từ các tập đoàn”, bà nói. Senutz cũng hy vọng cuộc biểu tình sẽ lan rộng khắp nước Mỹ để “họ phải lắng nghe chúng tôi nói”.
Phong trào “Chiếm Phố Wall” nổi lên hôm 17/9, ban đầu chỉ với vài chục người biểu tình, hầu hết là thanh niên, dựng trại trước Sở giao dịch chứng khoán New York. Hiện số lượng người ủng hộ phong trào này đã tăng đến con số hàng trăm và các quầy bán thực phẩm, thư viện mini và bệnh viện tạm thời cũng được lập ra. Họ thậm chí còn xuất bản một tờ báo riêng với tên gọi “The Occupied Wall Street Journal”.
Những người biểu tình cho rằng Phố Wall là nơi điển hình của sự bất công xã hội và “đại diện cho 99% người dân Mỹ không thể tiếp tục tha thứ cho sự tham lam và vô trách nhiệm của 1% đang độc chiếm quyền lực và tài sản của nước Mỹ”. Nhà hoạt động Ben Green, tham gia cuộc biểu tình tại New York trong nhiều tuần qua, cáo buộc giới tài phiệt và chính trị gia Mỹ cấu kết với nhau, đẩy người dân Mỹ phải xuống đường.
Hiện tại, phong trào biểu tình từ New York đã lan rộng ra khoảng 25 thành phố khác trên khắp nước Mỹ, như Chicago, Los Angeles, Boston và cả thủ đô Washington. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo ngày 6/10 đã phải công khai thừa nhận làn sóng biểu tình “Chiếm Phố Wall” phản ánh tâm trạng thất vọng sâu rộng của người dân đối với hệ thống tài chính của Mỹ.
Tuy nhiên, đến nay, phong trào vẫn chưa có đường hướng và mục đích chung nhất. Từ mục tiêu ban đầu là phản đối những bất công trong hệ thống tài chính và kinh tế Mỹ, hiện cứ ai có bất mãn gì là ra đường gia nhập đoàn biểu tình. Đó là lý do xuất hiện nhiều đợt biểu tình với tên mới như “Chiếm Washington D.C”, “Chiếm Los Angeles”, “Chiếm Seattle”...
Và cũng bởi lý do đa dạng như vậy, kinh tế Mỹ đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Dưới đây là một số gương mặt người biểu tình ở New York và những yêu cầu của họ.
“Đừng chỉ biết in tiền”
Họ tên: Tom DeMatteis
Tuổi: 39
Đến từ: Connecticut
Nghề nghiệp: Chủ doanh nghiệp nhỏ
Lý do biểu tình: Đóng cửa Cục Dự trữ Liên bang
Tom DeMatteis là một người cha đơn thân và là ông chủ một cửa hiệu bánh Pizza. Lý do anh tham dự cuộc biểu tình này là để kêu gọi “đóng cửa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)”, đưa FED ra khỏi Bộ Tài chính Mỹ cũng như hệ thống quản lý tài chính tiền tệ. Anh hiện đang ngập đầu trong thuế má. “Từ thuế nhà đất cho tới thuế thu nhập rồi thuế an ninh, toàn thuế là thuế”, anh than thở. “Những gì tôi đang cố gắng làm là kêu gọi mọi người nhận thức nhiều hơn rằng đồng tiền của chúng ta đang mất giá trị và nó đang đứng ở bờ vực của sự đổ vỡ”, anh nói. “Chúng ta không thể tiếp tục in tiền”.
“Bảo vệ những số phận nhỏ bé”
Họ tên: Cathy James
Tuổi: 31
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Nhân viên xã hội
Lý do biểu tình: Cải tổ chính phủ
Cathy James dẫn theo cô con gái 2 tuổi của chị tham dự cuộc biểu tình. James nói rằng, chị hy vọng cuộc biểu tình sẽ mang lại “một sự thay đổi có ý nghĩa”. “Thật đáng mừng khi thấy nhiều người có cảm nhận giống như tôi. Tôi hy vọng cuộc biểu tình này sẽ dẫn tới một sự thay đổi... bảo vệ những thân phận nhỏ bé nhiều hơn là các công ty lớn”, chị nói. James cho biết chị cảm thấy những ưu tiên hiện tại của Chính phủ Mỹ không phản ánh được vấn đề mà chị quan tâm, ngược lại “nó phản ánh những vận động hành lang, hay phơi bày một sự thật là họ đã chịu ơn của các tổ chức lớn chi tiền cho các chiến dịch tranh cử”.
“Cần có lương hưu”
Họ tên: Sue McAnanama
Tuổi: 62
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Về hưu
Lý do biểu tình: Vì thế hệ tương lai
Sue McAnanama đã quá quen với các cuộc biểu tình. Người phụ nữ 62 tuổi này cho biết, bà đã vô số lần tham dự các cuộc biểu tình phản chiến. Sở dĩ bà ủng hộ phong trào “Chiếm Phố Wall”, vì ở đó mọi người sát cánh cùng nhau hướng tới mục tiêu chung: Sự thay đổi. Vấn đề mà bà quan tâm nhiều nhất là phúc lợi xã hội cho các thế hệ tương lai, McAnanama nói. Hiện tại, bà hoàn toàn sống dựa vào khoản lương hưu ít ỏi của người chồng. “Tôi từng có một công việc tốt, nhưng tôi không có lương hưu, chồng tôi thì có. Những bạn trẻ tương lai có thể không có tiền hưu. Nếu không có tiền hưu, bạn sẽ sống như thế nào?”, bà tâm sự.
“Tôi không tin vào chủ nghĩa tư bản”
Họ tên: Max Richmond
Tuổi: 26
Đến từ: New York
Nghề nghiệp: Thợ mộc
Lý do biểu tình: Sự chi phối của các tập đoàn đối với chính phủ
Max Richmond nói, anh tham dự cuộc biểu tình để phản đối việc “một nhóm dân số nhỏ đang thống trị chính quyền Mỹ”. Richmon cho biết, anh không phản đối chủ nghĩa tư bản nhưng anh không tin vào hệ thống này. “Cá nhân tôi không tin vào chủ nghĩa tư bản, nhưng tôi không lan truyền điều đó hoặc thuyết phục người khác nghe theo những gì tôi tin”.
“Thay đổi nhận thức”
Họ tên: Leah Graves
Đến từ: Missouri
Tuổi: 20
Nghề nghiệp: Nhân viên
Lý do biểu tình: Thay đổi nhận thức
Leah Graves tới New York để đi nghỉ và cô đã tham dự cuộc biểu tình ở đây. Graves nói, cô đang cố mở rộng nhận thức của mình về các vấn đề khác nhau. “Tôi muốn lắng nghe nhiều hơn về những gì đang diễn ra ở đất nước mình bằng chính đôi tai của tôi. Tôi muốn nghe xem mọi người nói điều gì”, cô tâm sự.
“Quan tâm người vô gia cư”
Họ tên: David Mullins
Đến từ: California
Tuổi: 57
Nghề nghiệp: Thất nghiệp
Lý do biểu tình: Chiến đấu vì người vô gia cư, cựu chiến binh
David Mullins nói, ông tham dự cuộc biểu tình này bởi các cựu binh Mỹ không được đối xử công bằng và nạn vô gia cư đang bị chính quyền bỏ mặc. Ông đã trở thành một người vô gia cư hơn 2 tháng nay. Mullins nói, nếu Chính phủ Mỹ dừng hai cuộc chiến hiện nay, số tiền tiết kiệm thu được có thể dùng để giúp đỡ người vô gia cư.
“Chính phủ cần phải đứng thẳng”
Họ tên: Dorene Senutz
Tuổi: 50
Đến từ: Pennsylvania
Nghề nghiệp: Thất nghiệp
Lý do biểu tình: Quan hệ giữa chính phủ và các tập đoàn
Dorene Senutz đã đi xe bus từ nhà đến nơi biểu tình. Senutz nói, bà đã chán ngấy cảnh Chính phủ Mỹ trở thành “nô lệ” của các tập đoàn. “Tôi tới để ủng hộ mọi người. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho tới khi nào chính phủ đứng thẳng lên và không nhận nhiều tiền tới như vậy từ các tập đoàn”, bà nói. Senutz cũng hy vọng cuộc biểu tình sẽ lan rộng khắp nước Mỹ để “họ phải lắng nghe chúng tôi nói”.