Mỹ - Cuba bất ngờ nối lại quan hệ ngoại giao
Obama tuyên bố sự kết thúc đối với chính sách cô lập Cuba mà ông gọi là “cứng nhắc và lỗi thời”
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (17/12) tuyên bố nước này sẽ nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 5 thập kỷ gián đoạn.
Theo tin từ Reuters, sau 18 tháng đàm phán bí mật do tòa thánh Vatican và Canada giữ vai trò trung gian, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 16/12 đã nhất trí trao đổi tù nhân và mở đại sứ quán của nước này tại nước kia.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày hôm qua, ông Obama tuyên bố sự kết thúc đối với chính sách cô lập Cuba mà ông gọi là “cứng nhắc và lỗi thời”. Ông Obama nói, chính sách ngoại giao mà Mỹ áp dụng đối với Cuba trong 53 năm qua đã không hiệu quả trong việc tạo ra thay đổi đối với Havana.
Tổng thống Mỹ cho hay, động thái này của Washington được mở ra sau khi Cuba phóng thích Alan Gross, 65 tuổi, một người Mỹ đã bị Cuba giam giữ trong 5 năm. Ngoài ra, Cuba cũng phóng thích một điệp viên làm việc cho Mỹ đã bị nước này giam trong 20 năm. Đổi lại, Mỹ trả tự do cho 3 nhân viên tình báo Cuba mà Mỹ giam giữ.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cuba Castro đánh giá cao việc hai nước trao đổi tù nhân và quyết định nối lại quan hệ với Cuba của ông Obama. Vốn là một nhà lãnh đạo “kín tiếng”, ông Castro đã tránh những tuyên bố “đao to búa lớn” trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, nhưng nói rằng việc Mỹ phóng thích 3 tù nhân Cuba đã đem lại “niềm vui lớn cho gia đình của họ và tất cả người dân đất nước chúng ta”.
Theo ông Obama, Giáo hoàng Francis, vị Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ Latin, đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực để tù nhân Mỹ Gross được phóng thích. Một phần lớn dân số Cuba là người theo Công giáo, nên Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn ở nước này. Vatican đã làm việc chặt chẽ với cả hai bên và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa quan chức cấp cao Mỹ và Cuba - quan chức chính quyền Obama tiết lộ.
Sự chuyển biến chính sách trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đồng nghĩa với việc mở ra một số hoạt động giao thương và giao thông giữa hai nước, nhưng chưa kết thúc lệnh cấm vận thương mại áp dụng bấy lâu.
Để Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba, cần có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Ông Obama nói ông sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn này, nhưng nhiều khả năng ông sẽ gặp nhiều thách thức.
Các hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Mỹ tới thăm Cuba. Tuy vậy, cánh cửa vẫn chưa rộng mở cho khách du lịch Mỹ “đổ bộ” tới đảo quốc vùng Caribbean này.
Havana và Washington đã đối đầu về ý thức hệ không lâu khi sau cuộc cách mạng 1959 đưa Fidel Castro trở thành lãnh tụ của Cuba. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã bị Mỹ cắt đứt vào năm 1961 và Mỹ đã duy trì cấm vận thương mại đối với đảo quốc chỉ cách bang Florida có 140 km về phía Nam trong hơn 50 năm qua.
Những người chỉ trích quyết định của ông Obama nói Cuba không xứng được nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vì Havana chưa thay đổi. Thống đốc bang Florida Jeb Bush, một ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa cho cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ năm 2016, nói với tờ USA Today: “Tôi không nghĩ là chúng ta nên đàm phán với Cuba để thay đổi quan hệ”.
Ngày càng có nhiều nghị sỹ Mỹ ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, tuy nhiên đa phần đều là các nghị sỹ Dân chủ. Sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 vừa qua, Đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ từ đầu năm sau.
Nhưng cho dù chịu sự chỉ trích ra sao của phe Cộng hòa, động thái của ông Obama thể hiện sự tự do chính trị của một vị Tổng thống đã đi qua một nửa nhiệm kỳ thứ hai và không còn lo tranh cử thêm lần nữa. Động thái này cũng củng cố niềm hy vọng của Đảng Dân chủ về duy trì sự ủng hộ của các cử tri gốc Latin trong cuộc bầu cử năm 2016.
Theo một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters thực hiện với sự tham gia của hơn 31.000 người Mỹ trưởng thành trong thời gian từ tháng 7-10 năm nay, có tới 43% ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, chỉ có 1/5 phản đối, và 37% nói không rõ.
Theo tin từ Reuters, sau 18 tháng đàm phán bí mật do tòa thánh Vatican và Canada giữ vai trò trung gian, ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 16/12 đã nhất trí trao đổi tù nhân và mở đại sứ quán của nước này tại nước kia.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày hôm qua, ông Obama tuyên bố sự kết thúc đối với chính sách cô lập Cuba mà ông gọi là “cứng nhắc và lỗi thời”. Ông Obama nói, chính sách ngoại giao mà Mỹ áp dụng đối với Cuba trong 53 năm qua đã không hiệu quả trong việc tạo ra thay đổi đối với Havana.
Tổng thống Mỹ cho hay, động thái này của Washington được mở ra sau khi Cuba phóng thích Alan Gross, 65 tuổi, một người Mỹ đã bị Cuba giam giữ trong 5 năm. Ngoài ra, Cuba cũng phóng thích một điệp viên làm việc cho Mỹ đã bị nước này giam trong 20 năm. Đổi lại, Mỹ trả tự do cho 3 nhân viên tình báo Cuba mà Mỹ giam giữ.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cuba Castro đánh giá cao việc hai nước trao đổi tù nhân và quyết định nối lại quan hệ với Cuba của ông Obama. Vốn là một nhà lãnh đạo “kín tiếng”, ông Castro đã tránh những tuyên bố “đao to búa lớn” trong bài phát biểu trên truyền hình của mình, nhưng nói rằng việc Mỹ phóng thích 3 tù nhân Cuba đã đem lại “niềm vui lớn cho gia đình của họ và tất cả người dân đất nước chúng ta”.
Theo ông Obama, Giáo hoàng Francis, vị Giáo hoàng đầu tiên là người Mỹ Latin, đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực để tù nhân Mỹ Gross được phóng thích. Một phần lớn dân số Cuba là người theo Công giáo, nên Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn ở nước này. Vatican đã làm việc chặt chẽ với cả hai bên và tổ chức các cuộc gặp trực tiếp giữa quan chức cấp cao Mỹ và Cuba - quan chức chính quyền Obama tiết lộ.
Sự chuyển biến chính sách trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đồng nghĩa với việc mở ra một số hoạt động giao thương và giao thông giữa hai nước, nhưng chưa kết thúc lệnh cấm vận thương mại áp dụng bấy lâu.
Để Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Cuba, cần có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Ông Obama nói ông sẽ tìm kiếm sự phê chuẩn này, nhưng nhiều khả năng ông sẽ gặp nhiều thách thức.
Các hạn chế đi lại sẽ được nới lỏng, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Mỹ tới thăm Cuba. Tuy vậy, cánh cửa vẫn chưa rộng mở cho khách du lịch Mỹ “đổ bộ” tới đảo quốc vùng Caribbean này.
Havana và Washington đã đối đầu về ý thức hệ không lâu khi sau cuộc cách mạng 1959 đưa Fidel Castro trở thành lãnh tụ của Cuba. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã bị Mỹ cắt đứt vào năm 1961 và Mỹ đã duy trì cấm vận thương mại đối với đảo quốc chỉ cách bang Florida có 140 km về phía Nam trong hơn 50 năm qua.
Những người chỉ trích quyết định của ông Obama nói Cuba không xứng được nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vì Havana chưa thay đổi. Thống đốc bang Florida Jeb Bush, một ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa cho cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ năm 2016, nói với tờ USA Today: “Tôi không nghĩ là chúng ta nên đàm phán với Cuba để thay đổi quan hệ”.
Ngày càng có nhiều nghị sỹ Mỹ ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, tuy nhiên đa phần đều là các nghị sỹ Dân chủ. Sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 vừa qua, Đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ từ đầu năm sau.
Nhưng cho dù chịu sự chỉ trích ra sao của phe Cộng hòa, động thái của ông Obama thể hiện sự tự do chính trị của một vị Tổng thống đã đi qua một nửa nhiệm kỳ thứ hai và không còn lo tranh cử thêm lần nữa. Động thái này cũng củng cố niềm hy vọng của Đảng Dân chủ về duy trì sự ủng hộ của các cử tri gốc Latin trong cuộc bầu cử năm 2016.
Theo một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters thực hiện với sự tham gia của hơn 31.000 người Mỹ trưởng thành trong thời gian từ tháng 7-10 năm nay, có tới 43% ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba, chỉ có 1/5 phản đối, và 37% nói không rõ.