Ngựa mở đường kinh doanh
Chăn nuôi các loại gia súc chủ yếu để lấy thịt, riêng nuôi ngựa là để thồ hàng, kéo xe, chạy đua, làm xiếc, nấu cao, lấy huyết thanh
Chăn nuôi các loại gia súc chủ yếu để lấy thịt, riêng nuôi ngựa là để thồ hàng, kéo xe, chạy đua, làm xiếc, nấu cao, lấy huyết thanh.
Đến Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (ở thị xã Sông Công - Thái Nguyên), trên những thảo nguyên xanh ngút ngàn, trên triền đồi là hàng trăm con ngựa đang thong thả gặm cỏ.
Câu chuyện của những “Bật mã ôn”
TS. Nguyễn Hữu Trà – Phó giám đốc Trung tâm nguyên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi và TS. Vũ Đình Ngoan – Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu ngựa, dẫn chúng tôi tham quan khu chuồng trại. Hiện đây có khoảng 150 con ngựa giống gốc cấp quốc gia và hàng trăm con ngựa giống.
Ông Ngoan dắt một con ngựa to lớn, chiều cao vai tới 1,6 m (nếu tính từ trán xuống phải 2,4 m), thân dài 1,7m, ước lượng 500 kg. Ông khoe: “Đây là giống Cabardin thuần chủng. Ngựa chiến thời xưa ở Trung Quốc, trong đó có ngựa Xích Thố mà Quan Vũ cưỡi cũng thuộc giống này”.
Nhiều năm qua, Chính phủ đã cho nhập Cabardin từ Liên Xô và Trung Quốc về nuôi thích nghi tại Bá Vân. Từ nguồn gen quý đó, Trung tâm đã thực hiện đề tài khoa học: “Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngựa địa phương với giống ngựa Cabardin phục vụ dân sinh và quốc phòng”.
Kết quả tạo được dòng ngựa lai 25% máu Cabardin và 75% máu ngựa bản địa, thích nghi nhất trong việc thồ hàng ở nước ta. Dòng ngựa lai này cao 123-128cm, thân dài 123-125cm, nặng 238-246kg, sức kéo hàng 900-1.000kg, thồ hàng 70–80kg, thích ứng rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng và sinh thái ở nước ta.
“Ngựa Cabardin to khỏe, nhưng ngựa bản địa lại khéo léo hơn, bởi vậy ngựa lai phù hợp để kéo xe vận chuyển hàng hóa. Đồng bào miền núi cần ngựa để đi lại hoặc thồ nông sản thu hoạch từ nương về nhà, ngựa này rất phù hợp. Miền núi không bao giờ bỏ được ngựa, vì nhiều nơi địa hình rất hiểm trở, không thể làm đường cho cho xe máy”, TS. Ngoan chia sẻ. Đến nay đã có 20.000 con ngựa lai 25% máu Cabardin đang được người dân các tỉnh miền núi nuôi.
Lai tạo ngựa ngoại và ngựa nội
Ở Việt Nam, nhiều địa phương thường tổ chức đua ngựa mỗi lúc tết đến, xuân về. Giống ngựa Việt Nam tầm vóc nhỏ, nếu chạy nhanh cũng chỉ 25-28km/giờ, kém xa so với tốc độ ngựa đua trên thế giới.
TS. Trà bảo: “Những con ngựa đua có giá cả triệu USD. Không có tiền để nhập ngựa thành tích cao về Việt Nam, nên đành mua tinh của loại ngựa này”. Trung tâm đã nhập 72 cọng tinh ngựa đông lạnh thuộc 2 giống Westgale và Oldenbuger từ Đức, mỗi cọng giá 500-800 USD.
Nguồn này được phối giống với ngựa lai 25% máu Cabadin, cho ra dòng 3 máu, ngoại hình đẹp đạt thành tích chạy 40-43 km/giờ, bằng 83% so với ngựa bố. Trạm đang có kế hoạch sẽ nhập tiếp tinh ngựa đua về phối giống với ngựa lai đua để sản xuất ra ngựa có 75% máu ngựa đua.
“Khi biết Trung tâm đã lai tạo được ngựa đua, nhiều đại gia đến đây ngắm ngựa rồi nằng nặc đòi mua khiến cho Ban lãnh đạo đơn vị phải từ chối số lượng ngựa dòng này sản xuất ra chưa nhiều, còn phải để lại để tiếp tục nghiên cứu”, ông Trà tiết lộ.
Lai tạo ngựa đua đã mất nhiều chi phí và thời gian, nhưng huấn luyện chúng còn kỳ công hơn. Ở đây chúng tôi được gặp những chàng “Bật Mã Ôn”, công nhân của Trạm ngựa. Nài Dương Văn Quốc cho tôi làm quen với những con ngựa mang tên: Châu Phi, Sao Chổi, Mi Hót, Hồng Nhung, Nhài Thơm... Anh Quốc dắt con Châu Phi ra khỏi chuồng, vừa thoát khỏi chuồng, nó lao như tên bắn đi trên đường sỏi. Quốc cho hay: “Con Châu Phi này đang dẫn đầu về tốc độ chạy trong đàn ngựa ở Trạm, với 45 km/giờ.
Nó đã từng được đưa xuống trường quay Cổ Loa tham gia đóng phim “Thiên mệnh anh hùng”. Nó khôn đến nỗi thả trên bãi, đến giờ ăn là tự động về, gõ móng xuống báo hiệu”. Mỗi ngày các công nhân huấn luyện từ 3-4 con ngựa. Huấn luyện phải có những bước làm quen kỳ công, từ việc xoa tắm, chải lông. Gặp con bất kham, phải đem xuống suối, nước ngập ngang lưng để chúng không đá được rồi luyện.
TS. Trà cho biết, xã hội cũng đang có nhu cầu về ngựa cảnh. Ngựa cảnh tầm vóc rất nhỏ, có nhiều màu lông hấp dẫn: đen, xám, trắng bạch, hồng, màu da hoẵng, màu hạt dẻ, đốm trắng. Đặc biệt, giống ngựa pony trưởng thành chỉ nặng 30 kg.
Ngựa nuôi tại Trung tâm còn để lấy huyết thanh bán cho các Viện nghiên cứu chế biến thuốc nhân y. Ở nước ta, nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu thành công từ ngựa như: huyết thanh ngựa chửa dùng để điều trị vô sinh, huyết thanh kháng bệnh dại, huyết thanh chống uốn ván, sinh khối B12 từ bột hồng cầu ngựa thuỷ phân làm thuốc bổ... Ngoài ra, trung tâm cũng chọn lọc được đàn ngựa bạch chuẩn giống cung cấp cho nông dân chăn nuôi đáp ứng nhu cầu nấu cao đang rất lớn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Đến Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (ở thị xã Sông Công - Thái Nguyên), trên những thảo nguyên xanh ngút ngàn, trên triền đồi là hàng trăm con ngựa đang thong thả gặm cỏ.
Câu chuyện của những “Bật mã ôn”
TS. Nguyễn Hữu Trà – Phó giám đốc Trung tâm nguyên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi và TS. Vũ Đình Ngoan – Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu ngựa, dẫn chúng tôi tham quan khu chuồng trại. Hiện đây có khoảng 150 con ngựa giống gốc cấp quốc gia và hàng trăm con ngựa giống.
Ông Ngoan dắt một con ngựa to lớn, chiều cao vai tới 1,6 m (nếu tính từ trán xuống phải 2,4 m), thân dài 1,7m, ước lượng 500 kg. Ông khoe: “Đây là giống Cabardin thuần chủng. Ngựa chiến thời xưa ở Trung Quốc, trong đó có ngựa Xích Thố mà Quan Vũ cưỡi cũng thuộc giống này”.
Nhiều năm qua, Chính phủ đã cho nhập Cabardin từ Liên Xô và Trung Quốc về nuôi thích nghi tại Bá Vân. Từ nguồn gen quý đó, Trung tâm đã thực hiện đề tài khoa học: “Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngựa địa phương với giống ngựa Cabardin phục vụ dân sinh và quốc phòng”.
Kết quả tạo được dòng ngựa lai 25% máu Cabardin và 75% máu ngựa bản địa, thích nghi nhất trong việc thồ hàng ở nước ta. Dòng ngựa lai này cao 123-128cm, thân dài 123-125cm, nặng 238-246kg, sức kéo hàng 900-1.000kg, thồ hàng 70–80kg, thích ứng rất tốt với điều kiện nuôi dưỡng và sinh thái ở nước ta.
“Ngựa Cabardin to khỏe, nhưng ngựa bản địa lại khéo léo hơn, bởi vậy ngựa lai phù hợp để kéo xe vận chuyển hàng hóa. Đồng bào miền núi cần ngựa để đi lại hoặc thồ nông sản thu hoạch từ nương về nhà, ngựa này rất phù hợp. Miền núi không bao giờ bỏ được ngựa, vì nhiều nơi địa hình rất hiểm trở, không thể làm đường cho cho xe máy”, TS. Ngoan chia sẻ. Đến nay đã có 20.000 con ngựa lai 25% máu Cabardin đang được người dân các tỉnh miền núi nuôi.
Lai tạo ngựa ngoại và ngựa nội
Ở Việt Nam, nhiều địa phương thường tổ chức đua ngựa mỗi lúc tết đến, xuân về. Giống ngựa Việt Nam tầm vóc nhỏ, nếu chạy nhanh cũng chỉ 25-28km/giờ, kém xa so với tốc độ ngựa đua trên thế giới.
TS. Trà bảo: “Những con ngựa đua có giá cả triệu USD. Không có tiền để nhập ngựa thành tích cao về Việt Nam, nên đành mua tinh của loại ngựa này”. Trung tâm đã nhập 72 cọng tinh ngựa đông lạnh thuộc 2 giống Westgale và Oldenbuger từ Đức, mỗi cọng giá 500-800 USD.
Nguồn này được phối giống với ngựa lai 25% máu Cabadin, cho ra dòng 3 máu, ngoại hình đẹp đạt thành tích chạy 40-43 km/giờ, bằng 83% so với ngựa bố. Trạm đang có kế hoạch sẽ nhập tiếp tinh ngựa đua về phối giống với ngựa lai đua để sản xuất ra ngựa có 75% máu ngựa đua.
“Khi biết Trung tâm đã lai tạo được ngựa đua, nhiều đại gia đến đây ngắm ngựa rồi nằng nặc đòi mua khiến cho Ban lãnh đạo đơn vị phải từ chối số lượng ngựa dòng này sản xuất ra chưa nhiều, còn phải để lại để tiếp tục nghiên cứu”, ông Trà tiết lộ.
Lai tạo ngựa đua đã mất nhiều chi phí và thời gian, nhưng huấn luyện chúng còn kỳ công hơn. Ở đây chúng tôi được gặp những chàng “Bật Mã Ôn”, công nhân của Trạm ngựa. Nài Dương Văn Quốc cho tôi làm quen với những con ngựa mang tên: Châu Phi, Sao Chổi, Mi Hót, Hồng Nhung, Nhài Thơm... Anh Quốc dắt con Châu Phi ra khỏi chuồng, vừa thoát khỏi chuồng, nó lao như tên bắn đi trên đường sỏi. Quốc cho hay: “Con Châu Phi này đang dẫn đầu về tốc độ chạy trong đàn ngựa ở Trạm, với 45 km/giờ.
Nó đã từng được đưa xuống trường quay Cổ Loa tham gia đóng phim “Thiên mệnh anh hùng”. Nó khôn đến nỗi thả trên bãi, đến giờ ăn là tự động về, gõ móng xuống báo hiệu”. Mỗi ngày các công nhân huấn luyện từ 3-4 con ngựa. Huấn luyện phải có những bước làm quen kỳ công, từ việc xoa tắm, chải lông. Gặp con bất kham, phải đem xuống suối, nước ngập ngang lưng để chúng không đá được rồi luyện.
TS. Trà cho biết, xã hội cũng đang có nhu cầu về ngựa cảnh. Ngựa cảnh tầm vóc rất nhỏ, có nhiều màu lông hấp dẫn: đen, xám, trắng bạch, hồng, màu da hoẵng, màu hạt dẻ, đốm trắng. Đặc biệt, giống ngựa pony trưởng thành chỉ nặng 30 kg.
Ngựa nuôi tại Trung tâm còn để lấy huyết thanh bán cho các Viện nghiên cứu chế biến thuốc nhân y. Ở nước ta, nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu thành công từ ngựa như: huyết thanh ngựa chửa dùng để điều trị vô sinh, huyết thanh kháng bệnh dại, huyết thanh chống uốn ván, sinh khối B12 từ bột hồng cầu ngựa thuỷ phân làm thuốc bổ... Ngoài ra, trung tâm cũng chọn lọc được đàn ngựa bạch chuẩn giống cung cấp cho nông dân chăn nuôi đáp ứng nhu cầu nấu cao đang rất lớn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)