Những ý tưởng kiếm tiền triệu đô
Chỉ cần để ý, thêm một chút lanh trí và quyết đoán, nhiều người có thể biến sự nhỏ nhặt đó thành một công cụ hái ra tiền
Ai cũng mơ ước trở thành tỷ phú như Bill Gates, Larry Ellison, Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, nhưng nếu ai cũng có thể xuất sắc như họ thì đó không còn là thế giới và mọi ước nguyện đều trở nên vô vị.
Tuy nhiên, có những người mà sự giàu sang của họ lại xuất phát từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày. Chỉ cần để ý, thêm một chút lanh trí và quyết đoán, nhiều người có thể biến sự nhỏ nhặt đó thành một công cụ hái ra tiền.
Không ít người từng đặt câu hỏi "ý tưởng kinh doanh ở đâu?" và mải miết đi tìm một sáng kiến, song những câu chuyện nhỏ dưới đây có thể khiến mọi người ồ lên rằng "ý tưởng kinh doanh thì ra đơn giản là vậy".
Sara Blakely
Chiếc quần bó Spanx
Vào một tối, Sara Blakely cắt rời phần thân dưới chiếc tất quần và ý tưởng Spanx ra đời. Với số tiền tiết kiệm 5.000 USD, Blakely đã nghiên cứu và xin cấp bằng sáng chế cho chiếc chiếc tất quần không chân. Sau đó, chị lái xe đi khắp bang Bắc Carolina để đề nghị chủ các nhà máy sản xuất sản phẩm cho chị. Hầu hết các chủ xưởng đã nói với chị rằng, sản phẩm này nếu làm ra sẽ không bao giờ bán được, nhưng một người đã cho cô cơ hội, biến "ý tưởng điên rồ" của Blakely thành hiện thực.
Năm 2000, mẫu thiết kế của chị được hoàn thiện và Blakely bắt đầu mở gian hàng riêng tại sau lưng căn hộ của mình. Trong ba tháng đầu tiên, chị đã bán được hơn 50.000 sản phẩm. Hiện tại, "ý tưởng điên rồ" của Blakely đã phát triển mạnh. Spanx đã phát triển thành nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm quần áo lót bó gọn người, đồ tắm và đồ dạo phố. Theo số liệu công bố gần đây nhất của công ty này là vào năm 2008, doanh số bán lẻ ước khoảng 350 triệu USD.
Brian Scudamore
Hãng dọn rác 1-800-GOT-JUNK
Vào năm 1989, Brian Scudamore đang xếp hàng chờ lấy bánh tại khu vực phục vụ dành cho khách đi xe hơi của McDonald, thì một chiếc xe tải nhỏ đập vào mắt anh. Lấy cảm hứng từ chiếc xe này, Scudamore đã mua một chiếc xe tải cũ với giá 700 USD và bắt đầu mở The Rubbish Boys. Ban đầu anh thu gom rác thải trong các lớp học ở trường Đại học British Columbia để kiếm tiền trả học phí, nhưng dần biến nó thành một nghề kinh doanh độc đáo.
Năm 1993, anh quyết định nghỉ học để toàn tâm toàn ý cho công ty của mình. Công việc làm ăn của anh phát triển vào năm 1997 khi anh đã có trong tay 6 xe dọn rác ở Vancouver và hai chiếc ở bang Victoria. Năm 1998, anh đổi tên công ty thành 1-800-GOT-JUNK, và một năm sau đó anh mở chi nhánh đầu tiên ở Canada. Hiện anh có nhiều đại lý ở khắp khu vực Bắc Mỹ và Australia. Năm 2007 và 2008, doanh thu toàn hệ thống của công ty đạt hơn 100 triệu USD.
Jennifer Telfer
Sản phẩm gối ôm hình thú cưng
Ý tưởng về chiếc gối ôm hình thú cưng đến với Jennifer Telfer khi chị để ý thấy cậu con trai bé bỏng của mình cố đè những con thú nhồi bông xuống để biến thành chiếc gối. Telfer đã nảy ra sáng kiến làm những con thú nhồi bông nhưng có thể dùng được như gối ôm.
Telfer và chồng - anh Clint, quyết định bán buôn các sản phẩm của mình vào năm 2003 thông qua công ty CJ Products của họ. Chị đã đưa sản phẩm của mình tới bán ở một ki-ốt trong trung tâm thương mại nhân kỳ nghỉ và sau đó là tại một cuộc triển lãm trong hai tuần sau lễ Giáng sinh. Sản phẩm này sau đó đã phát triển bùng nổ trên thị trường, mang về cho Telfer 300 triệu USD trong năm 2010.
Bert và John Jacobs
Thương hiệu "Cuộc sống tươi đẹp"
Bert và John Jacobs thiết kế những chiếc áo phông đầu tiên của họ vào năm 1989 và bán chúng trên những con đường ở thành phố Boston cũng như các trường học dọc bờ biển phía đông nước Mỹ. Nhưng trong suốt 5 năm, thành công không đến với họ. Vào năm 1994, họ nảy ra ý tưởng in ảnh một nhân vật hoạt hình có tên là Jake lên áo, kèm với khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" (Life is good).
Khách hàng có vẻ thích thú với khẩu hiệu đơn giản mà lạc quan này, nhờ đó doanh số bán tăng vọt. Các nhà bán lẻ trở nên quan tâm hơn tới áo phông của Bert và John Jacobs. Hiện tại, khuôn mặt nhân vật hoạt hình Jake và khẩu hiệu trên còn được in ở nhiều sản phẩm khác, như khăn tắm, cốc cà phê hay dây buộc cổ chó. Và cuộc sống thực sự đã trở nên tốt đẹp hơn đối với Bert và John Jacobs. Việc kinh doanh của họ đang phát triển mạnh, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 100 triệu USD.
Jim Koch
Công ty bia Boston
Kinh doanh bia đã trở thành máu thịt của Jim Koch. Cha anh là thế hệ thứ 5 nấu bia, nhưng ông đã rời bỏ nghề này khi các hãng bia lớn sản xuất đại trà. Tuy nhiên, năm 1984, Koch thấy rằng mọi người bắt đầu đòi hỏi một thứ gì đó khác biệt. Vì thế, anh đã từ bỏ công việc tư vấn quản lý, tìm lại công thức nấu bia của ông cố nội và bắt đầu nấu thử trong bếp gia đình.
Khi mẫu bia của anh hoàn thành, anh đã tới từng quán bar ở thành phố Boston để bán sản phẩm mang tên Samuel Adams Boston Beer Lager này. Hiện tại, công ty của anh là nhà sản xuất bia thủ công lớn nhất, với hơn 30 loại bia khác nhau. Sản phẩm của công ty được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên do Koch đưa về từ những lần du lịch khắp thế giới và công đoạn ủ bia được thực hiện bằng các phương pháp truyền thống. Những cố gắng của anh đã được đền đáp. Công ty đã giành được vô số giải thưởng quốc tế, nhiều hơn bất cứ sản phẩm bia nào trên thế giới. Quý 1/2011, doanh thu ròng của công ty đạt 102,2 triệu USD.
Steve Ells
Nhà hàng ăn nhanh Chipotle
Steve Ells vốn là một đầu bếp ở thành phố San Francisco. Sau đó anh quyết định mở nhà hàng riêng, nhưng anh chỉ thấy hứng thú với những nhà hàng chuyên bán bánh chiên kiểu Mexico trong thành phố. Anh quyết định lấy ý tưởng này, mở một nhà hàng chuyên phục vụ món bánh burrito của người Mexico để cung cấp một món đồ ăn nhanh mới lạ cho mọi người.
Burrito là loại bánh đặc trưng ở Mexico, có phần vỏ là bánh bột ngô Tortilla (đường kính 24,5 cm hoặc hơn) và phần nhân là thịt bò, gà hoặc heo. Phần vỏ bánh ngô thường có màu ngà truyền thống hoặc màu xanh, vàng hay đỏ; được nướng hoặc hấp sơ cho có độ mềm để gói phần nhân phía trong. Điều thú vị là burrito được ưa chuộng ở Mỹ hơn hẳn ở Mexico.
Ells muốn cửa hàng của mình sẽ là nơi mang tới cho khách hàng những món ăn với nguyên liệu tốt nhất với phong cách phục vụ nhanh nhất và với giá cả hợp lý nhất. Sau khi mượn được tiền từ bố mẹ, anh mở cửa hiệu Chipotle đầu tiên ở Denver năm 1993. Việc kinh doanh của nhà hàng rất thành công. Quý 1/2011, công ty của anh báo cáo kết quả lợi nhuận đạt 509,4 triệu USD.
Adam Lowry và Eric Ryan
Hãng sản phẩm lau rửa Method
Ý tưởng về sản phẩm lau nhà thân thiện với môi trường đến với Adam Lowry và Eric Ryan khi họ sống cùng với nhau trong một căn hộ ở San Francisco. Họ để ý rằng, mỗi lần dọn nhà sau tiệc tùng, các chất tẩy rửa thường khiến họ bị ho. Họ thắc mắc rằng, liệu những thứ mà họ dùng để dọn nhà có bẩn hơn đống rác mà họ đang cố gắng dọn đi hay không?
Vào thời điểm đó, không có nhiều lựa chọn, phần lớn các sản phẩm lau rửa nhà đều chứa các hóa chất độc hại. Vì thế, Lowry và Ryan đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra Method vào năm 2000. Đây là một sản phẩm chăm sóc nhà cửa thân thiện với môi trường. 10 năm sau đó, các sản phẩm của họ đã được bày bán trên các kệ hàng khắp nước Mỹ và giúp công ty đạt tổng doanh thu 100 triệu USD.
Roxanne Quimby và Burt Shavitz
Hãng mỹ phẩm Burt’s Bees
Khi hai người gặp nhau vào năm 1984, Burt Shavitz đang hành nghề bán mật ong đằng sau chiếc xe tải của anh, còn Roxanne Quimby là một cô hầu bàn thất nghiệp đang kiếm sống ở chợ trời. Họ đã cùng nhau làm nến từ sáp ong để bán tại các hội chợ thủ công và nhanh chóng mở rộng sang các cửa hàng.
Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi Quimby tìm thấy một cuốn sách từ thế kỷ 19 chứa các công thức sản xuất chất chăm sóc sắc đẹp tại nhà. Họ bắt đầu sản xuất xà phòng và nước hoa tự nhiên ngay trên bếp ga. Tuy nhiên, ý tưởng tốt nhất của họ là tung ra sáp dưỡng môi và đưa vào dây chuyền sản xuất trong năm 1991. Hiện nay, Burt’s Bees đang bán hơn 100 loại sản phẩm chăm sóc da và tóc, nhưng họ đã ngừng sản xuất nến. Doanh thu của công ty năm 2007 đạt 250 triệu USD.
Jim McCann
Công ty hoa 1-800-FLOWERS.COM
Khi mua lại một cửa hàng hoa với giá 10.000 USD vào năm 1976, Jim McCann đang làm người pha chế ở quầy rượu và là một nhân viên xã hội đang tìm cách tăng thêm thu nhập. Sau đó, anh đã mở hơn 13 chi nhánh ở trung tâm thành phố New York, nhưng phải tới năm 1986 khi việc kinh doanh thật sự phát đạt, anh mới lấy tên công ty là 1-800-FLOWERS.
Công ty của McCann là đơn vị đầu tiên đưa số điện thoại 800 vào thương hiệu và ý tưởng này đã được đền đáp xứng đáng. Anh cũng đảm bảo không bị tụt hậu về công nghệ khi tranh thủ cơ hội Internet đầu năm 1991. Năm 1999, 1-800-FLOWERS phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và thêm ".COM" vào tên doanh nghiệp. Công ty cũng mở rộng bằng cách mua lại các doanh nghiệp khác như Popcorn Factory và Fannie May. Tổng doanh thu năm tài khóa 2010 của 1-800-FLOWERS.COM đạt gần 668 triệu USD.
Gary và Diane Heavin
Câu lạc bộ thẩm mỹ Curves
Gary và Diane Heavin mở câu lạc bộ Curves đầu tiên vào năm 1992, với ý tưởng dành nơi đây cho những phụ nữ không thể tham dự các trung tâm thể dục thẩm mĩ thông thường. Ý tưởng của họ là mang tới cho phụ nữ một nơi thân thiện và thoải mái. Họ cũng muốn hướng tới các nữ khách hàng bận rộn chỉ có thể dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao.
Họ đã sáng tạo ra khái niệm “tập thể dục trong 30 phút” kết hợp các họat động rèn luyện thể lực và tim mạch bằng các máy thủy lực an toàn và hiệu quả. Câu lạc bộ ngay lập tức đã thành công vì nó đem lại cho phụ nữ một không khí thoải mái và tương thân tương ái trong luyện tập. Vài năm sau đó, Curves tiến hành nhượng quyền kinh doanh và hiện có gần 10.000 địa điểm trên toàn cầu. Thu nhập toàn bộ hệ thống của công ty trong năm 2010 là khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, có những người mà sự giàu sang của họ lại xuất phát từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày. Chỉ cần để ý, thêm một chút lanh trí và quyết đoán, nhiều người có thể biến sự nhỏ nhặt đó thành một công cụ hái ra tiền.
Không ít người từng đặt câu hỏi "ý tưởng kinh doanh ở đâu?" và mải miết đi tìm một sáng kiến, song những câu chuyện nhỏ dưới đây có thể khiến mọi người ồ lên rằng "ý tưởng kinh doanh thì ra đơn giản là vậy".
Sara Blakely
Chiếc quần bó Spanx
Vào một tối, Sara Blakely cắt rời phần thân dưới chiếc tất quần và ý tưởng Spanx ra đời. Với số tiền tiết kiệm 5.000 USD, Blakely đã nghiên cứu và xin cấp bằng sáng chế cho chiếc chiếc tất quần không chân. Sau đó, chị lái xe đi khắp bang Bắc Carolina để đề nghị chủ các nhà máy sản xuất sản phẩm cho chị. Hầu hết các chủ xưởng đã nói với chị rằng, sản phẩm này nếu làm ra sẽ không bao giờ bán được, nhưng một người đã cho cô cơ hội, biến "ý tưởng điên rồ" của Blakely thành hiện thực.
Năm 2000, mẫu thiết kế của chị được hoàn thiện và Blakely bắt đầu mở gian hàng riêng tại sau lưng căn hộ của mình. Trong ba tháng đầu tiên, chị đã bán được hơn 50.000 sản phẩm. Hiện tại, "ý tưởng điên rồ" của Blakely đã phát triển mạnh. Spanx đã phát triển thành nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm quần áo lót bó gọn người, đồ tắm và đồ dạo phố. Theo số liệu công bố gần đây nhất của công ty này là vào năm 2008, doanh số bán lẻ ước khoảng 350 triệu USD.
Brian Scudamore
Hãng dọn rác 1-800-GOT-JUNK
Vào năm 1989, Brian Scudamore đang xếp hàng chờ lấy bánh tại khu vực phục vụ dành cho khách đi xe hơi của McDonald, thì một chiếc xe tải nhỏ đập vào mắt anh. Lấy cảm hứng từ chiếc xe này, Scudamore đã mua một chiếc xe tải cũ với giá 700 USD và bắt đầu mở The Rubbish Boys. Ban đầu anh thu gom rác thải trong các lớp học ở trường Đại học British Columbia để kiếm tiền trả học phí, nhưng dần biến nó thành một nghề kinh doanh độc đáo.
Năm 1993, anh quyết định nghỉ học để toàn tâm toàn ý cho công ty của mình. Công việc làm ăn của anh phát triển vào năm 1997 khi anh đã có trong tay 6 xe dọn rác ở Vancouver và hai chiếc ở bang Victoria. Năm 1998, anh đổi tên công ty thành 1-800-GOT-JUNK, và một năm sau đó anh mở chi nhánh đầu tiên ở Canada. Hiện anh có nhiều đại lý ở khắp khu vực Bắc Mỹ và Australia. Năm 2007 và 2008, doanh thu toàn hệ thống của công ty đạt hơn 100 triệu USD.
Jennifer Telfer
Sản phẩm gối ôm hình thú cưng
Ý tưởng về chiếc gối ôm hình thú cưng đến với Jennifer Telfer khi chị để ý thấy cậu con trai bé bỏng của mình cố đè những con thú nhồi bông xuống để biến thành chiếc gối. Telfer đã nảy ra sáng kiến làm những con thú nhồi bông nhưng có thể dùng được như gối ôm.
Telfer và chồng - anh Clint, quyết định bán buôn các sản phẩm của mình vào năm 2003 thông qua công ty CJ Products của họ. Chị đã đưa sản phẩm của mình tới bán ở một ki-ốt trong trung tâm thương mại nhân kỳ nghỉ và sau đó là tại một cuộc triển lãm trong hai tuần sau lễ Giáng sinh. Sản phẩm này sau đó đã phát triển bùng nổ trên thị trường, mang về cho Telfer 300 triệu USD trong năm 2010.
Bert và John Jacobs
Thương hiệu "Cuộc sống tươi đẹp"
Bert và John Jacobs thiết kế những chiếc áo phông đầu tiên của họ vào năm 1989 và bán chúng trên những con đường ở thành phố Boston cũng như các trường học dọc bờ biển phía đông nước Mỹ. Nhưng trong suốt 5 năm, thành công không đến với họ. Vào năm 1994, họ nảy ra ý tưởng in ảnh một nhân vật hoạt hình có tên là Jake lên áo, kèm với khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" (Life is good).
Khách hàng có vẻ thích thú với khẩu hiệu đơn giản mà lạc quan này, nhờ đó doanh số bán tăng vọt. Các nhà bán lẻ trở nên quan tâm hơn tới áo phông của Bert và John Jacobs. Hiện tại, khuôn mặt nhân vật hoạt hình Jake và khẩu hiệu trên còn được in ở nhiều sản phẩm khác, như khăn tắm, cốc cà phê hay dây buộc cổ chó. Và cuộc sống thực sự đã trở nên tốt đẹp hơn đối với Bert và John Jacobs. Việc kinh doanh của họ đang phát triển mạnh, doanh thu năm 2010 đạt khoảng 100 triệu USD.
Jim Koch
Công ty bia Boston
Kinh doanh bia đã trở thành máu thịt của Jim Koch. Cha anh là thế hệ thứ 5 nấu bia, nhưng ông đã rời bỏ nghề này khi các hãng bia lớn sản xuất đại trà. Tuy nhiên, năm 1984, Koch thấy rằng mọi người bắt đầu đòi hỏi một thứ gì đó khác biệt. Vì thế, anh đã từ bỏ công việc tư vấn quản lý, tìm lại công thức nấu bia của ông cố nội và bắt đầu nấu thử trong bếp gia đình.
Khi mẫu bia của anh hoàn thành, anh đã tới từng quán bar ở thành phố Boston để bán sản phẩm mang tên Samuel Adams Boston Beer Lager này. Hiện tại, công ty của anh là nhà sản xuất bia thủ công lớn nhất, với hơn 30 loại bia khác nhau. Sản phẩm của công ty được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên do Koch đưa về từ những lần du lịch khắp thế giới và công đoạn ủ bia được thực hiện bằng các phương pháp truyền thống. Những cố gắng của anh đã được đền đáp. Công ty đã giành được vô số giải thưởng quốc tế, nhiều hơn bất cứ sản phẩm bia nào trên thế giới. Quý 1/2011, doanh thu ròng của công ty đạt 102,2 triệu USD.
Steve Ells
Nhà hàng ăn nhanh Chipotle
Steve Ells vốn là một đầu bếp ở thành phố San Francisco. Sau đó anh quyết định mở nhà hàng riêng, nhưng anh chỉ thấy hứng thú với những nhà hàng chuyên bán bánh chiên kiểu Mexico trong thành phố. Anh quyết định lấy ý tưởng này, mở một nhà hàng chuyên phục vụ món bánh burrito của người Mexico để cung cấp một món đồ ăn nhanh mới lạ cho mọi người.
Burrito là loại bánh đặc trưng ở Mexico, có phần vỏ là bánh bột ngô Tortilla (đường kính 24,5 cm hoặc hơn) và phần nhân là thịt bò, gà hoặc heo. Phần vỏ bánh ngô thường có màu ngà truyền thống hoặc màu xanh, vàng hay đỏ; được nướng hoặc hấp sơ cho có độ mềm để gói phần nhân phía trong. Điều thú vị là burrito được ưa chuộng ở Mỹ hơn hẳn ở Mexico.
Ells muốn cửa hàng của mình sẽ là nơi mang tới cho khách hàng những món ăn với nguyên liệu tốt nhất với phong cách phục vụ nhanh nhất và với giá cả hợp lý nhất. Sau khi mượn được tiền từ bố mẹ, anh mở cửa hiệu Chipotle đầu tiên ở Denver năm 1993. Việc kinh doanh của nhà hàng rất thành công. Quý 1/2011, công ty của anh báo cáo kết quả lợi nhuận đạt 509,4 triệu USD.
Adam Lowry và Eric Ryan
Hãng sản phẩm lau rửa Method
Ý tưởng về sản phẩm lau nhà thân thiện với môi trường đến với Adam Lowry và Eric Ryan khi họ sống cùng với nhau trong một căn hộ ở San Francisco. Họ để ý rằng, mỗi lần dọn nhà sau tiệc tùng, các chất tẩy rửa thường khiến họ bị ho. Họ thắc mắc rằng, liệu những thứ mà họ dùng để dọn nhà có bẩn hơn đống rác mà họ đang cố gắng dọn đi hay không?
Vào thời điểm đó, không có nhiều lựa chọn, phần lớn các sản phẩm lau rửa nhà đều chứa các hóa chất độc hại. Vì thế, Lowry và Ryan đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra Method vào năm 2000. Đây là một sản phẩm chăm sóc nhà cửa thân thiện với môi trường. 10 năm sau đó, các sản phẩm của họ đã được bày bán trên các kệ hàng khắp nước Mỹ và giúp công ty đạt tổng doanh thu 100 triệu USD.
Roxanne Quimby và Burt Shavitz
Hãng mỹ phẩm Burt’s Bees
Khi hai người gặp nhau vào năm 1984, Burt Shavitz đang hành nghề bán mật ong đằng sau chiếc xe tải của anh, còn Roxanne Quimby là một cô hầu bàn thất nghiệp đang kiếm sống ở chợ trời. Họ đã cùng nhau làm nến từ sáp ong để bán tại các hội chợ thủ công và nhanh chóng mở rộng sang các cửa hàng.
Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi Quimby tìm thấy một cuốn sách từ thế kỷ 19 chứa các công thức sản xuất chất chăm sóc sắc đẹp tại nhà. Họ bắt đầu sản xuất xà phòng và nước hoa tự nhiên ngay trên bếp ga. Tuy nhiên, ý tưởng tốt nhất của họ là tung ra sáp dưỡng môi và đưa vào dây chuyền sản xuất trong năm 1991. Hiện nay, Burt’s Bees đang bán hơn 100 loại sản phẩm chăm sóc da và tóc, nhưng họ đã ngừng sản xuất nến. Doanh thu của công ty năm 2007 đạt 250 triệu USD.
Jim McCann
Công ty hoa 1-800-FLOWERS.COM
Khi mua lại một cửa hàng hoa với giá 10.000 USD vào năm 1976, Jim McCann đang làm người pha chế ở quầy rượu và là một nhân viên xã hội đang tìm cách tăng thêm thu nhập. Sau đó, anh đã mở hơn 13 chi nhánh ở trung tâm thành phố New York, nhưng phải tới năm 1986 khi việc kinh doanh thật sự phát đạt, anh mới lấy tên công ty là 1-800-FLOWERS.
Công ty của McCann là đơn vị đầu tiên đưa số điện thoại 800 vào thương hiệu và ý tưởng này đã được đền đáp xứng đáng. Anh cũng đảm bảo không bị tụt hậu về công nghệ khi tranh thủ cơ hội Internet đầu năm 1991. Năm 1999, 1-800-FLOWERS phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và thêm ".COM" vào tên doanh nghiệp. Công ty cũng mở rộng bằng cách mua lại các doanh nghiệp khác như Popcorn Factory và Fannie May. Tổng doanh thu năm tài khóa 2010 của 1-800-FLOWERS.COM đạt gần 668 triệu USD.
Gary và Diane Heavin
Câu lạc bộ thẩm mỹ Curves
Gary và Diane Heavin mở câu lạc bộ Curves đầu tiên vào năm 1992, với ý tưởng dành nơi đây cho những phụ nữ không thể tham dự các trung tâm thể dục thẩm mĩ thông thường. Ý tưởng của họ là mang tới cho phụ nữ một nơi thân thiện và thoải mái. Họ cũng muốn hướng tới các nữ khách hàng bận rộn chỉ có thể dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao.
Họ đã sáng tạo ra khái niệm “tập thể dục trong 30 phút” kết hợp các họat động rèn luyện thể lực và tim mạch bằng các máy thủy lực an toàn và hiệu quả. Câu lạc bộ ngay lập tức đã thành công vì nó đem lại cho phụ nữ một không khí thoải mái và tương thân tương ái trong luyện tập. Vài năm sau đó, Curves tiến hành nhượng quyền kinh doanh và hiện có gần 10.000 địa điểm trên toàn cầu. Thu nhập toàn bộ hệ thống của công ty trong năm 2010 là khoảng 1 tỷ USD.