15:45 29/05/2015

Phía sau việc Intel chuyển bản doanh về Việt Nam

PV

Thông tin trên tờ The Star của Malaysia ngày 28/5 cho biết. Theo đó, các hoạt động sản xuất bo mạch chủ và bộ vi xử lý từ cơ sở ở Kulim, bang Kedah của Malaysia, sẽ được chuyển sang Việt Nam và Trung Quốc.

Phía sau việc Intel chuyển bản doanh về Việt Nam - Ảnh 1

Một trong những động thái rõ nhất là công cuộc tinh giản nhân sự để tuyển lựa nhân sự bản địa nơi có chi phí lao động rẻ hơn. Ước tính khoảng 600 công nhân tham gia sản xuất các sản phẩm bo mạch chủ và bộ vi xử lý cho máy tính tại Malaysia đã bị tinh giản để chuyển sang các cơ sở của tập đoàn này ở Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thành Đô (Trung Quốc). TTXVN dẫn các nguồn tin cho biết: “Hiện Intel đang chuyển sang Kulim các sản phẩm công nghệ mới từ các cơ sở sản xuất như Costa Rica để hỗ trợ thị trường máy chủ và các sản phẩm điện tử tiêu dùng hợp thị hiếu khác." Được biết, Intel sẽ tuyển chọn công nhân để phục vụ sản xuất nhưng số lượng không lớn hơn số công nhân bị cắt giảm. Không chỉ Intel, Canon, Samsung, LG, và đến Nokia- Microsoft gần đây đã quyết định chuyển dịch đại bản doanh sản xuất toàn cầu về Việt Nam. Đến nay, Việt Nam tụ hội hầu hết các nhà máy sản xuất điện tử lớn trên thế giới, đến từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Điều này có vẻ phù hợp với mục tiêu cho rằng: "Công nghiệp điện tử Việt Nam đang nhắm tới ngôi vị số 1 ASEAN" của Giám đốc Marketing của LG Electronics (Thailand). Tuy nhiên, cái "ngai vàng" nếu đạt được thì VN sẽ có được gì và đóng góp được bao nhiêu? PGS Nguyễn Thanh Thu - Trường ĐHKT.TPHCM nói thẳng "có ở vị trí số 1 VN cũng không nên tự hào". Bản chất của ngôi vị này không đem lại hào quang cho VN như những gì lĩnh vực này đang thể hiện. Bởi trên thực tế, thành quả này thực chất là của các doanh nghiệp FDI (trên 90% kim ngạch xuất khẩu). Riêng Samsung đã đạt tỉ lệ xuất khẩu trên dưới 20 tỷ đô/năm. Còn lại là Nokia, Sony. Canon, LG cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam. Như vậy để thấy doanh nghiệp Việt Nam sẽ góp được mấy phần trăm trong thành quả này?. Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu và gia công, lắp ráp. Trong khi chính sách thu hút đầu tư lại đang ưu đãi quá nhiều, ưu đãi đến hụt hơi. Cùng quan điểm, Th.s Bùi Ngọc Sơn cũng cho rằng, VN đang quá ảo tưởng về ngôi vị số 1 ASEAN trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Cái nhất nhì này chưa biết sẽ đem lại gì cho Việt Nam nhưng với nền công nghiệp hỗ trợ gần như chết đứng; DN Việt không tham gia được vào dây chuyền công nghệ cao, chủ yếu đi làm thuê, lắp ráp...lại thêm chính sách thu hút đầu tư không bền vững thì khi khai thác hết lợi thế doanh nghiệp nước ngoài cũng dứt áo ra đi. Tức là khi tìm kiếm được một môi trường đầu tư có lợi thế hơn, họ sẽ bỏ VN.

Theo Đất Việt