Taxi bay có thể sớm trở thành ngành kinh doanh bùng nổ toàn cầu?

Hoàng Lâm
Máy bay chạy điện được đánh gia rất phù hợp với hành trình ngắn và đang được coi là một hướng đi mới chờ được khai phá trong tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng.
Thị trường taxi bay đang được dự đoán sẽ phát triển rất mạnh thời gian tới.
Thị trường taxi bay đang được dự đoán sẽ phát triển rất mạnh thời gian tới.

Paris từ lâu đã là trung tâm của lịch sử các chuyến bay. Đó là nơi anh em nhà Montgolfier bay lên bằng khinh khí cầu đầu tiên vào năm 1783, và là nơi Charles Lindbergh hoàn thành chuyến hành trình một mình xuyên Đại Tây Dương bằng máy bay đầu tiên vào năm 1927.

Năm 2024, nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Paris sẽ là địa điểm đầu tiên của một ngành công nghiệp khác khi Volocopter, một nhà sản xuất máy bay điện của Đức, ra mắt dịch vụ taxi bay trong Thế vận hội Olympic. Tại Triển lãm hàng không Paris vào tháng 6 vừa qua, công ty Volocopter và một số đối thủ của đã trình diễn một thế hệ máy bay chạy bằng pin mới được thiết kế cho giao thông đô thị.

Điện khí hóa ngành hàng không thường được coi là một giấc mơ viển vông, với việc pin được cho là quá nặng để thay thế nhiên liệu hydrocacbon trong phương tiện bay. Đối với những chuyến đi dài hơn, chẳng hạn như chuyến đi xuyên Đại Tây Dương của Charles Lindbergh, điều đó có thể đúng. Tuy nhiên, những công ty mới nổi như Volocopter đang đánh cược rằng điện khí hóa có thể mở ra sự bùng nổ nhu cầu về các chuyến bay nhanh và sạch trên khoảng cách ngắn hơn.

Hình thức chính của taxi bay đang được phát triển, được gọi là máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (evtol), trông giống như một máy bay không người lái siêu cỡ, chở từ một đến bốn hành khách, cộng với một phi công. Được cung cấp năng lượng bằng pin, chúng vừa đủ yên tĩnh để dập tắt những lời phàn nàn trong các thành phố đông đúc, vừa nhanh khi có khả năng đạt vận tốc lên tới 300 km/h, đủ để vượt qua một chiếc ô tô một cách thoải mái, đặc biệt là khi bị kẹt xe.

Thật vậy, những người lạc quan hy vọng việc không có giao thông trên bầu trời cũng sẽ khiến evtol trở nên phù hợp với hoạt động tự trị. Chúng cũng có thể hữu ích cho việc vận chuyển hàng hóa.

Tầm nhìn đó đã truyền cảm hứng cho những dự đoán. Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư, cho rằng chi tiêu toàn cầu cho evtol có thể đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2040. Volocopter không phải là người chơi duy nhất. Theo Vertical Flight Society, một tổ chức phi lợi nhuận, hơn 400 ứng cử viên khác cũng đã phát triển các thiết kế evtol. Joby, một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, đã huy động được 2 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Archer, một hãng khác, hy vọng sẽ có “hàng trăm hoặc hàng nghìn” phi cơ của mình bay vào Thế vận hội Los Angeles 2028.

Bất chấp sự hồ hởi từ các hãng, những thách thức vẫn còn đó. Một là chứng nhận kỹ thuật, hóa ra là một quá trình dài khi các cơ quan quản lý hàng không phải vật lộn với một dạng máy bay hoàn toàn mới. Một số nhà sản xuất, chẳng hạn như Volocopter và EHang, một công ty Trung Quốc, sắp đưa loại máy bay này vào sử dụng. Vào tháng 4, Volocopter đã mở một nhà máy lắp ráp ở Đức. Nhưng những người khác thì xa hơn. Cuối năm ngoái, Joby đã buộc phải lùi thời gian ra mắt một năm đến năm 2025 do sự chậm trễ về mặt pháp lý. Nhiều người thậm chí còn phải đi lâu hơn nữa.

Taxi bay có thể sớm trở thành ngành kinh doanh bùng nổ toàn cầu? - Ảnh 1

Câu hỏi lớn hơn nhận được nhiều sự quan tâm là liệu việc kinh doanh taxi bay có khả thi hay không. Một chiếc evtol hiện có giá từ 1 triệu USD đến 4 triệu USD. Mặc dù chi phí của chúng có thể giảm xuống khi ngành công nghiệp phát triển, nhưng chúng có thể vẫn là những bộ phận máy móc đắt tiền.

Brian Yutko của Wisk, một nhà sản xuất được hỗ trợ bởi Boeing, nói rằng các chuyến đi bằng taxi bay sẽ “có thể tiếp cận được với đại chúng”. Joby nói rằng giá vé của nó sẽ tương đương với việc bắt một chiếc taxi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chi phí có thể lên tới 7 USD/km, gấp nhiều lần giá cước taxi thông thường. Ngay cả khi không có phi công, taxi bay có thể vẫn là một tiện ích chỉ dành cho một số ít người may mắn và có điều kiện.

Một cơ hội thay thế cho điện khí hóa nằm ở những chiếc máy bay nhỏ có cánh cố định được thiết kế để vận chuyển vài chục hành khách trong khoảng cách vài trăm km như giữa các thành phố lân cận.

Heart Aerospace, một công ty Thụy Điển, có kế hoạch sản xuất một chiếc máy bay 30 chỗ ngồi với phạm vi hoạt động hoàn toàn bằng điện là 200 km vào năm 2028. Vào tháng 9 năm ngoái, Eviation, một công ty của Israel, đã thử nghiệm thành công một chiếc máy bay điện 9 chỗ với phạm vi hoạt động khoảng 400km.

Theo hãng tư vấn McKinsey, du lịch hàng không chỉ chiếm 8% trong các chuyến đi từ 150 km đến 800 km ở Mỹ. Ở châu Âu, nó chỉ là 4%. Hầu hết các hành trình như vậy được thực hiện bằng ô tô, ngay cả ở châu Âu, nơi có nhiều xe buýt và xe lửa hơn. Điều đó tạo ra cơ hội lớn cho các chuyến bay ngắn thân thiện với môi trường, đặc biệt là khi 90% dân số Mỹ và 50% dân số châu Âu sống cách sân bay khu vực trong vòng 30 phút lái xe.

Tin mới

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.