Thiếu lao động chất lượng cao
Không có dấu hiệu nào cho thấy cung lao động chất lượng cao của Việt Nam sẽ được tăng cường trong tương lai
Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về nguồn nhân lực: chất lượng hạn chế cả về thể lực và trí lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém...
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà tại Hội thảo Nhân lực: những thách thức trong thời đại kinh tế mới do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu (VEUBF) vừa tổ chức tại Hà Nội.
Với trên 50% lao động nông nghiệp, phần đông chưa qua đào tạo, quá trình hội nhập đã kéo theo nguy cơ mất việc làm lớn của lao động nông nghiệp, trong khi việc đào tạo chuyển đổi nghề khó khăn.
Theo khảo sát của Vietnamworks, tại Việt Nam nhu cầu lao động có chất lượng tăng trên 100%, trong khi nguồn cung chỉ tăng 60%.
Ông Paul Fairhead, Chủ tịch Phòng Thương mại Australia (Auscham) cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam, đặc biệt là luồng đầu tư nước ngoài khiến lao động chất lượng luôn thiếu hụt. Hậu quả là chi phí tiền lương tăng cao (mức tăng lương trung bình tính tới cuối 2007 đã là 12%), chưa kể hiện tượng công nhân bỏ việc.
Các chuyên gia Auscham cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy cung lao động chất lượng cao sẽ được tăng cường trong tương lai. Điều này sẽ làm giảm ưu thế cạnh tranh của Việt Nam trên khía cạnh nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ và có trình độ. Ông Paul Fairhead cho rằng, việc thiếu hụt này cũng bộc lộ sự kém hiệu quả trong nỗ lực cải cách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
Chỉ một số ít sinh viên tốt nghiệp đại học có đủ kỹ năng cần thiết tham gia vào lực lượng lao động mà không cần đào tạo thêm nhiều. Các chương trình đào tạo nghề thay thế cho đại học, đào tạo nghề liên hệ chặt với ngành kinh tế vẫn còn là điều mới mẻ ở Việt Nam và chưa có nhận thức cao trong cộng đồng. Việt Nam chưa có những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.
Chính vì vậy, sự mất cân đối trên thị trường lao động là một vấn đề cần các giải pháp dài hạn. Các chuyên gia Auscham kiến nghị, Chính phủ Việt Nam nên mở rộng cửa, không chỉ với thị trường lao động nước ngoài, mà cho phép các nhà đầu tư đóng vai trò lớn hơn trong việc cung cấp lao động có trình độ.
Trong một bảng xếp hạng 125 nước và vùng lạnh thổ trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 77, thấp xa so với mức năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonesia, Philippines, Thái Lan.
Với mục tiêu từ nay đến năm 2010 giải quyết việc làm trong nước cho 6 - 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 - 1,6 triệu lao động, theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng, cần phải có những giải pháp đồng bộ.
Với trên 53 triệu lao động, song tỷ lệ qua đào tạo nghề hiện chỉ đạt trên 31,5%. Nếu tính toán một cách đầy đủ, nước ta còn tới 10 triệu người chưa có hoặc thiếu việc làm.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà tại Hội thảo Nhân lực: những thách thức trong thời đại kinh tế mới do Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu (VEUBF) vừa tổ chức tại Hà Nội.
Với trên 50% lao động nông nghiệp, phần đông chưa qua đào tạo, quá trình hội nhập đã kéo theo nguy cơ mất việc làm lớn của lao động nông nghiệp, trong khi việc đào tạo chuyển đổi nghề khó khăn.
Theo khảo sát của Vietnamworks, tại Việt Nam nhu cầu lao động có chất lượng tăng trên 100%, trong khi nguồn cung chỉ tăng 60%.
Ông Paul Fairhead, Chủ tịch Phòng Thương mại Australia (Auscham) cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam, đặc biệt là luồng đầu tư nước ngoài khiến lao động chất lượng luôn thiếu hụt. Hậu quả là chi phí tiền lương tăng cao (mức tăng lương trung bình tính tới cuối 2007 đã là 12%), chưa kể hiện tượng công nhân bỏ việc.
Các chuyên gia Auscham cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy cung lao động chất lượng cao sẽ được tăng cường trong tương lai. Điều này sẽ làm giảm ưu thế cạnh tranh của Việt Nam trên khía cạnh nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ và có trình độ. Ông Paul Fairhead cho rằng, việc thiếu hụt này cũng bộc lộ sự kém hiệu quả trong nỗ lực cải cách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
Chỉ một số ít sinh viên tốt nghiệp đại học có đủ kỹ năng cần thiết tham gia vào lực lượng lao động mà không cần đào tạo thêm nhiều. Các chương trình đào tạo nghề thay thế cho đại học, đào tạo nghề liên hệ chặt với ngành kinh tế vẫn còn là điều mới mẻ ở Việt Nam và chưa có nhận thức cao trong cộng đồng. Việt Nam chưa có những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu gắn đào tạo với nhu cầu xã hội.
Chính vì vậy, sự mất cân đối trên thị trường lao động là một vấn đề cần các giải pháp dài hạn. Các chuyên gia Auscham kiến nghị, Chính phủ Việt Nam nên mở rộng cửa, không chỉ với thị trường lao động nước ngoài, mà cho phép các nhà đầu tư đóng vai trò lớn hơn trong việc cung cấp lao động có trình độ.
Trong một bảng xếp hạng 125 nước và vùng lạnh thổ trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 77, thấp xa so với mức năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonesia, Philippines, Thái Lan.
Với mục tiêu từ nay đến năm 2010 giải quyết việc làm trong nước cho 6 - 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 - 1,6 triệu lao động, theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng, cần phải có những giải pháp đồng bộ.
Với trên 53 triệu lao động, song tỷ lệ qua đào tạo nghề hiện chỉ đạt trên 31,5%. Nếu tính toán một cách đầy đủ, nước ta còn tới 10 triệu người chưa có hoặc thiếu việc làm.