“Trật tự thế giới mới” của Trung Quốc (2): Sinh viên Trung Quốc khiến đại học Mỹ thay đổi
Giáo sư kế toán người Mỹ Gregory Davis bị sốc trước số sinh viên người Trung Quốc trong lớp ông
Từ đầu tư vào Pakistan cho tới triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đang được cảm nhận rõ nét ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hãng tin CNN mới đây đã có một bài viết mang tựa đề “China’s new world order” (Trật tự thế giới mới của Trung Quốc). VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Kỳ 2: Sinh viên Trung Quốc khiến đại học Mỹ thay đổi
Cách đây 3 năm, khi xem lịch giảng dạy đầu tiên của mình tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (UIUC), giáo sư kế toán người Mỹ Gregory Davis bị sốc trước số sinh viên người Trung Quốc trong lớp ông.
“Chúa ơi”, vị giáo sư nhớ lại ý nghĩ lướt qua trong đầu ông khi đó. “Làm thế nào mình có thể đọc được những cái tên này đây”.
Trước đó, ông Davis dạy học ở vùng bờ Đông và nghĩ rằng sinh viên theo học ở UIUC - ngôi trường ở thị trấn vùng Midwest vây quanh bởi những cánh đồng đậu tương và ngô - chủ yếu là người Mỹ. Nhưng ông cho biết, khóa ra trường năm nay có ít nhất 80% sinh viên là người Trung Quốc.
Từ năm 2008 đến nay, số sinh viên Trung Quốc theo học tại UIUC đã tăng 5 lần, lên con số 5.629 người. Sự gia tăng chóng mặt số sinh viên Trung Quốc ở trường này phản ánh xu hướng chung tại các trường đại học ở Mỹ, khi các trường công lập khan hiếm ngân sách mở rộng cửa cho sinh viên nước ngoài - đối tượng trả học phí cao hơn.
Không khó để nhận thấy ảnh hưởng của các sinh viên Trung Quốc đối với Urbana-Champaign, thị trấn với 207.000 dân. Các quán trà trân châu, đồ ăn Tứ Xuyên và hiệu làm tóc Trung Quốc mọc lên ở nhiều nơi. Mỗi đường phố có ít nhất 6 nhà hàng Trung Quốc.
Từ mùa thu năm 2008, số sinh viên Trung Quốc ở Mỹ đã tăng gấp hơn ba lần, lên 329.000 người. Sinh viên Trung Quốc - những người tin rằng một tấm bằng đại học Mỹ - sẽ gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng khi họ trở về nước - cũng đang làm thay đổi các lớp học ở Mỹ và cách giảng dạy của những giáo sư Mỹ như ông Davis.
“Trong một hai giờ học đầu tiên, tôi cố gắng nói với sinh viên rằng tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với những câu trả lời sai mà các em đưa ra ở lớp, vì việc học tập sẽ giúp giải quyết vấn đề đó”, giáo sư Davis nói.
Theo bà Yingyi Ma, một nhà xã hội học đang viết một cuốn sách về sinh viên Trung Quốc theo học ở Mỹ, nói rằng đó là một trong những phương pháp giáo dục mà nhiều giáo sư khác áp dụng hiện nay. “Sự xuất hiện của các sinh viên Trung Quốc trong các lớp học thực sự đã khiến nhiều giáo sư phải điều chỉnh cách giảng dạy”, ông Ma nói.
Để tạo cầu nối giữa sinh viên Mỹ và sinh viên Trung Quốc, ông Davis yêu cầu sinh viên bản xứ và nước ngoài ngồi hòa đồng với nhau trong các dự án làm việc theo nhóm và trong lớp học, thay vì ngồi tách biệt theo sắc tộc.
Hầu hết sinh viên Mỹ hưởng ứng sự đa dạng, nhưng vẫn có một số sinh viên có cảm giác tiêu cực về sự hiện diện của một lượng lớn sinh viên Trung Quốc - vị giáo sư cho biết. Những sinh viên như vậy cảm thấy khó chịu khi sinh viên nước ngoài “chiếm chỗ” của những người bạn từ thời trung học của họ.
Về phần mình, nhiều sinh viên Trung Quốc cũng có những nỗi thất vọng riêng.
Trước khi vào đại học, Wang Dinghong tưởng tượng rằng mình sẽ có nhiều người bạn Mỹ, nhưng số lượng lớn sinh viên Trung Quốc ở trường mà cậu theo học đồng nghĩa với việc cậu sẽ có rất ít bạn Mỹ.
“Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này, và nghe có vẻ không tốt lắm, là giảm số sinh viên Trung Quốc được nhận vào trường mỗi năm”, Wang nói.
Ông Charles Tucker, hiệu phó UIUC, nói các nhà quản lý của trưởng thấu hiểu tình trạng thiếu hòa nhập giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên Mỹ trong trường và đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
“Sẽ không có ai học được gì nếu không có sự dạy dỗ của người thày và không có sự nỗ lực của sinh viên. Tương tự, sẽ không có sự học hỏi văn hóa hay hội nhập văn hóa nếu không có những nỗ lực mang tính hệ thống và nỗ lực của các cá nhân”, ông Tucker nói.
Bà Ma thì cho biết các trường đại học ở Mỹ đã bàn nhiều về sự thiếu hòa nhập của sinh viên Trung Quốc với sinh viên bản xứ, nhưng hầu như chưa có trường nào tìm ra cách để khắc phục.
Đây là một vấn đề rất quan trọng. Theo bà Ma, đối với sinh viên Trung Quốc, sự thiếu hòa nhập đồng nghĩa với sinh viên Trung Quốc để mất một cơ hội thực sự đắm mình trong văn hóa Mỹ và có thể nói chuyện trơn tru trong những cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh đầy tiếng lóng với bạn đồng học người Mỹ.
Trong khi đó, sinh viên Mỹ mất đi một cơ hội để tìm hiểu về văn hóa của một cường quốc đang nổi lên.
Còn đối với trường đại học, sinh viên ra trường mà không có nhiều cảm nhận về tinh thần của ngôi trường họ đã theo học sẽ khó trở thành những đại sứ tốt nhất cho trường khi họ về nước.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các trường đại học ở Mỹ cũng được cảm nhận bởi 110 viện Khổng Tử mà nước này mở ở Mỹ. Mục tiêu của Trung Quốc khi mở các viện Khổng Tử là quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của mình ở nước ngoài, cho dù nhiều tổ chức của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với các viện này do lo ngại có những kế hoạch ý thức hệ ẩn giấu.
Song, giáo sư Davis nói rằng sự đa dạng xét cho cùng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả sinh viên.
“Có nhiều bức tường được dựng lên trong lớp học”, ông nói. “Nhưng nếu các bạn thực sự dành thời gian để phá bỏ những bức tường đó, thì lớp học và môi trường học tập sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều”.
Kỳ 2: Sinh viên Trung Quốc khiến đại học Mỹ thay đổi
Cách đây 3 năm, khi xem lịch giảng dạy đầu tiên của mình tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (UIUC), giáo sư kế toán người Mỹ Gregory Davis bị sốc trước số sinh viên người Trung Quốc trong lớp ông.
“Chúa ơi”, vị giáo sư nhớ lại ý nghĩ lướt qua trong đầu ông khi đó. “Làm thế nào mình có thể đọc được những cái tên này đây”.
Trước đó, ông Davis dạy học ở vùng bờ Đông và nghĩ rằng sinh viên theo học ở UIUC - ngôi trường ở thị trấn vùng Midwest vây quanh bởi những cánh đồng đậu tương và ngô - chủ yếu là người Mỹ. Nhưng ông cho biết, khóa ra trường năm nay có ít nhất 80% sinh viên là người Trung Quốc.
Từ năm 2008 đến nay, số sinh viên Trung Quốc theo học tại UIUC đã tăng 5 lần, lên con số 5.629 người. Sự gia tăng chóng mặt số sinh viên Trung Quốc ở trường này phản ánh xu hướng chung tại các trường đại học ở Mỹ, khi các trường công lập khan hiếm ngân sách mở rộng cửa cho sinh viên nước ngoài - đối tượng trả học phí cao hơn.
Không khó để nhận thấy ảnh hưởng của các sinh viên Trung Quốc đối với Urbana-Champaign, thị trấn với 207.000 dân. Các quán trà trân châu, đồ ăn Tứ Xuyên và hiệu làm tóc Trung Quốc mọc lên ở nhiều nơi. Mỗi đường phố có ít nhất 6 nhà hàng Trung Quốc.
Từ mùa thu năm 2008, số sinh viên Trung Quốc ở Mỹ đã tăng gấp hơn ba lần, lên 329.000 người. Sinh viên Trung Quốc - những người tin rằng một tấm bằng đại học Mỹ - sẽ gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng khi họ trở về nước - cũng đang làm thay đổi các lớp học ở Mỹ và cách giảng dạy của những giáo sư Mỹ như ông Davis.
“Trong một hai giờ học đầu tiên, tôi cố gắng nói với sinh viên rằng tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với những câu trả lời sai mà các em đưa ra ở lớp, vì việc học tập sẽ giúp giải quyết vấn đề đó”, giáo sư Davis nói.
Theo bà Yingyi Ma, một nhà xã hội học đang viết một cuốn sách về sinh viên Trung Quốc theo học ở Mỹ, nói rằng đó là một trong những phương pháp giáo dục mà nhiều giáo sư khác áp dụng hiện nay. “Sự xuất hiện của các sinh viên Trung Quốc trong các lớp học thực sự đã khiến nhiều giáo sư phải điều chỉnh cách giảng dạy”, ông Ma nói.
Để tạo cầu nối giữa sinh viên Mỹ và sinh viên Trung Quốc, ông Davis yêu cầu sinh viên bản xứ và nước ngoài ngồi hòa đồng với nhau trong các dự án làm việc theo nhóm và trong lớp học, thay vì ngồi tách biệt theo sắc tộc.
Hầu hết sinh viên Mỹ hưởng ứng sự đa dạng, nhưng vẫn có một số sinh viên có cảm giác tiêu cực về sự hiện diện của một lượng lớn sinh viên Trung Quốc - vị giáo sư cho biết. Những sinh viên như vậy cảm thấy khó chịu khi sinh viên nước ngoài “chiếm chỗ” của những người bạn từ thời trung học của họ.
Về phần mình, nhiều sinh viên Trung Quốc cũng có những nỗi thất vọng riêng.
Trước khi vào đại học, Wang Dinghong tưởng tượng rằng mình sẽ có nhiều người bạn Mỹ, nhưng số lượng lớn sinh viên Trung Quốc ở trường mà cậu theo học đồng nghĩa với việc cậu sẽ có rất ít bạn Mỹ.
“Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này, và nghe có vẻ không tốt lắm, là giảm số sinh viên Trung Quốc được nhận vào trường mỗi năm”, Wang nói.
Ông Charles Tucker, hiệu phó UIUC, nói các nhà quản lý của trưởng thấu hiểu tình trạng thiếu hòa nhập giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên Mỹ trong trường và đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
“Sẽ không có ai học được gì nếu không có sự dạy dỗ của người thày và không có sự nỗ lực của sinh viên. Tương tự, sẽ không có sự học hỏi văn hóa hay hội nhập văn hóa nếu không có những nỗ lực mang tính hệ thống và nỗ lực của các cá nhân”, ông Tucker nói.
Bà Ma thì cho biết các trường đại học ở Mỹ đã bàn nhiều về sự thiếu hòa nhập của sinh viên Trung Quốc với sinh viên bản xứ, nhưng hầu như chưa có trường nào tìm ra cách để khắc phục.
Đây là một vấn đề rất quan trọng. Theo bà Ma, đối với sinh viên Trung Quốc, sự thiếu hòa nhập đồng nghĩa với sinh viên Trung Quốc để mất một cơ hội thực sự đắm mình trong văn hóa Mỹ và có thể nói chuyện trơn tru trong những cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh đầy tiếng lóng với bạn đồng học người Mỹ.
Trong khi đó, sinh viên Mỹ mất đi một cơ hội để tìm hiểu về văn hóa của một cường quốc đang nổi lên.
Còn đối với trường đại học, sinh viên ra trường mà không có nhiều cảm nhận về tinh thần của ngôi trường họ đã theo học sẽ khó trở thành những đại sứ tốt nhất cho trường khi họ về nước.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các trường đại học ở Mỹ cũng được cảm nhận bởi 110 viện Khổng Tử mà nước này mở ở Mỹ. Mục tiêu của Trung Quốc khi mở các viện Khổng Tử là quảng bá văn hóa và ngôn ngữ của mình ở nước ngoài, cho dù nhiều tổ chức của Mỹ đã cắt đứt quan hệ với các viện này do lo ngại có những kế hoạch ý thức hệ ẩn giấu.
Song, giáo sư Davis nói rằng sự đa dạng xét cho cùng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả sinh viên.
“Có nhiều bức tường được dựng lên trong lớp học”, ông nói. “Nhưng nếu các bạn thực sự dành thời gian để phá bỏ những bức tường đó, thì lớp học và môi trường học tập sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều”.