“Trung Hoa trỗi dậy” nhìn từ đấu giá cổ vật
Năm 2002, giá trị thị trường nghệ thuật Trung Quốc chỉ có 691 triệu USD, tới năm 2010, con số này đã lên đến 6 tỷ USD
Tuần báo Le Nouvel Observateur mới đây có bài "Trung Hoa trỗi dậy", từ góc nhìn quốc gia châu Á này đang trên đường chiếm lĩnh thị trường nghệ thuật thế giới.
Theo tờ báo trên, giao dịch trên thị trường nghệ thuật thế giới bắt đầu tuột dốc từ năm 2008. Thế nhưng, năm 2010, mọi thứ đã thay đổi. Trong đó, có hai hiện tượng gây chú ý trong lĩnh vực này.
Đầu tiên, đó là tốc độ phục hồi quá nhanh của thị trường nghệ thuật thế giới. Doanh số của năm 2010 đã đạt đến 43 tỷ USD, tức là tương đương với năm 2006.
Theo một chuyên gia Pháp, trước kia, thị trường nghệ thuật thế giới chỉ tập trung ở châu Âu và Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường này đã trở nên "đa cực".
Nó không chỉ được mở rộng về địa điểm, từ Paris đến Hồng Kông, từ New York đến London, mà còn đa dạng về quốc tịch người mua. Nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Singapore và Trung Đông ngày càng nhiều.
Hiện tượng thứ hai đó là sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật Trung Quốc. Năm 2002, giá trị của thị trường này chỉ có 691 triệu USD. Tám năm sau, con số này đã lên đến 6 tỷ USD, chiếm 23% thị phần thế giới.
Với mức tăng trưởng nhanh chóng như vậy, Trung Quốc đã vượt mặt cả Pháp và Anh, lên giữ vị trí số 2 trong lĩnh vực này, chỉ sau có Mỹ.
Lý giải nguyên nhân về sự tăng trưởng vượt cấp của Trung Quốc, Le Nouvel Obervateur cho rằng, do những người mua sản phẩm nghệ thuật Trung Quốc bắt đầu đầu tư bảo tồn di sản dân tộc. Những cổ vật có giá trị lịch sử luôn thu hút họ.
"Lòng yêu nước và việc sưu tầm đồ cổ hiện có mối liên quan chặt chẽ" - giáo sư Gong Jissui từ Viện Mỹ thuật Trung Quốc nói trên kênh CNN. "Các nhà sưu tập thường tự hào nhận mình là những người ái quốc".
Jessie Luo, Giám đốc một công ty thương mại có trụ sở tại Luxembourg khi nói về những đồ cổ của Trung Quốc lọt vào tay nhà sưu tập nước ngoài, cho hay, "không biết liệu tôi nên tự hào hay xấu hổ. Giờ người Trung Quốc phải trả những số tiền khổng lồ để mua lại đồ cổ sau hàng trăm năm bị thất lạc".
Năm 2008, chiếc ấn của hoàng đế Khang Hi đời nhà Thanh được bán ở Toulouse (Pháp) với giá 4,7 triệu Euro. Năm 2010, một chiếc bình thời hoàng đế Ung Chính (cũng đời nhà Thanh) được bán ở Paris với giá 5,5 triệu Euro. Tuy nhiên, những người mua đã không để lộ danh tính.
Tại Hồng Kông, có người đã chi gần 17 triệu USD để sở hữu một cặp sếu bằng gốm tráng men cao khoảng 1,5m. Cặp sếu này được cho là quà tặng của một vị hoàng đế Trung Hoa hồi thế kỷ 18 cho người con trai.
Trong một bài viết đăng tải hồi đầu năm nay, hãng tin BBC cho hay, hoạt động đấu giá cổ vật tại Trung Quốc thực sự mới bắt đầu từ 15 năm trước. Trong 5 năm qua, hoạt động này khá nhộn nhịp, nhưng đây chưa phải là một thị trường rộng lớn.
Ma Weidu, một nhà sưu tầm có tiếng tại Trung Quốc, cho biết quốc gia này không có nhiều cổ vật như các nước phương Tây, một phần là vì rất nhiều thứ đã bị thất lạc hoặc hư hỏng trong thời kỳ loạn lạc trước đây.
Đó là lý do tại sao khi có thêm người tham gia mua bán thì lĩnh vực này lại mau chóng trở nên đông đúc, Ma Weidu giải thích.
Còn theo Jonathan Stone, Giám đốc điều hành nhà đấu giá Christie’s tại Hồng Kông, "tại Trung Quốc, người ta thực sự mong muốn mua lại văn hóa của chính mình, những thứ vốn bị phân tán khắp thế giới trong hàng trăm năm".
Qin Jie, thành viên của Hiệp hội các nhà sưu tầm Trung Quốc, cho rằng: “Khi người châu Á giàu lên, họ bắt đầu quan tâm đến lịch sử của mình. Họ muốn làm phong phú cuộc sống của mình bằng những tác phẩm nghệ thuật cổ”.
Một lý do khác, theo hãng tin BBC, việc sắm cổ vật còn là một cách để thể hiện mức độ giàu sang, đặc biệt là với những người mới gia nhập tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc.
Điều đó không có gì phải ngạc nhiên. Theo truyền thống, đồ cổ là thước đo giàu sang của những gia đình Trung Quốc phong lưu thời xưa. Giờ đây, các doanh nhân mới nổi của Trung Quốc đang quay về cách thức cũ để "đọ" tài sản bằng đổ cổ.
Nhà sử học Zhang Lifan được hãng tin BBC dẫn lời cho hay, những người tham dự các cuộc đấu giá cổ vật Trung Quốc tại Hồng Kông, London và những nơi khác, phần lớn là nhà đầu tư, không phải là các nhà sưu tập.
“Một số là những người mới giàu lên, họ mua đồ cổ là để khoe giàu. Một số khác theo chủ nghĩa dân tộc, mua cổ vật để mang về Trung Quốc, nhưng những người này không nhiều", ông Zhang nói.
Một biểu hiện khác chứng minh luận điểm này, là theo ông Ma, “đa số những giá cao nhất lại được trả cho những đồ vật bình thường". Theo giới thạo đồ cổ, việc thẩm định hàng hóa trong lĩnh vực đấu giá này phải mất nhiều thời gian tu dưỡng, nên không phải ai cũng biết mua và trả giá.
"Ngày nay, giới sưu tập lại là những người giàu có, có người thậm chí còn không đọc nổi phần chữ viết trên các bức tranh, nhưng họ vẫn mua. Lĩnh vực này không còn là văn hóa nữa”, nhà sưu tầm Ma Weidu nói.
Theo tờ báo trên, giao dịch trên thị trường nghệ thuật thế giới bắt đầu tuột dốc từ năm 2008. Thế nhưng, năm 2010, mọi thứ đã thay đổi. Trong đó, có hai hiện tượng gây chú ý trong lĩnh vực này.
Đầu tiên, đó là tốc độ phục hồi quá nhanh của thị trường nghệ thuật thế giới. Doanh số của năm 2010 đã đạt đến 43 tỷ USD, tức là tương đương với năm 2006.
Theo một chuyên gia Pháp, trước kia, thị trường nghệ thuật thế giới chỉ tập trung ở châu Âu và Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường này đã trở nên "đa cực".
Nó không chỉ được mở rộng về địa điểm, từ Paris đến Hồng Kông, từ New York đến London, mà còn đa dạng về quốc tịch người mua. Nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Singapore và Trung Đông ngày càng nhiều.
Hiện tượng thứ hai đó là sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật Trung Quốc. Năm 2002, giá trị của thị trường này chỉ có 691 triệu USD. Tám năm sau, con số này đã lên đến 6 tỷ USD, chiếm 23% thị phần thế giới.
Với mức tăng trưởng nhanh chóng như vậy, Trung Quốc đã vượt mặt cả Pháp và Anh, lên giữ vị trí số 2 trong lĩnh vực này, chỉ sau có Mỹ.
Lý giải nguyên nhân về sự tăng trưởng vượt cấp của Trung Quốc, Le Nouvel Obervateur cho rằng, do những người mua sản phẩm nghệ thuật Trung Quốc bắt đầu đầu tư bảo tồn di sản dân tộc. Những cổ vật có giá trị lịch sử luôn thu hút họ.
"Lòng yêu nước và việc sưu tầm đồ cổ hiện có mối liên quan chặt chẽ" - giáo sư Gong Jissui từ Viện Mỹ thuật Trung Quốc nói trên kênh CNN. "Các nhà sưu tập thường tự hào nhận mình là những người ái quốc".
Jessie Luo, Giám đốc một công ty thương mại có trụ sở tại Luxembourg khi nói về những đồ cổ của Trung Quốc lọt vào tay nhà sưu tập nước ngoài, cho hay, "không biết liệu tôi nên tự hào hay xấu hổ. Giờ người Trung Quốc phải trả những số tiền khổng lồ để mua lại đồ cổ sau hàng trăm năm bị thất lạc".
Năm 2008, chiếc ấn của hoàng đế Khang Hi đời nhà Thanh được bán ở Toulouse (Pháp) với giá 4,7 triệu Euro. Năm 2010, một chiếc bình thời hoàng đế Ung Chính (cũng đời nhà Thanh) được bán ở Paris với giá 5,5 triệu Euro. Tuy nhiên, những người mua đã không để lộ danh tính.
Tại Hồng Kông, có người đã chi gần 17 triệu USD để sở hữu một cặp sếu bằng gốm tráng men cao khoảng 1,5m. Cặp sếu này được cho là quà tặng của một vị hoàng đế Trung Hoa hồi thế kỷ 18 cho người con trai.
Trong một bài viết đăng tải hồi đầu năm nay, hãng tin BBC cho hay, hoạt động đấu giá cổ vật tại Trung Quốc thực sự mới bắt đầu từ 15 năm trước. Trong 5 năm qua, hoạt động này khá nhộn nhịp, nhưng đây chưa phải là một thị trường rộng lớn.
Ma Weidu, một nhà sưu tầm có tiếng tại Trung Quốc, cho biết quốc gia này không có nhiều cổ vật như các nước phương Tây, một phần là vì rất nhiều thứ đã bị thất lạc hoặc hư hỏng trong thời kỳ loạn lạc trước đây.
Đó là lý do tại sao khi có thêm người tham gia mua bán thì lĩnh vực này lại mau chóng trở nên đông đúc, Ma Weidu giải thích.
Còn theo Jonathan Stone, Giám đốc điều hành nhà đấu giá Christie’s tại Hồng Kông, "tại Trung Quốc, người ta thực sự mong muốn mua lại văn hóa của chính mình, những thứ vốn bị phân tán khắp thế giới trong hàng trăm năm".
Qin Jie, thành viên của Hiệp hội các nhà sưu tầm Trung Quốc, cho rằng: “Khi người châu Á giàu lên, họ bắt đầu quan tâm đến lịch sử của mình. Họ muốn làm phong phú cuộc sống của mình bằng những tác phẩm nghệ thuật cổ”.
Một lý do khác, theo hãng tin BBC, việc sắm cổ vật còn là một cách để thể hiện mức độ giàu sang, đặc biệt là với những người mới gia nhập tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc.
Điều đó không có gì phải ngạc nhiên. Theo truyền thống, đồ cổ là thước đo giàu sang của những gia đình Trung Quốc phong lưu thời xưa. Giờ đây, các doanh nhân mới nổi của Trung Quốc đang quay về cách thức cũ để "đọ" tài sản bằng đổ cổ.
Nhà sử học Zhang Lifan được hãng tin BBC dẫn lời cho hay, những người tham dự các cuộc đấu giá cổ vật Trung Quốc tại Hồng Kông, London và những nơi khác, phần lớn là nhà đầu tư, không phải là các nhà sưu tập.
“Một số là những người mới giàu lên, họ mua đồ cổ là để khoe giàu. Một số khác theo chủ nghĩa dân tộc, mua cổ vật để mang về Trung Quốc, nhưng những người này không nhiều", ông Zhang nói.
Một biểu hiện khác chứng minh luận điểm này, là theo ông Ma, “đa số những giá cao nhất lại được trả cho những đồ vật bình thường". Theo giới thạo đồ cổ, việc thẩm định hàng hóa trong lĩnh vực đấu giá này phải mất nhiều thời gian tu dưỡng, nên không phải ai cũng biết mua và trả giá.
"Ngày nay, giới sưu tập lại là những người giàu có, có người thậm chí còn không đọc nổi phần chữ viết trên các bức tranh, nhưng họ vẫn mua. Lĩnh vực này không còn là văn hóa nữa”, nhà sưu tầm Ma Weidu nói.