Visa phát triển năng lực và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam
Với mục tiêu hướng đến tương lai kinh tế số của cộng đồng tại Việt Nam, Visa sẽ triển khai các dự án thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và do phụ nữ và thanh niên làm chủ...
Trao đổi với VnEconomy, đại diện của Visa cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy cam kết hỗ trợ chuyển đổi số và tài chính toàn diện, hướng đến trang bị kỹ năng tài chính và kỹ thuật số cần thiết cho phụ nữ và thanh niên Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, phục vụ phát triển năng lực và tăng trưởng bền vững.
Trong đó, nữ giới và thanh niên là thành phần quan trọng trong nền kinh tế địa phương, hứa hẹn là động lực thúc đẩy sự phát triển tại Việt Nam.
Chủ tịch Visa Vùng châu Á - Thái Bình Dương, ông Stephen Karpin, khẳng định: "Với nguồn lực và mạng lưới sẵn có trong hệ sinh thái tài chính kỹ thuật số toàn cầu, chúng tôi cam kết dài hạn trong việc tận dụng nguồn tài nguyên này để đóng góp cho nền kinh tế tại các quốc gia nơi đội ngũ Visa hiện đang có mặt, từ đó tăng cường hơn nữa năng lực chuyển đổi số và tài chính toàn diện cho đông đảo cộng đồng khắp mọi nơi,.
Bà Kelly Tullier, Phó Chủ tịch Visa, Giám đốc Nhân sự và Quan hệ Doanh nghiệp cũng bày tỏ: "Visa đề cao và mong muốn đẩy mạnh việc trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là những nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ, nhằm giúp họ đạt tới thành công".
Khẳng định mong muốn hợp tác tích cực với các bên đối tác địa phương để có thể mang đến cho cộng đồng những chương trình có hiệu quả cao nhất," bà Kelly Tullier, Phó Chủ tịch Visa, Giám đốc Nhân sự và Quan hệ Doanh nghiệp, cho biết: "Qua chuyến làm việc Việt Nam mới đây, tôi đã có dịp gặp gỡ và trao đổi cùng WISE (Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh) - đối tác của Quỹ Visa (Visa Foundation) - đơn vị đã hỗ trợ 100.000 nữ doanh nhân Việt Nam tiếp cận các công cụ số trong kinh doanh. Bên cạnh đó, mối quan hệ đối tác của Visa với Quỹ Châu Á (The Asia Foundation) cũng đã mở ra cơ hội để chúng tôi có thể phối hợp cùng cơ quan chính phủ và các tổ chức tài chính vi mô thúc đẩy kinh tế địa phương và nền kinh tế số quốc gia".
Theo báo cáo từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hiện nay cộng đồng nông thôn, phụ nữ và các dân tộc thiểu số chưa thể tiếp cận đầy đủ tiềm lực của các giải pháp kỹ thuật số.
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát triển kinh doanh do rào cản về văn hóa – chính sách, dẫn tới các lựa chọn hạn chế về nguồn hỗ trợ tài chính và thiên hướng tìm tới các giải pháp phi chính thức (informal financing).
Lực lượng thanh niên chiếm gần một phần ba dân số Đông Nam Á. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) và siêu nhỏ (MSME) chiếm đến 99% tổng số doanh nghiệp và Visa cho rằng đây là chìa khóa quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Với mục tiêu hướng đến tương lai kinh tế số của cộng đồng, Visa đang tích cực thúc đẩy nâng cao kiến thức tài chính – kỹ thuật số cho khối doanh nghiệp SMBs do phụ nữ làm chủ và thanh niên.
Năm 2023, Visa hỗ trợ thành công 10 triệu doanh nghiệp SMBs chuyển đổi số trong hoạt động tài chính – kinh doanh. Quỹ Visa Foundation cũng đã cam kết hỗ trợ 47 triệu USD cho 2 triệu doanh nghiệp SMB do phụ nữ lãnh đạo nhằm duy trì 500.000 việc làm tại các địa phương. Với định hướng dài hạn, Quỹ Visa cũng đã cam kết đóng góp 100 triệu USD cho các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong vòng 5 năm.
Tại Việt Nam, Visa hợp tác với Quỹ Châu Á và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thực hiện dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi”, nhằm cung cấp kiến thức tài chính, kinh doanh và kỹ thuật số nền tảng cho các doanh nghiệp MSME tại khu vực khó khăn.
Mục tiêu của dự án hướng đến nâng cao năng lực cho 25.000 nữ doanh nhân trong 3 năm tới. Xa hơn, Visa tiếp tục hỗ trợ các hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số qua hợp tác với Ủy ban Dân tộc và Thỏa thuận hợp tác 3 năm với Ngân hàng Nhà nước từ năm 2023.