Vụ siêu lừa ở Phố Wall: Thế thì tiền biến đi đâu?
Một số giả thiết về việc làm thế nào mà “phù thủy” Madoff lại có thể làm “biến mất” số tiền 50 tỷ USD
Có thể nói, cho tới lúc này, thế giới vẫn chưa hết sốc trước vụ ông cựu chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, tỷ phú Bernard Madoff, “hô biến” số tiền 50 tỷ USD trong một vụ gian lận tài chính có thể nói là lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính Mỹ.
Cách thức lừa đảo của Madoff xem chừng khá đơn giản, đó là lý thuyết Ponzi cổ điển, trong đó, Madoff dùng tiền gốc nhận được từ nhà đầu tư sau để trả lãi cho nhà đầu tư trước. Để thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn, Madoff dùng lời hứa về lợi nhuận cao và chi phí thấp.
Danh sách “nạn nhân” của Madoff trải dài từ Mỹ, sang châu Âu, tới tận châu Á. Từ những tập đoàn tài chính lớn, tới những quỹ hưu trí, quỹ từ thiện quy mô địa phương, thậm chí cả Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng góp mặt trong danh sách này. Theo các nhà đầu tư lên tiếng tới thời điểm này, tổng số tiền mà họ mất cho Madoff đã là 30 tỷ USD.
Ngày 23/12, ông R. Thierry Magon de la Villehuchet, người sáng lập kiêm quản lý quỹ đầu cơ của công ty Access International Advisors - một trong những nạn nhân lớn nhất trong vụ Madoff - đã tự vẫn. Công ty của ông de la Villehuchet đã mất 1,4 tỷ USD trong vụ lừa đảo gây chấn động này.
Hiện các nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra để đi tới kết luận cuối cùng về vụ án này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi, làm thế nào mà “phù thủy” Madoff lại có thể làm “biến mất” số tiền trên?
Dưới đây là một số kịch bản về cách thức sử dụng và thua lỗ số tiền 50 tỷ USD nói trên của trùm lừa này.
Giả thiết 1: Madoff mắc sai lầm trong hoạt động đầu tư và lỗ đậm.
Cho tới thời điểm này, các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm mà “bố già” Madoff bắt đầu hoạt động lừa đảo của mình. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho thấy, hành vi gian lận này đã kéo dài nhiều thập kỷ. Trong bản cáo trạng dành cho Madoff, chính ông này đã thú nhận với các nhà điều tra là “bản thân đã tiến hành những vụ giao dịch và làm mất tiền của khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức”, và “tất cả là lỗi của Madoff”.
Điều này cho thấy, tiền của các nhà đầu tư giao cho Madoff đã bị “đốt” trong một chiếc lược đầu tư sai lầm. Có thể, đôi lúc, Madoff đã nỗ lực để sửa sai, nhưng giống như trong một canh bạc, ông ta càng gỡ càng mất.
Giả thiết 2: Madoff mất tiền trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Chương trình lừa đảo của Madoff bị lật tẩy một phần do cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm tới nay đã sụt mất khoảng 36%, trong khi thị trường tín dụng toàn cầu rơi vào trạng thái đóng băng.
Trong bản cáo trạng, Madoff thừa nhận với các công tố viên rằng, các nhà đầu tư đã đòi rút lượng vốn lên tới 7 tỷ USD và ông ta bắt đầu gặp rắc rối từ đây.
Nhiều năm qua, Madoff đã luôn đưa ra loại “mật ngọt” là mức lãi suất 10% để mời chào các nhà đầu tư “ngây thơ” giao tiền cho ông ta. Khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư cá nhân thua lỗ nặng tại các danh mục đầu tư khác đã tìm tới Madoff để đòi tiền nhằm bù đắp thua lỗ.
Cùng lúc, nhiều quỹ đầu cơ - một trong những đối tượng góp tiền vào quỹ của Madoff - cũng bị các nhà đầu tư đòi rút vốn. Do đó, các quỹ này cũng phải tới Madoff để đòi tiền, trả cho các nhà đầu tư của họ.
Luật sư Stephen Breitstone của công ty luật Meltzer Lippe Goldstein & Breitstone đại diện cho các nhà đầu tư là nạn nhân của Madoff cho biết: “Trước khi mọi chuyện bị phát giác, mọi người vẫn tin vào Madoff. Chẳng qua họ chỉ cần tiền và chính điều này đã phanh phui mọi chuyện”.
Hiện chưa rõ Madoff đã trả được cho các nhà đầu tư bao nhiêu trong số tiền 7 tỷ USD mà ông ta bị đòi. Tuy nhiên, khi các nhà điều tra vào cuộc, Madoff chỉ còn lại 200 - 300 triệu USD.
Giả thiết 3: Madoff “vung tay quá trán” cho cuộc sống vương giả.
Nhiều khả năng, một phần tiền của các nhà đầu tư đã bị Madoff chi cho cuộc sống như một ông hoàng của ông ta. Madoff có tới 3 ngôi nhà ở Mỹ, bao gồm một căn hộ tại Manhattan, một biệt thự tại vùng bờ biển Hamptons, và một biệt thự ở bãi biển Palm Beach. Theo các chuyên gia bất động sản, tổng trị giá của ba dinh cơ này cỡ vào khoảng 30 triệu USD. Văn phòng mà công ty của Madoff thuê ở tòa nhà Lipstick Building tại thành phố New York có giá thuê là 3 - 5 triệu USD/năm.
Ngoài ra, Madoff còn sở hữu một chiếc du thuyền dài 55,5 foot (tương đương khoảng 17m) được đóng vào năm 1969, cùng hai máy bay riêng.
Người ta còn cho rằng, Madoff còn găm tiền ở một số nơi khác như trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài do người thân đứng tên…
Giả thiết 3: Madoff trả lãi lớn cho các nhà đầu tư.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư đã mất trắng vì Madoff, vẫn có khả năng một số nhà đầu tư đã nhận được tiền lời không nhỏ từ Madoff trong vòng nhiều năm qua. Như đã nói ở trên, Madoff dùng tiền của nhà đầu tư trước trả cho nhà đầu tư sau, chắc chắn ông ta đã không ít lần phải trả tiền cho các nhà đầu tư trong quá trình lừa đảo nhằm giữ uy tín.
Chẳng hạn, với mức lãi 10%, một nhà đầu tư bỏ vốn 20 triệu USD cho Madoff, mỗi năm nhà đầu tư này phải nhận được 2 triệu USD tiền lãi.
(Theo AP, New York Times, Fortune)
Cách thức lừa đảo của Madoff xem chừng khá đơn giản, đó là lý thuyết Ponzi cổ điển, trong đó, Madoff dùng tiền gốc nhận được từ nhà đầu tư sau để trả lãi cho nhà đầu tư trước. Để thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn, Madoff dùng lời hứa về lợi nhuận cao và chi phí thấp.
Danh sách “nạn nhân” của Madoff trải dài từ Mỹ, sang châu Âu, tới tận châu Á. Từ những tập đoàn tài chính lớn, tới những quỹ hưu trí, quỹ từ thiện quy mô địa phương, thậm chí cả Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng góp mặt trong danh sách này. Theo các nhà đầu tư lên tiếng tới thời điểm này, tổng số tiền mà họ mất cho Madoff đã là 30 tỷ USD.
Ngày 23/12, ông R. Thierry Magon de la Villehuchet, người sáng lập kiêm quản lý quỹ đầu cơ của công ty Access International Advisors - một trong những nạn nhân lớn nhất trong vụ Madoff - đã tự vẫn. Công ty của ông de la Villehuchet đã mất 1,4 tỷ USD trong vụ lừa đảo gây chấn động này.
Hiện các nhà chức trách Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra để đi tới kết luận cuối cùng về vụ án này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi, làm thế nào mà “phù thủy” Madoff lại có thể làm “biến mất” số tiền trên?
Dưới đây là một số kịch bản về cách thức sử dụng và thua lỗ số tiền 50 tỷ USD nói trên của trùm lừa này.
Giả thiết 1: Madoff mắc sai lầm trong hoạt động đầu tư và lỗ đậm.
Cho tới thời điểm này, các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm mà “bố già” Madoff bắt đầu hoạt động lừa đảo của mình. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho thấy, hành vi gian lận này đã kéo dài nhiều thập kỷ. Trong bản cáo trạng dành cho Madoff, chính ông này đã thú nhận với các nhà điều tra là “bản thân đã tiến hành những vụ giao dịch và làm mất tiền của khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức”, và “tất cả là lỗi của Madoff”.
Điều này cho thấy, tiền của các nhà đầu tư giao cho Madoff đã bị “đốt” trong một chiếc lược đầu tư sai lầm. Có thể, đôi lúc, Madoff đã nỗ lực để sửa sai, nhưng giống như trong một canh bạc, ông ta càng gỡ càng mất.
Giả thiết 2: Madoff mất tiền trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Chương trình lừa đảo của Madoff bị lật tẩy một phần do cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ từ đầu năm tới nay đã sụt mất khoảng 36%, trong khi thị trường tín dụng toàn cầu rơi vào trạng thái đóng băng.
Trong bản cáo trạng, Madoff thừa nhận với các công tố viên rằng, các nhà đầu tư đã đòi rút lượng vốn lên tới 7 tỷ USD và ông ta bắt đầu gặp rắc rối từ đây.
Nhiều năm qua, Madoff đã luôn đưa ra loại “mật ngọt” là mức lãi suất 10% để mời chào các nhà đầu tư “ngây thơ” giao tiền cho ông ta. Khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư cá nhân thua lỗ nặng tại các danh mục đầu tư khác đã tìm tới Madoff để đòi tiền nhằm bù đắp thua lỗ.
Cùng lúc, nhiều quỹ đầu cơ - một trong những đối tượng góp tiền vào quỹ của Madoff - cũng bị các nhà đầu tư đòi rút vốn. Do đó, các quỹ này cũng phải tới Madoff để đòi tiền, trả cho các nhà đầu tư của họ.
Luật sư Stephen Breitstone của công ty luật Meltzer Lippe Goldstein & Breitstone đại diện cho các nhà đầu tư là nạn nhân của Madoff cho biết: “Trước khi mọi chuyện bị phát giác, mọi người vẫn tin vào Madoff. Chẳng qua họ chỉ cần tiền và chính điều này đã phanh phui mọi chuyện”.
Hiện chưa rõ Madoff đã trả được cho các nhà đầu tư bao nhiêu trong số tiền 7 tỷ USD mà ông ta bị đòi. Tuy nhiên, khi các nhà điều tra vào cuộc, Madoff chỉ còn lại 200 - 300 triệu USD.
Giả thiết 3: Madoff “vung tay quá trán” cho cuộc sống vương giả.
Nhiều khả năng, một phần tiền của các nhà đầu tư đã bị Madoff chi cho cuộc sống như một ông hoàng của ông ta. Madoff có tới 3 ngôi nhà ở Mỹ, bao gồm một căn hộ tại Manhattan, một biệt thự tại vùng bờ biển Hamptons, và một biệt thự ở bãi biển Palm Beach. Theo các chuyên gia bất động sản, tổng trị giá của ba dinh cơ này cỡ vào khoảng 30 triệu USD. Văn phòng mà công ty của Madoff thuê ở tòa nhà Lipstick Building tại thành phố New York có giá thuê là 3 - 5 triệu USD/năm.
Ngoài ra, Madoff còn sở hữu một chiếc du thuyền dài 55,5 foot (tương đương khoảng 17m) được đóng vào năm 1969, cùng hai máy bay riêng.
Người ta còn cho rằng, Madoff còn găm tiền ở một số nơi khác như trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài do người thân đứng tên…
Giả thiết 3: Madoff trả lãi lớn cho các nhà đầu tư.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư đã mất trắng vì Madoff, vẫn có khả năng một số nhà đầu tư đã nhận được tiền lời không nhỏ từ Madoff trong vòng nhiều năm qua. Như đã nói ở trên, Madoff dùng tiền của nhà đầu tư trước trả cho nhà đầu tư sau, chắc chắn ông ta đã không ít lần phải trả tiền cho các nhà đầu tư trong quá trình lừa đảo nhằm giữ uy tín.
Chẳng hạn, với mức lãi 10%, một nhà đầu tư bỏ vốn 20 triệu USD cho Madoff, mỗi năm nhà đầu tư này phải nhận được 2 triệu USD tiền lãi.
(Theo AP, New York Times, Fortune)