Bất ngờ với giá xe Yamaha Nozza Grande

Trí Dũng
Mẫu xe tay ga Nozza Grande gây bất ngờ cả về những nâng cấp lẫn mức giá bán lẻ so với phiên bản Nozza trước đó
Mức giá bán lẻ khá cao của Nozza Grande là điểm gây nhiều bất ngờ nhất.<br>
Mức giá bán lẻ khá cao của Nozza Grande là điểm gây nhiều bất ngờ nhất.<br>
Mẫu xe tay ga Nozza Grande vừa được giới thiệu ra thị trường đã gây sự chú ý cả về những nâng cấp lẫn mức giá bán lẻ so với phiên bản Nozza trước đó.

Nếu như Nozza vốn được xếp cạnh đối thủ Honda Vision thì với Nozza Grande, hãng xe Nhật Bản muốn nâng cấp để cạnh tranh ở phân khúc cao hơn với sự góp mặt của Honda Lead. Thậm chí, Yamaha còn đặt tham vọng “vợt” bớt khách của các mẫu xe cao cấp hơn như Honda SH Mode hay Vespa Primavera.

Xe có 2 cụm đồng hồ, gồm 1 đồng hồ đo tốc độ analog bên trên và 1 cụm đồng hồ bên dưới hiển thị các thông số như xăng, ODO, hành trình... qua màn hình LCD.

Cụm đèn pha thiết kế theo hình ngũ giác, đèn xi-nhan chạy dọc theo yếm xe tích hợp đèn LED định vị.

Ngăn chứa đồ có thể tích khá lớn, ở mức 27 lít, có thể cùng lúc để vừa một mũ bảo hiểm cỡ lớn và một nón bảo hiểm nửa đầu. Kích thước lớn này có được là nhờ thiết kế khung xe mới cùng với cách bố trí tận dụng không gian. Nút bấm mở yên xe đặt ngay phía trên bên phải ổ khóa chính. Trong ngăn chứa đồ trang bị một đèn LED chiếu sáng.

Thay đổi đáng chú ý ở mẫu xe tay ga này là lần đầu tiên được trang bị thế hệ động cơ Blue Core dung tích 125cc, 4 thì, xi-lanh đơn, 2 van, SOHC, làm mát bằng không khí, phun xăng điện tử FI và hộp số vô cấp CVT. Thế hệ động cơ này, theo thông tin từ Yamaha, có khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 50% so với các thế hệ động cơ cũ. Cụ thể, mức tiêu thụ nhiên liệu trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn của Nozza Grande là 1,85 lít/100km và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 3.

Tuy nhiên, giá bán lẻ của Nozza Grande lại có phần gây sốc khi chênh quá cao so với phiên bản Nozza trước đó. Mức giá chi tiết được Yamaha công bố cho bản đặc biệt Grande Deluxe là 41,99 triệu đồng và bản Grande Standard là 39,99 triệu đồng. Đây là mức giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, có nghĩa giá thực mà người tiêu dùng phải trả sẽ từ 44 triệu đồng đến hơn 46 triệu đồng. Với mức giá này, khả năng cạnh tranh của Nozza Grande xem ra sẽ khó được như kỳ vọng.

Tin mới

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thế nào?

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhanh chóng mở rộng trên toàn cầu. Để chinh phục các thị trường, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cung cấp những chiếc xe điện có giá cả phải chăng được thiết kế để gây ấn tượng với người mua xe bằng thiết kế đẹp mắt và nội thất công nghệ cao mới nhất.
Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Taxi điện mini giá rẻ: Xu thế xanh hoá của ngành vận tải Việt Nam

Chỉ sau một năm chính thức vận hành, Let’s Go - hãng taxi điện mini đầu tiên tại Việt Nam - đã ghi dấu ấn với 600 xe Wuling hoạt động tại 4 tỉnh thành, phục vụ hơn 500.000 khách hàng thường xuyên và tạo việc làm cho gần 700 lao động. Đại diện hãng taxi cho biết thành công này không chỉ đến từ mô hình kinh doanh đột phá mà còn nhờ lựa chọn dòng xe chiến lược: Wuling Mini EV và Wuling Bingo.
Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?