BMW tái chế niken, coban từ pin EV ở Trung Quốc

Minh Long
Liên doanh BMW Brilliance Automotive tại Trung Quốc vừa thành lập một quy trình khép kín để tái chế các vật liệu pin quan trọng khi nhà sản xuất ô tô Đức tiếp tục với mục tiêu đạt được sự trung hòa về khí hậu.
BMW tái chế niken, coban từ pin EV ở Trung Quốc - Ảnh 1

Các chính sách ở Trung Quốc yêu cầu thiết lập hệ thống truy tìm pin điện áp cao, đảm bảo rằng pin có thể được theo dõi và tái chế vào cuối vòng đời của chúng. Hệ thống của BMW sử dụng mã hóa để theo dõi pin trên toàn bộ chuỗi giá trị từ những chiếc xe thử nghiệm ban đầu đến những chiếc xe đã có mặt trên thị trường.

Pin được trả lại cho BMW sẽ được đánh giá và tái sử dụng hoặc tái chế. Thương hiệu hiện đang vận hành xe nâng hàng tại các nhà máy BBA của mình với pin tái sử dụng. Trong trường hợp tái chế pin, BMW có thể tái sử dụng niken, lithium và coban để sản xuất pin mới. Hầu hết các loại pin này đến từ các phương tiện phát triển, hệ thống thử nghiệm và cuối cùng sẽ bao gồm các loại xe hết tuổi thọ.

BMW cho biết quy trình tái chế khép kín giảm 70% lượng khí thải CO2 so với việc sử dụng nguyên liệu chính mới được chiết xuất.

“Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm các nguồn tài nguyên hữu hạn và giá hàng hóa tăng cao, điều đặc biệt quan trọng là phải thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, tăng tỷ lệ nguyên liệu tái sử dụng và giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nguyên liệu thô”, người đứng đầu Tập đoàn BMW Khu vực Trung Quốc, Jochen Goller, cho biết. “Tập đoàn BMW sẽ mở rộng việc tái chế ở Trung Quốc trong tương lai. Điều này sẽ không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi của Trung Quốc sang nền kinh tế ít CO2”.

Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Ô tô Trung Quốc dự đoán khối lượng pin đã “nghỉ hưu” ở nước này sẽ đạt 780.000 tấn vào năm 2025.

Hiện BMW đã cam kết đạt được sự trung hòa về khí hậu trong toàn bộ chuỗi giá trị của mình chậm nhất là vào năm 2050. Hãng sản xuất này có kế hoạch khoảng 10% dòng xe bán ra trong năm nay là xe điện và đến năm 2030, dự kiến ​​ít nhất 50% doanh số bán hàng của họ là dành cho xe điện.

Tin mới

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.
Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Singapore thúc đẩy phát triển xe điện nhưng gặp khó vì… dân giàu có

Nỗ lực khiến người dân ngừng mua ô tô động cơ đốt trong từ năm 2030 của Singapore đang vấp những khó khăn nhất định khi người dân giàu có đang khá đông trong khi tổng dân số chỉ khoảng gần 6 triệu người. Với mức thu nhập và tài sản hiện có, cư dân ở quốc gia này nhiều người có đủ thu nhập để sở hữu những chiếc siêu xe ở một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Vì vậy xe điện vẫn chưa đủ hấp dẫn.