Có lãi, GM thay CEO

Hữu Tuyến
Thông báo “đổi CEO” của General Motors được đưa ra chỉ một ngày, sau khi hãng này công bố có lãi 1,3 tỷ USD trong quý 2
Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí CEO của GM từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị của GM vào cuối năm nay.
Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí CEO của GM từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị của GM vào cuối năm nay.
Sau 1 năm dẫn dắt General Motors (GM) vượt qua khó khăn, Edward E. Whitacre sẽ rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của hãng từ ngày 1/9 tới và chấm dứt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vào cuối năm nay.

Thông báo này của GM được đưa ra chỉ một ngày, sau khi hãng này công bố có lãi 1,3 tỷ USD trong quý 2 năm 2010. GM cũng ráo riết chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.

Phát biểu với báo giới về quyết định rời bỏ vị trí đứng đầu GM, ông Whitacre cho biết: "Mục tiêu của tôi khi đến với GM là giúp khôi phục lại lợi nhuận, xây dựng lại vị thế của GM trên thị trường. Và hiện chúng tôi đang đi trên con đường đó. Một nền tảng vững mạnh đã được đặt ra và tôi cảm thấy thoải mái các quyết định của mình".

Người thay thế Edward E. Whitacre sẽ là ông Dan Akerson, 61 tuổi, một trong những thành viên lãnh đạo GM từ tháng 7/2009. Vào ngày 1/9 tới, ông Dan Akerson sẽ trở thành CEO mới của GM và đến cuối năm, ông này sẽ tiếp quản vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng, để đảm bảo việc chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ và tiếp tục đà tăng trưởng cho GM.

Với nhiều người trong ngành công nghiệp ôtô, Dan Akerson là một cái tên có phần hơi xa lạ. Tuy nhiên, trong giới tài chính và kinh doanh Mỹ, Akerson là một người đáng nể. Ông từng làm CEO của Carlyle Group, từng giữ vị trí Chủ tịch và CEO công ty truyền thông XO and Nextel Communications. Ông cũng từng đảm nhận cương vị Chủ tịch và CEO của General Instrument Corp.

Giống như Edward E. Whitacre, Akerson bắt đầu gia nhập GM từ tháng 7/2009 và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc phục hưng GM. Việc thay CEO là một trong những bước đi quan trọng của GM trên con đường khôi phục sau phá sản.

Ra đời từ năm 1908, GM là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới. Có trụ sở chính tại Detroit, GM hiện có khoảng 208.000 nhân công trên khắp thế giới và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại 157 quốc gia. GM và các đối tác chiến lược sản xuất xe hơi và xe tải tại 31 quốc gia. Thị trường lớn nhất của GM hiện nay là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ, Brazil, Đức, Anh, Canada, và Italy.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.