Khi thượng đế bị coi thường...
Nhận thấy chiếc xe Toyota Mark X Station của mình vẫn chạy nhanh khi vào giao lộ đông đúc, bà Masako Sakai, 64 tuổi, vội đạp phanh
Nhận thấy chiếc xe Toyota Mark X Station của mình vẫn chạy nhanh khi vào giao lộ đông đúc, bà Masako Sakai, 64 tuổi, vội đạp phanh.
Nhưng chân phanh cứng ngắc; bà cố giảm số nhưng cũng vô hiệu, chiếc xe lao thêm gần một cây số rồi đâm vào một chiếc Mercedes Benz và một xe taxi, làm bị thương hai người lái xe và bản thân bà Sakai cũng bị gãy xương đòn.
Choáng váng vì tai nạn, bà Sakai còn choáng hơn nữa trước cách ứng xử của Toyota và chính quyền. Tập đoàn Toyota, từ tổng hành dinh ở Nagoya đến đại lý phân phối, đều không trả lời thắc mắc của bà; cảnh sát Tokyo thì giục bà ký vào biên bản ghi rằng bà đã đạp nhầm vào chân ga thay vì đạp phanh - một điều mà bà cực lực phủ nhận. Theo lời bà, cảnh sát nói, nếu bà thừa nhận nhầm lẫn, xe của bà sẽ được sửa chữa, ngược lại, nó sẽ bị giữ để điều tra.
Theo giới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà Sakai, cũng như nhiều người khác, là nạn nhân của một cơ chế đặc thù Nhật Bản, trong đó doanh nghiệp được tôn trọng hơn là người tiêu dùng. Chính cơ chế này đã góp phần đưa đến những tai họa cho doanh nghiệp mà vụ khủng hoảng hiện thời của Toyota là một minh chứng.
Đến nay Toyota đã phải thu hồi (recall) để sửa chữa gần 10 triệu chiếc xe hơi trên toàn cầu nhưng trong số đó không có chiếc xe nào đang lưu hành tại Nhật. Không phải xe Toyota ở Nhật tốt hơn xe Toyota chạy ở các nước khác, mà theo ông Shunkichi Takayama, một luật sư ở Tokyo chuyên thụ lý các vụ kiện liên quan tới Toyota: “Ở Nhật có một câu nói: cái gì bốc mùi thì phải đậy lại”.
Cơ chế coi trọng doanh nghiệp hơn người tiêu dùng có lợi cho doanh nghiệp trong buổi đầu, nhưng cũng dễ đẩy doanh nghiệp xuống vực thẳm của sự tự mãn và sụp đổ. Trong công nghệ thực phẩm, một công ty sản xuất thịt có tên là Meat Hope đã phá sản năm 2008 sau khi bị phát hiện đã pha trộn những mẩu thịt heo, thịt cừu và thịt gà vào nhau thành một món hổ lốn, bán ra thị trường dưới nhãn thịt bò xay nguyên chất.
Năm 2006, cảnh sát điều tra vụ máy nước nóng chạy bằng khí đốt của Công ty Paloma đã phát hiện ra một khiếm khuyết của thiết bị, dẫn tới cái chết vì ngạt khói của 21 người, trong vòng 10 năm. Lúc đầu, Paloma cho rằng người sử dụng đã tự ý sửa chữa, làm hỏng bộ phận an toàn của máy nước nóng; nhưng cuối cùng công ty phải thừa nhận thiết bị bị lỗi sản xuất và vấn đề này đã được biết tới hơn một thập kỷ trước. Các nhà quản trị của Paloma bị cáo buộc tội bất cẩn và bản án dự kiến sẽ được tòa án đưa ra vào tháng 5 tới.
Trong cả hai trường hợp này, sự sụp đổ của doanh nghiệp có thể được ngăn chặn nếu quyền của khách hàng được tôn trọng và xã hội có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trước những thủ đoạn kinh doanh không lành mạnh.
Những năm 1960 và 1970, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe hơi và thị trường xe hơi, số vụ tai nạn chết người cũng tăng vọt, dẫn tới sự ra đời của Liên đoàn Khách hàng xe hơi Nhật Bản, giúp chủ xe khởi kiện các hãng sản xuất những chiếc xe có khiếm khuyết. Liên đoàn này được lãnh đạo bởi một “người trong cuộc”, ông Fumio Matsuda, cựu kỹ sư của hãng xe hơi Nissan. Nhưng các công ty xe hơi phản kháng dữ dội; họ tố cáo các nhà hoạt động xã hội này là những kẻ gây rối nguy hiểm.
Chẳng bao lâu sau, ông Matsuda và luật sư của ông bị bắt giam vì bị cáo buộc “tống tiền”. Từ sau vụ bỏ tù ông Matsuda, ở Nhật không còn ai dám thách thức uy thế của các tập đoàn xe hơi nữa. Ngay cả nhà nước, nếu muốn các hãng xe phải thu hồi và sửa chữa khiếm khuyết cũng cần phải chứng minh rằng những chiếc xe ấy không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia - một việc không dễ dàng nếu thiếu sự hợp tác của các nhà sản xuất.
Trở lại vụ khủng hoảng của Toyota, điều tra của báo New York Times đối với hồ sơ lưu trữ của Bộ Giao thông Nhật cho thấy từ năm 2001 đến nay đã có 99 vụ xe Toyota gây tai nạn do xe tăng tốc đột ngột. Còn theo Viện Nghiên cứu tai nạn giao thông và Phân tích dữ liệu Tokyo, riêng năm 2008 đã có 6.600 vụ tai nạn xe hơi làm 30 người chết, nhưng phần lỗi đều do người lái xe đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Những người như luật sư Takayama thì hoài nghi những tài liệu đó. Ông cho rằng số vụ tai nạn còn cao hơn nhiều nếu nhà sản xuất, cùng với các quan chức đồng lõa, không giấu bớt số liệu để công chúng không nhìn thấy. Ông cũng không chấp nhận việc đổ lỗi hoàn toàn cho người lái xe. Bây giờ thì đã rõ, khiếm khuyết ở bộ phận chân ga đã tồn tại từ lâu trong xe hơi của Toyota, nhưng nhà sản xuất cố tình che giấu và người tiêu dùng thì không có cơ hội nào để phản ứng.
Cơ chế coi thường “thượng đế”, cộng với sự hậu thuẫn của nhà cầm quyền, đã không thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm và sự sụp đổ là kết cục tất yếu.
Huỳnh Hoa (TBKTSG)
Nhưng chân phanh cứng ngắc; bà cố giảm số nhưng cũng vô hiệu, chiếc xe lao thêm gần một cây số rồi đâm vào một chiếc Mercedes Benz và một xe taxi, làm bị thương hai người lái xe và bản thân bà Sakai cũng bị gãy xương đòn.
Choáng váng vì tai nạn, bà Sakai còn choáng hơn nữa trước cách ứng xử của Toyota và chính quyền. Tập đoàn Toyota, từ tổng hành dinh ở Nagoya đến đại lý phân phối, đều không trả lời thắc mắc của bà; cảnh sát Tokyo thì giục bà ký vào biên bản ghi rằng bà đã đạp nhầm vào chân ga thay vì đạp phanh - một điều mà bà cực lực phủ nhận. Theo lời bà, cảnh sát nói, nếu bà thừa nhận nhầm lẫn, xe của bà sẽ được sửa chữa, ngược lại, nó sẽ bị giữ để điều tra.
Theo giới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà Sakai, cũng như nhiều người khác, là nạn nhân của một cơ chế đặc thù Nhật Bản, trong đó doanh nghiệp được tôn trọng hơn là người tiêu dùng. Chính cơ chế này đã góp phần đưa đến những tai họa cho doanh nghiệp mà vụ khủng hoảng hiện thời của Toyota là một minh chứng.
Đến nay Toyota đã phải thu hồi (recall) để sửa chữa gần 10 triệu chiếc xe hơi trên toàn cầu nhưng trong số đó không có chiếc xe nào đang lưu hành tại Nhật. Không phải xe Toyota ở Nhật tốt hơn xe Toyota chạy ở các nước khác, mà theo ông Shunkichi Takayama, một luật sư ở Tokyo chuyên thụ lý các vụ kiện liên quan tới Toyota: “Ở Nhật có một câu nói: cái gì bốc mùi thì phải đậy lại”.
Cơ chế coi trọng doanh nghiệp hơn người tiêu dùng có lợi cho doanh nghiệp trong buổi đầu, nhưng cũng dễ đẩy doanh nghiệp xuống vực thẳm của sự tự mãn và sụp đổ. Trong công nghệ thực phẩm, một công ty sản xuất thịt có tên là Meat Hope đã phá sản năm 2008 sau khi bị phát hiện đã pha trộn những mẩu thịt heo, thịt cừu và thịt gà vào nhau thành một món hổ lốn, bán ra thị trường dưới nhãn thịt bò xay nguyên chất.
Năm 2006, cảnh sát điều tra vụ máy nước nóng chạy bằng khí đốt của Công ty Paloma đã phát hiện ra một khiếm khuyết của thiết bị, dẫn tới cái chết vì ngạt khói của 21 người, trong vòng 10 năm. Lúc đầu, Paloma cho rằng người sử dụng đã tự ý sửa chữa, làm hỏng bộ phận an toàn của máy nước nóng; nhưng cuối cùng công ty phải thừa nhận thiết bị bị lỗi sản xuất và vấn đề này đã được biết tới hơn một thập kỷ trước. Các nhà quản trị của Paloma bị cáo buộc tội bất cẩn và bản án dự kiến sẽ được tòa án đưa ra vào tháng 5 tới.
Trong cả hai trường hợp này, sự sụp đổ của doanh nghiệp có thể được ngăn chặn nếu quyền của khách hàng được tôn trọng và xã hội có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trước những thủ đoạn kinh doanh không lành mạnh.
Những năm 1960 và 1970, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe hơi và thị trường xe hơi, số vụ tai nạn chết người cũng tăng vọt, dẫn tới sự ra đời của Liên đoàn Khách hàng xe hơi Nhật Bản, giúp chủ xe khởi kiện các hãng sản xuất những chiếc xe có khiếm khuyết. Liên đoàn này được lãnh đạo bởi một “người trong cuộc”, ông Fumio Matsuda, cựu kỹ sư của hãng xe hơi Nissan. Nhưng các công ty xe hơi phản kháng dữ dội; họ tố cáo các nhà hoạt động xã hội này là những kẻ gây rối nguy hiểm.
Chẳng bao lâu sau, ông Matsuda và luật sư của ông bị bắt giam vì bị cáo buộc “tống tiền”. Từ sau vụ bỏ tù ông Matsuda, ở Nhật không còn ai dám thách thức uy thế của các tập đoàn xe hơi nữa. Ngay cả nhà nước, nếu muốn các hãng xe phải thu hồi và sửa chữa khiếm khuyết cũng cần phải chứng minh rằng những chiếc xe ấy không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia - một việc không dễ dàng nếu thiếu sự hợp tác của các nhà sản xuất.
Trở lại vụ khủng hoảng của Toyota, điều tra của báo New York Times đối với hồ sơ lưu trữ của Bộ Giao thông Nhật cho thấy từ năm 2001 đến nay đã có 99 vụ xe Toyota gây tai nạn do xe tăng tốc đột ngột. Còn theo Viện Nghiên cứu tai nạn giao thông và Phân tích dữ liệu Tokyo, riêng năm 2008 đã có 6.600 vụ tai nạn xe hơi làm 30 người chết, nhưng phần lỗi đều do người lái xe đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Những người như luật sư Takayama thì hoài nghi những tài liệu đó. Ông cho rằng số vụ tai nạn còn cao hơn nhiều nếu nhà sản xuất, cùng với các quan chức đồng lõa, không giấu bớt số liệu để công chúng không nhìn thấy. Ông cũng không chấp nhận việc đổ lỗi hoàn toàn cho người lái xe. Bây giờ thì đã rõ, khiếm khuyết ở bộ phận chân ga đã tồn tại từ lâu trong xe hơi của Toyota, nhưng nhà sản xuất cố tình che giấu và người tiêu dùng thì không có cơ hội nào để phản ứng.
Cơ chế coi thường “thượng đế”, cộng với sự hậu thuẫn của nhà cầm quyền, đã không thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm và sự sụp đổ là kết cục tất yếu.
Huỳnh Hoa (TBKTSG)