Loay hoay chuyện giảm giá xe

Đức Thọ
Tương lai của ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước ngày càng trở nên mịt mờ trước những sức ép đang gia tăng mạnh mẽ
Khó giảm giá là chuyện có thật, song theo một số chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng nhất là các hãng xe có mặn mà với câu chuyện này hay không.
Khó giảm giá là chuyện có thật, song theo một số chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng nhất là các hãng xe có mặn mà với câu chuyện này hay không.
Tương lai của ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước ngày càng trở nên mịt mờ trước những sức ép đang gia tăng mạnh mẽ.

Sức ép lớn

Sau khoảng thời gian khá dài Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ mức 80% xuống còn 70% kéo theo việc hầu hết các loại xe nhập khẩu cũng giảm giá bán từ 5-10%, giá xe lắp ráp trong nước vẫn chưa nhúc nhích.

Thậm chí trong một cuộc họp với Bộ Tài chính, đại diện nhiều hãng xe trong nước cũng đã “hứa” sẽ giảm giá bán xe dựa trên những nỗ lực cắt giảm chi phí. Thế nhưng, đến nay lời hứa đó vẫn chưa có dấu hiệu được thực hiện. Đây cũng chính là lý do “chọc giận” Bộ Tài chính và Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trong một cuộc trao đổi với báo giới mới đây đã cho biết nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không hạ giá thì sẽ tiếp tục hạ thuế.

Có thể mức giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trước đây chưa đủ tạo nên sức ép đáng kể để xe nội phải giảm giá để cạnh tranh, song nếu Bộ Tài chính tiếp tục hạ mức thuế thêm một lần nữa, chắc chắn khoảng cách giữa xe “nội” và xe “ngoại” sẽ là khá xa và chắc chắn các hãng ôtô trong nước buộc phải “nghĩ lại”. Cách thức thì có nhiều những kết quả chỉ có một.

Chỉ cần lướt qua một vài con số cũng có thể nhận thấy rõ sức ép từ thị trường ôtô nhập khẩu lên các sản phẩm sản xuất và lắp ráp trong nước.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng ôtô dưới 8 chỗ ngồi nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đã vượt qua con số 5.800 chiếc. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2007 con số này cũng đạt khoảng 650 chiếc. Điểm nổi bật ở con số này chính là nó đã tăng đến 60% so với tổng lượng xe nhập khẩu của cả năm 2006.

Một tính toán khác cũng cho thấy tương lai của xe nội sẽ nhiều sóng gió. Với những số liệu thống kê chưa đầy đủ về các loại ôtô nhập khẩu (nguyên chiếc), có thể ước tính thị phần của thị trường xe nhập khẩu đã tăng từ khoảng 12% trong tháng 1/2007 lên khoảng 27% trong tháng 8/2007; thị phần của xe “nội” giảm từ khoảng 88% trong tháng 1/2007 xuống còn khoảng 73% trong tháng 8/2007.

Và có thể nếu các hãng xe trong nước không có giải pháp gì tạo nên đột biến, con số này sẽ tiếp tục thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho họ.

Giảm giá có quá khó?

Trả lời câu hỏi này cũng không hề dễ bởi bản thân những người trong cuộc cũng đang có những toan tính, những quan điểm và hiểu biết khác nhau.

Theo quan điểm của các nhà sản xuất, giá xe lắp ráp trong nước không thể giảm nổi bởi đó đã là mức giá hợp lý nhất đối với các sản phẩm đó. Nếu muốn giảm giá, Bộ Tài chính hãy giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng chứ đừng có chỉ giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc để tạo sức ép gián tiếp. Chỉ có như thế thì mới tác động được đến chi phí đầu vào, đến giá thành sản phẩm.

Đó là về vấn đề chi phí đầu vào, một trong 2 yếu tố cơ bản nhất cấu thành giá bán. Ở yếu tố còn lại, một số nhà sản xuất ôtô trong nước thuộc VAMA cũng cho rằng giá xe vốn đã cao, mức thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cao trong khi hạ tầng giao thông - đô thị còn thấp khiến cho quy mô thị trường nhỏ hẹp. Điều đó khiến quy mô sản xuất trên từng dây chuyền, trên từng sản phẩm rất thấp và đương nhiên thời gian khấu khao thiết bị - công nghệ chậm, giá thành sản phẩm cao.

“Chúng tôi rất muốn giảm giá bán, song thật sự là khó, bởi hiện chúng tôi cũng không hề có lãi”, đại diện một hãng xe trong nước giãi bày.

Khó giảm giá là chuyện có thật, song theo một số chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng nhất là các hãng xe có mặn mà với câu chuyện này hay không. Nếu họ mặn mà, nếu họ thật sự tôn trọng khách hàng, họ sẽ có cách. Bài học vượt khó trong ngành công nghiệp ôtô thế giới đã có rất nhiều.

Tuy nhiên, dường như nhiều hãng xe không hề nghĩ đến việc làm thế nào để có thể giảm giá mà lại tạo nên một sức ép khác, ngược lại, lên các cơ quan quản lý bằng việc xin được nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc. Mà như vậy lại “đụng chạm” đến quan điểm của Bộ Công Thương khi muốn giữ lại ngành công nghiệp ôtô (thực chất là lắp ráp ôtô), hoặc chí ít như quan điểm của Phó vụ trưởng Vụ Cơ khí - Luyện kim và Hóa chất khi phát biểu trên báo điện tử Tổ quốc là mất công “chăm bẵm” bấy lâu.

Tin mới

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu: Tấm gương vượt khó của tỷ phú xe điện xuất thân từ gia đình nông dân

Wang Chuanfu sinh năm 1966 ở huyện Wuwei, tỉnh An Huy, trong một gia đình nông dân nghèo. Khi còn học trung học, ông được anh trai và chị gái chăm sóc vì cả cha và mẹ qua đời. Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vươn lên vượt khó của Wang Chuanfu đã giúp tỷ phú này đạt được thành công không tưởng.
Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

Hành trình xuyên Việt đáng nhớ với Nissan Almera của cặp vợ chồng 9x

“Nếu được chọn lựa, bạn sẽ đi đến đâu trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này? Với tôi hay rất nhiều bạn trẻ khác, hành trình xuyên Việt luôn là ước mơ cháy bỏng và ai cũng muốn được thực hiện ít nhất một lần trong đời. Tất cả thứ chúng ta cần đầu tiên là phải có sức khỏe, tiếp theo là ngồi trên một chiếc xe đẹp, bền bỉ, thoải mái, cùng người thương yêu rong ruổi trên mọi cung đường”, Nguyễn Tuấn Linh, người vừa thực hiện thành công chuyến xuyên Việt trên chiếc Nissan Almera EL 2021 chia sẻ.
Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.