Luỹ kế đến nửa đầu tháng 8, Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD cho xe nhập khẩu

Lê Vũ
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cả nước từ đầu năm đến tháng 8, đã nhập khẩu 97.767 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt hơn 2 tỷ USD.
Luỹ kế đến nửa đầu tháng 8, Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD cho xe nhập khẩu - Ảnh 1

Trong nửa đầu tháng 8 (1-15/8), cả nước đã nhập khẩu 6.195 xe, tổng kim ngạch đạt 114,66 triệu USD. Trong đó, nhiều nhất là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 5.509 xe, kim ngạch đạt 89,2 triệu USD.

So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nhập khẩu tăng 16,2% (tương đương 13.619 xe), trong khi kim ngạch tăng 1,6%.

Về thị trường, 3 cái tên dẫn đầu gồm: Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, Indonesia dẫn đầu về lượng xe nhập khẩu với 38.040 xe, kim ngạch đạt 557,3 triệu USD (cập nhật theo thị trường hết tháng 7/2024). Thái Lan đứng thứ hai về lượng với 32.717 xe, trong khi kim ngạch dẫn đầu với 628,6 triệu USD. Với 17.235 xe, kim ngạch 521,65 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ ba về lượng nhưng đứng thứ hai về kim ngạch.

Với tổng số 87.992 xe, riêng 3 thị trường nêu trên chiếm đến 96% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm.

Trước đó, trong tháng 7 cả nước nhập khẩu 17.233 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt 343,8 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 10,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước nhập khẩu 91.637 ô tô, tổng kim ngạch đạt 1,89 tỷ USD, tăng 14,8% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2023.

Đặc biệt, 7 cũng là tháng có lượng xe nhập khẩu nhiều nhất kể từ đầu năm. Nguyên nhân được cho là bởi tâm lý nhằm tránh tháng 7 âm lịch, người dân sẽ hạn chế việc mua sắm những tài sản lớn. Thực tế, tháng 7 âm lịch hằng năm, lượng ô tô nhập khẩu cũng thường giảm mạnh.

3 cái tên dẫn đầu đều đến từ châu Á gồm: Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, Indonesia dẫn đầu về lượng xe nhập khẩu với 38.040 xe, kim ngạch đạt 557,3 triệu USD. Thái Lan đứng thứ hai về lượng với 32.717 xe, trong khi kim ngạch dẫn đầu với 628,6 triệu USD. Với 17.235 xe, kim ngạch 521,65 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ ba về lượng nhưng đứng thứ hai về kim ngạch.

Với 87.992 xe, 3 thị trường dẫn đầu nêu trên chiếm đến 96% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước.

Theo báo cáo của VAMA, doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 7 đạt 28.920 xe, bao gồm xe 22.847 du lịch; 5.857 xe thương mại và 215 xe chuyên dụng. Trong đó, doanh số xe du lịch tăng 15%, xe thương mại giảm 9%, xe chuyên dụng tăng 1% so với tháng trước.

Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 13.788 xe, tăng 6% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 15.132 xe, tăng 11% so với tháng trước.

Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 7/2024 tăng 1% so với 2023. Xe ô tô du lịch tăng 1%; xe thương mại tăng 3% và xe chuyên dụng giảm 1% so với năm 2023.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 7/2024, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu cho thấy sức ép rất lớn từ xe nhập khẩu với xe lắp ráp trong nước.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.