Mẫu xe bán tải “già” nhất Việt Nam gây bất ngờ

An Nhi
Ranger lần đầu tiên thay mặt phân khúc xe bán tải lọt vào nhóm 10 mẫu xe đắt khách nhất thị trường ôtô Việt Nam năm 2013
Sau khi thế hệ mới được đưa về hồi đầu năm 2012, Ranger đã hoàn tòan lột
 xác khi sở hữu phong cách thiết kế mới và được trang bị những công nghệ
 thời thượng từ chiến lược One Ford.
Sau khi thế hệ mới được đưa về hồi đầu năm 2012, Ranger đã hoàn tòan lột xác khi sở hữu phong cách thiết kế mới và được trang bị những công nghệ thời thượng từ chiến lược One Ford.
Không chỉ dẫn đầu phân khúc bán tải mà còn vượt luôn các thành viên khác trong “gia đình” Ford, mẫu xe Ranger gây bất ngờ trên thị trường ôtô Việt Nam xét về sản lượng bán hàng.

Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 2/2014, Ford đã bán ra thị trường tổng cộng 650 chiếc các loại. Đáng chú ý, sản lượng bán hàng của Ranger đã đạt 177 chiếc, vượt qua cả mẫu xe đa dụng Everest lẫn hai mẫu xe thuộc diện ăn khách hiện nay của Ford là Focus và Fiesta.

Chi tiết thống kê cho thấy, vẫn có một mẫu xe Ford khác đạt sản lượng bán hàng cao hơn Ranger là Transit (284 chiếc). Tuy nhiên, sau khi đối thủ sừng sỏ Mercedes-Benz Sprinter ngừng sản xuất thì mẫu xe thương mại 16 chỗ ngồi này hiện chỉ phải cạnh tranh với Toyota Hiace. Và thực tế, đối thủ đến từ Nhật Bản cũng đã bị tụt lại từ khá lâu.

Xét trong cùng phân khúc bán tải, ngoài đối thủ truyền kiếp Toyota Hilux bám sát nút với 166 chiếc bán ra trong tháng 2/2014 thì các đối thủ còn lại đều bị Ranger vượt khá xa. Cụ thể theo báo cáo bán hàng của VAMA, sản lượng trong tháng của Mitsubishi Triton chỉ đạt 34 chiếc, Colorado đạt 11 chiếc, Mazda BT50 đạt 57 chiếc và thậm chí Isuzu D-Max chỉ đạt vẻn vẹn 6 chiếc.

Cũng chính điều này đã giúp Ranger lần đầu tiên thay mặt phân khúc xe bán tải lọt vào nhóm 10 mẫu xe đắt khách nhất thị trường ôtô Việt Nam năm 2013, với tổng cộng 1.834 chiếc.

Ford Ranger là mẫu xe bán tải có mặt tại Việt Nam sớm nhất. Những năm cuối thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000, mẫu xe này làm mưa làm gió trên thị trường khi chỉ “một mình một chợ”. Nhưng từ nửa sau thập niên 2000, với sự góp mặt của lần lượt những cái tên như Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Mitsubishi Triton, Nissan Navara và gần đây nhất là Mazda BT50, sức mua đối với Ranger đã dần bị sụt giảm.

Điều khiến Ranger bị sụt giảm sản lượng ở quãng thời gian đó, có lẽ nằm ở sự già cỗi về thiết kế và công nghệ. Tuy nhiên, sau khi thế hệ mới được đưa về hồi đầu năm 2012, Ranger đã lột xác với cách thiết kế mới và được trang bị những công nghệ thời thượng từ chiến lược One Ford.

Cùng Ranger và Transit, hai mẫu xe khác của Ford là Focus và Fiesta cũng đạt sản lượng bán hàng tốt với lần lượt 53 và 56 chiếc trong tháng 2, qua đó giúp thương hiệu xe Mỹ tăng thị phần lên mức 11% và trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ 3 tại Việt Nam.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.