Mỹ và EU cạnh tranh gay gắt trước ngôi vương ngành công nghiệp xe tải toàn cầu

Khôi Nguyên
Năm 2022 sẽ đi vào lịch sử khi Mỹ khi cường quốc này đang đứng trước cơ hội giành vị trí đứng đầu toàn cầu của châu Âu về ngành xe thương mại.
Mỹ và EU cạnh tranh gay gắt trước ngôi vương ngành công nghiệp xe tải toàn cầu - Ảnh 1

Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ là chủ đề bàn tán, gây nhiều tranh cãi thời gian gần đây trên toàn cầu. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đạo luật này đối với pin và xe điện được khai thác và sản xuất tại Mỹ đã khiến Brussels lo lắng.

Ít được biết đến hơn, IRA của Mỹ thực tế còn bao gồm khoản tín dụng 40.000 USD cho xe tải điện lớn.

Một số nhà phân tích dự đoán xe tải điện sẽ chiếm hơn 60% doanh số bán xe tải mới của Mỹ vào năm 2030. Nhưng ngoài khoản tín dụng thuế, chính sự kích thích tài chính của IRA cho toàn bộ chuỗi cung ứng, từ năng lượng xanh đến sản xuất pin, mới khiến nó trở thành một vũ khí lợi hại.

Tại COP27, Tổng thống Biden tiếp tục có các tuyên bố sẽ có nhiều ảnh hưởng tới thị trường ô tô thế giới. Trong đó, Mỹ đã cam kết trong một “biên bản ghi nhớ toàn cầu” (MOU) chỉ bán xe tải không khí thải từ năm 2040. California thậm chí đang xem xét kéo dài điều đó tiến tới năm 2036. IRA và MOU sẽ cùng nhau tạo thành một giấy phép “đặc biệt” hướng di chuyển là rõ ràng và có các khoản tín dụng thuế lớn dành cho chuỗi cung ứng trong nước để đẩy mạnh sản xuất trong vài năm tới.

Nếu châu Âu không có gói ưu đãi dành cho xe tải của riêng mình, họ sẽ bị bỏ lại phía sau. Các nhà sản xuất xe tải hàng đầu thế giới của EU có nguy cơ đi vào con đường tương tự của doanh nghiệp sản xuất xe hơi của họ, đấu tranh để theo kịp sự cạnh tranh của Trung Quốc và Mỹ.

Ủy ban Châu Âu hiện đang soạn thảo một bộ luật có thể cho phép giành lại quyền kiểm soát nhờ các tiêu chuẩn CO2 đối với các phương tiện hạng nặng. Dự kiến ​​vào tháng 1, dự thảo luật này được cho sẽ bao gồm ưu thế riêng của châu Âu mà từ đó chỉ những chiếc xe tải không khí thải mới được bán, giống như đối với ô tô con và xe tải. Ô tô và xe tải chia sẻ phần lớn chuỗi cung ứng của họ.

Nếu châu Âu không giới thiệu gói xe tải đầy tham vọng của riêng mình, các chuyên gia cho rằng chắc chắn họ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Trong thế giới vận tải đường bộ, tổng chi phí sở hữu (TCO) là quan trọng nhất. Tổ chức nghiên cứu TNO đã tính toán rằng đến năm 2035, hơn 99% xe tải chở hàng chạy bằng điện sẽ đánh bại các đối thủ dùng động cơ diesel về chi phí.

Thực tế là hãng xe tải nổi tiếng Scania đã thông báo rằng sẽ có các sản phẩm chạy hoàn toàn bằng điện từ năm 2040 và Daimler rằng cũng sẽ có các loại xe hoàn toàn không phát thải từ năm 2039.

Không quốc gia EU nào có thể đáp ứng các mục tiêu khí hậu mới vào năm 2030 nếu tình trạng ô nhiễm xe tải tiếp tục gia tăng - xe tải chỉ chiếm 2% phương tiện trên đường, nhưng chiếm hơn 1/4 lượng khí thải giao thông đường bộ ở EU. Đó là lý do tại sao 10 thủ đô của EU muốn có mục tiêu bán hàng 100% không phát thải. Các công ty cũng muốn thay đổi. Một liên minh gồm 44 công ty, bao gồm Pepsico, Unilever và Maersk, vừa kêu gọi một mục tiêu ngắn hạn cao hơn.

Mục tiêu CO2 hiện tại của xe tải năm 2030 được đặt ở mức giảm 30% lượng khí thải vào thời điểm mà xe tải điện được coi là không thể và tiết kiệm nhiên liệu là mục tiêu tuyệt vời nhất cần đạt được. Do đó, tăng mục tiêu giảm phát thải lên 65% là yếu tố thay đổi cuộc chơi mà EU cần để bắt đầu quá trình chuyển đổi và mang lại mức tiết kiệm khí thải và quy mô công nghiệp cần thiết. Tham vọng này cũng cần được tăng cường cho đến năm 2035 hoặc 2040.

IRA của Mỹ đang thách thức vai trò lãnh đạo ngành của EU đối với các phương tiện thương mại hiện tại. Bằng chứng là một số khoản đầu tư vào pin và khoáng sản quan trọng ở EU đã có nguy cơ chuyển sang Mỹ.

Trước bối cảnh hiện tại, các chuyên gia trong ngành cho rằng, các mục tiêu mạnh mẽ về CO2 của xe tải và mục tiêu 100% không phát thải vào năm 2035 được củng cố bởi chính sách công nghiệp mạnh mẽ để xử lý kim loại và sản xuất pin xanh ở châu Âu sẽ đảm bảo vị trí dẫn đầu của châu Âu trong tương lai và đáp trả lại sự cạnh tranh khốc liệt từ Mỹ.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.