Ông Vương Đình Huệ được đề cử làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV

Lan Anh
Sáng 20/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội và ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV...
Từ trái sang phải: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: Quochoi.vn
Từ trái sang phải: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: Quochoi.vn

Theo danh sách, ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia - được đề cử để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

4 nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải - 3 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV và Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. 

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng trình danh sách 13 nhân sự được giới thiệu để bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó có 10 người được giới thiệu tái cử và 3 người mới. 

Sau khi trình danh sách đề cử, các đại biểu sẽ về thảo luận ở đoàn về các dự kiến nhân sự trên. Theo chương trình làm việc, chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV sẽ báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về các dự kiến nhân sự này.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử. 

Quốc hội sau đó bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín và thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc  hội bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội khóa XV sẽ tuyên thệ trong buổi lễ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Theo chương trình, chiều nay Quốc hội cũng sẽ bầu các phó chủ tịch Quốc hội và ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Cũng trong buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự này.

 
Ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, được đề cử để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, được đề cử để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV.
Ông Vương Đình Huệ, 64 tuổi, quê tại Nghệ An, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Ông từng là giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), Trưởng khoa Kế toán, Đảng ủy viên Đảng bộ của trường. Ông từng có thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia. 
Từ năm 2001, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, rồi sau đó là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Từ năm 2006-2011, ông Vương Đình Huệ là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, Bí thư Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Bí thư Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước và Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Ông Huệ giữ chức Bộ Trưởng Tài chính từ tháng 8/2011. Tới tháng 12/2012, ông được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5/2013). 
Từ tháng 4/2016, ông Huệ giữ cương vị Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (tháng 6/2016), Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ngày 7/2/2020, ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội. Tại kỳ họp tháng 6/2020, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Vương Đình Huệ. Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV vào cuối tháng 3, ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.

Tin mới

Tương lai của thị trường xe điện không chỉ là vấn đề giá cả

Tương lai của thị trường xe điện không chỉ là vấn đề giá cả

Khả năng chi trả rất quan trọng nhưng nếu không có cơ sở hạ tầng sạc mạnh mẽ, chính sách hỗ trợ và các thương hiệu đáng tin cậy, việc sử dụng xe điện sẽ vẫn chỉ giới hạn ở các “thị trường trưởng thành” có khả năng xử lý quá trình chuyển đổi.
Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Theo dữ liệu do Nikkei Asia tổng hợp, bao gồm doanh số bán hàng từ tháng 1 đến tháng 3/2025 tại 5 thị trường chính của Đông Nam Á - Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam - cho thấy tổng doanh số bán ô tô giảm 1,7%, đạt khoảng 732.898 xe. Tuy nhiên, trong số các thị trường, bất chấp sự suy thoái của khu vực, thị trường ô tô Việt Nam lại chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong quý đầu tiên của năm 2025.
Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.