Ôtô “nội - ngoại” ngược chiều

Đức Thọ
Điểm đáng chú ý ở thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn vừa qua là mối tương quan giữa xe lắp ráp trong nước xe nhập khẩu
Nếu như sức mua ôtô CBU 3 tháng đầu năm bị hãm lại do cách tính giá tính
 thuế tiêu thụ đặc biệt mới thì sức mua của riêng tháng 4 lại bất ngờ 
tăng tốc bởi “liều vắc-xin” thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh: Quang Phúc.<br>
Nếu như sức mua ôtô CBU 3 tháng đầu năm bị hãm lại do cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới thì sức mua của riêng tháng 4 lại bất ngờ tăng tốc bởi “liều vắc-xin” thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh: Quang Phúc.<br>
Thị trường ôtô Việt Nam đã chính thức bước vào guồng quay mới sau quãng thời gian đầu năm chững lại.

Khởi đầu bằng cú tăng tốc mạnh mẽ hồi tháng 3, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường tháng 4/2016 tiếp tục duy trì ở mức cao và tăng nhẹ.

Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 4/2016 đạt 25.725 chiếc, nhích nhẹ 4% so với tháng liền trước và tăng đến 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, sản lượng bán hàng các loại ôtô du lịch đạt 13.743 chiếc, tăng 3,7% so với tháng 3; sản lượng xe thương mại đạt 9.663 chiếc, tăng 5%; sản lượng xe chuyên dụng đạt 2.319 chiếc, giảm 1,3%.

Như vậy, cộng dồn đến hết tháng 4, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường năm 2016 đã đạt 85.414 chiếc, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các loại xe du lịch đạt 47.529 chiếc, tăng 15%; các loại xe thương mại đạt 31.668 chiếc, tăng 46%; các loại xe chuyên dụng đạt 6.217 chiếc, tăng 65%.

Điểm đáng chú ý ở thị trường ôtô Việt Nam tháng 4 và giai đoạn 4 tháng đầu năm 2016 là mối tương quan về tỷ lệ tăng trưởng giữa 2 khối xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).

Tính chung giai đoạn 4 tháng đầu năm, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD đạt 66.121 chiếc, tăng đến 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, tỷ lệ tăng trưởng của ôtô CBU chỉ đạt 4% với mức kim ngạch 19.293 chiếc.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng trong tháng 4/2016, sản lượng bán hàng ôtô CKD bất ngờ sụt giảm 2,5% so với tháng liền trước, đạt 19.500 chiếc; trái ngược, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU lại tăng đến 29%, đạt 6.225 chiếc.

Có thể thấy rằng, sự chênh lệch trong cả giai đoạn cho thấy sự chậm lại của thị trường xe CBU so với thị trường xe CKD là do cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt thay đổi kể từ ngày 1/1/2016. Sự thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ trên giá CIF + thuế nhập khẩu sang thành giá bán buôn của nhà nhập khẩu đã khiến giá bán lẻ của ôtô CBU tăng lên. Vì vậy, việc sức mua ôtô CBU chậm lại, nhất là so với năm 2015, là khó tránh khỏi.

Mặc dù vậy, cũng với những thay đổi ở chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô CBU, sức mua tháng 4/2016 lại cho thấy một biểu hiện khác, trái ngược với giai đoạn 3 tháng của quý 1.

Nếu như sức mua ôtô CBU 3 tháng đầu năm bị hãm lại do cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới thì sức mua của riêng tháng 4 lại bất ngờ tăng tốc bởi “liều vắc-xin” thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Liều vắc-xin” được cho là sẽ kích thích thị trường ôtô CBU giai đoạn quý 2/2016 với điểm khởi đầu tháng 4 chính là các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế vừa được Quốc hội thông qua.

Theo luật này, kể từ ngày 1/7/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe nhập khẩu có dung tích xi-lanh động cơ trên 2.500 cm3 sẽ tăng lên đáng kể.

Cũng trực tiếp tác động khiến giá bán lẻ tăng lên, nhưng trong khi cách tính giá tính thuế mới đã có hiệu lực lập tức khiến sức mua chậm lại thì các mức thuế suất mới sắp có hiệu lực lại khiến kim ngạch nhập khẩu xe CBU vượt lên.

Theo nhận định của giới kinh doanh, giai đoạn trước khi luật thuế mới chính thức được thi hành chính là quãng thời gian để các doanh nghiệp và người tiêu dùng “tranh thủ” trước khi phải chịu cảnh đội giá của ôtô CBU.

Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây
Phân khúcTháng 4/2016Tháng 3/2016
Xe du lịch12.03212.261
Xe thương mại8.8388.875
Xe chuyên dụng2.1092.056
Tổng22.97923.192

 

So sánh tháng4/2016 4/20153/2016 4/2016 so 4/20154/2016 so 3/2016
Xe du lịch12.0328.573 12.26140%-2%
Xe thương mại8.8386.876 8.87529%0%
Xe chuyên dụng2.1091.194 2.05677%3%
Tổng22.97916.643 23.19238%-1%

 

So sánh năm 2016 2015 Tăng/ giảm
Xe du lịch44.35633.73531%
Xe thương mại29.46320.42644%
Xe chuyên dụng5.4283.31864%
Tổng79.24757.47938%

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.