Ôtô tại Việt Nam có thể được miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hoá

Bạch Dương
Đề xuất của Bộ Công Thương gửi lên Chính phủ nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp ôtô trong nước
Bộ Công Thương đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.<br>
Bộ Công Thương đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.<br>
Bộ Công Thương vừa có báo cáo đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ôtô Việt Nam và các giải pháp gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Để phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (AFTA) sẽ có hiệu lực vào năm 2018, các sản phẩm ôtô nguyên chiếc (CBU) nhập khẩu từ ASEAN sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với giá cả rất cạnh tranh.

“Đây là xu hướng không có lợi cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành thị trường để các quốc gia khác có nền công nghiệp ôtô phát triển hơn như Thái Lan, Indonesia khai thác”, Bộ Công Thương nhận định.

Miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hoá

Trước hiện thực này, Bộ Công Thương đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Thứ nhất, Bộ cho rằng cần phải tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước, tức là khuyến khích sử dụng xe ôtô sản xuất trong nước.

Theo đó, Chính phủ phải có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ôtô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại. Quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ôtô của người dân, đặc biệt tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và Tp.HCM.

“Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước tức là cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu xe đối với người tiêu dùng, tương tự như đối với xe sản xuất trong nước”, Bộ Công Thương nêu.

Nhóm giải pháp thứ hai Bộ Công Thương đề cập là hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với một số các sản phẩm ôtô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt, và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực thông qua các biện pháp như điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện và phụ tùng phù hợp theo cam kết đã ký.

Đặc biệt, Bộ Công Thương nhấn mạnh giải pháp áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp đối với xe có tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao, như không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối phần giá trị tạo ra trong nước.

“Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp đối với các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô có quy mô lớn, không phân biệt địa bàn đầu tư. Áp dụng các chính sách về tín dụng đầu tư đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước”, Bộ cho hay.

Đặc biệt, phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng được chú trọng ở khía cạnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện. Qua đó, góp phần hình thành được hệ thống các nhà cung cấpnội địa nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn thông qua việc hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng linh kiện trong và ngoài nước,

Thứ ba, Bộ Công Thương nhấn mạnh đến vai trò của thu hút đầu tư FDI trong ngành công nghiệp ôtô.

“Thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn và dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN”, văn bản nêu.

Nghiên cứu gói tín dụng cho công nghiệp đến năm 2022

Để thực hiện ba giải pháp trên, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải  trình Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ôtô nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc quản lý các hoạt động này.

Ban hành quy định xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng sản xuất trong nước đối với ôtô phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp cũng như làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước đối với sản phẩm ô tô.

“Xem xét khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi ôtô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng gói tín dụng phát triển công nghiệp đến năm 2022 dành cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo Luật Đầu tư, vận hành theo cơ chế vay thương mại, Nhà nước tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại với lãi suất phù hợp”, Bộ Công Thương đề xuất.

Tin mới

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.
Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Top 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2025

Trong nửa đầu năm 2025, VinFast là hãng xe chiếm 3 vị trí đầu bảng của những mẫu xe bán chạy nhất. Trong khi đó, Vios của Toyota là mẫu sedan duy nhất nằm trong top xe bán chạy. Ford thì có cú ăn ba với cả ba mẫu xe chủ lực đều nằm trong top.