Tăng tốc cuộc đua giữa xe nội và xe ngoại?

Đức Thọ
Việc thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 10% được dự báo sẽ tiếp thêm "nhiên liệu" cho cuộc đua giữa ôtô nhập khẩu và ôtô sản xuất trong nước
Chiếc Camry 2.4 G phiên bản 2007 lắp ráp trong nước vẫn rẻ hơn xe nhập khẩu sau khi đã được giảm thuế.
Chiếc Camry 2.4 G phiên bản 2007 lắp ráp trong nước vẫn rẻ hơn xe nhập khẩu sau khi đã được giảm thuế.

Việc thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 10% được dự báo sẽ tiếp thêm "nhiên liệu" cho cuộc đua giữa ôtô nhập khẩu và ôtô sản xuất trong nước.

Theo nội dung cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ ngày 11/1, sau khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ giảm từ 90% xuống còn 80%.

Thuế nhập khẩu giảm xuống cũng kéo theo tỷ lệ tổng các sắc thuế dành cho mặt hàng này, gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng giảm 20%, từ 213% xuống còn 193%.

Như vậy, giới kinh doanh ôtô khẳng định với mức giảm trên, giá ôtô nhập khẩu từ nay ít nhất cũng có thể giảm khoảng 5%.

Theo tìm hiểu của VnEconomy, hiện tại đa số các công ty kinh doanh ôtô nhập khẩu đã thực hiện mức giảm giá trên. Tuy nhiên, mức giảm giá này cũng chỉ đang được thực hiện nhằm thăm dò thị trường và tâm lý khách hàng, từ đó tùy theo tình hình, có thể từ quý 2/2007 sẽ tiếp tục giảm.

Với mức giảm giá như vậy, theo một số phân tích, giá ôtô tại thị trường Việt Nam sẽ không tạo nên được những bước chuyển mang tính đột phá, đặc biệt là khó tác động nhiều đến chính sách giá của các nhà sản xuất ôtô trong nước.

Bởi lẽ, với cùng một dòng xe thì sau khi tính toán kỹ càng, giá xe nhập khẩu vẫn đắt hơn xe lắp ráp trong nước khoảng 10%. Chẳng hạn một chiếc Camry 2.4G phiên bản 2007, sau khi giảm thuế giá bán vẫn ở mức 59.000 USD, đắt hơn xe lắp ráp 9.000 USD.

Tuy nhiên, sự so sánh về chất lượng (ít nhất là theo tâm lý khách hàng) giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng tác động đến lựa chọn của khách hàng. Bên cạnh đó, chiếu theo công bố của nhà sản xuất, xe lắp ráp cũng có một số lợi thế về chi tiết nội thất hay tính năng đã được tính toán phù hợp với điều kiện hạ tầng và khí hậu Việt Nam.

Điều này chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến 12 liên doanh là thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), bởi có thể nói, các dòng xe sản xuất và lắp ráp trong nước hiện nay đang giảm giá ngầm, thông qua các hoạt động khuyễn mãi, hoặc động tác cắt giảm phần chiết khấu hỗ trợ bán hàng từ nhà sản xuất.

Cuộc đua giữa xe nhập khẩu và xe nội địa đã bắt đầu từ lâu với sự góp mặt của thành phần thứ 3 là xe đã qua sử dụng nhập khẩu. Chỉ có điều, sau khi xe nhập khẩu được tăng cường “sức mạnh” về giá từ thuế, nhiều khả năng cuộc đua này sẽ ngày càng quyết liệt.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.