Trước Tết, sức mua ôtô vẫn giảm

Đức Thọ
Tổng sức mua ô tô vẫn tiếp tục giảm mạnh dù nhu cầu mua xe trước Tết nguyên đán là rất lớn
Nhiều ý kiến nhận định sức mua ô tô trong thời gian tới, tức sau Tết nguyên đán và trước tháng 6/2018, sẽ tiếp tục suy giảm do nguồn cung tiếp tục khan hiếm.
Nhiều ý kiến nhận định sức mua ô tô trong thời gian tới, tức sau Tết nguyên đán và trước tháng 6/2018, sẽ tiếp tục suy giảm do nguồn cung tiếp tục khan hiếm.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, chỉ có 26.037 ô tô được bán ra trong tháng 1/2018, giảm 7% so với tháng 12/2017.

Đáng chú ý, sự sụt giảm sức mua ôtô tháng đầu năm nay diễn ra ngay trước thềm Tết nguyên đán. Đây vốn dĩ là quãng thời gian mà thị trường thường sôi động nhất do nhu cầu mua sắm và sử dụng xe của người dân thường ở mức rất cao.

Mặc dù vậy, sức mua ôtô tháng đầu năm nay vẫn ít nhiều đáng khích lệ khi đã tăng lên 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải cho cú tụt dốc này, không nguyên nhân nào đáng thuyết phục hơn, chính là sự khan hiếm nguồn cung ở hầu hết các phân khúc xe du lịch.

Thực tế trên thị trường thời điểm này cũng cho thấy rõ đa số các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc hiện đang rơi vào tình trạng "cháy hàng". Do vướng vào các quy định mới tại Nghị định 116 của Chính phủ, các hãng xe đang bế tắc trong khâu hoàn thiện thủ tục nhập khẩu và chậm trễ trong khâu kiểm định trước khi bán ra thị trường.

Trong khi đó, ở mảng xe lắp ráp trong nước, do nhiều hãng xe chờ đợi đến năm 2018 mới nhập khẩu thêm linh kiện để hưởng thuế suất 0% theo quy định tại Nghị định 125 của Chính phủ nên hoạt động lắp ráp cũng bị đình trệ.

Cả hai chính sách mới của Chính phủ đều khiến cho nguồn cung ôtô trên thị trường rơi vào tình trạng khan hiếm. Ở thời điểm này, người tiêu dùng đi mua xe đều nhận được những cái lắc đầu của nhân viên bán hàng.

Thậm chí với nhiều mẫu xe nhập khẩu, theo đại diện một số hãng ôtô lớn, ít nhất người tiêu dùng sẽ phải chờ khoảng 3 tháng nữa mới có xe để bàn giao. Với một số mẫu xe, quãng thời gian chờ đợi có thể sẽ kéo dài sang nửa sau của năm 2018.

Theo báo cáo của VAMA, tình thế của các loại xe lắp ráp có phần sáng sủa hơn bởi các hãng xe ít nhiều chủ động được nguồn cung.

Ngoại trừ một số hãng xe lớn đáp ứng được các điều kiện hưởng thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo Nghị định 125 như Trường Hải, Hyundai Thành Công hay Toyota có sự nấn ná khi nhập khẩu linh kiện thì các hãng xe khác đều hoạt động sản xuất bình thường. Chính nguồn cung đảm bảo từ những hãng xe này giúp cho tỷ lệ sụt giảm sức mua tháng 1/2018 so với tháng liền trước không bị rơi sâu thêm.

Cụ thể, báo cáo của VAMA cho biết, trong khi tổng sản lượng bán hàng của các loại xe lắp ráp trong nước đạt 20.586 chiếc, tăng 25% so với tháng liền trước thì lượng xe nhập khẩu chỉ đạt 5.451 chiếc, giảm đến 30%.

Từ tình thế này của thị trường, đã có nhiều ý kiến nhận định sức mua ôtô trong thời gian tới, tức sau Tết nguyên đán và trước tháng 6/2018, sẽ tiếp tục suy giảm do nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Thị trường nhiều khả năng sẽ sôi động trở lại vào giai đoạn nửa sau của năm để bù đắp cho sự "ức chế" về nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giai đoạn này.

undefined - Ảnh 1.

Sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 1/2018 - Nguồn: VAMA.

Tin mới

“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

“Gã khổng lồ” Geely tăng cường ảnh hưởng toàn cầu với xe năng lượng mới ở châu Âu

Nhà sản xuất ô tô tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, Geely Auto (thành viên của Zhejiang Geely Holding Group (ZGH)), vừa chính thức bắt tay với nhà cung cấp Jameel Motors để tiến vào thị trường Italia. Đây là một trong những thị trường quan trọng nhất của châu Âu, với lá bài chiến lược là các mẫu xe năng lượng mới (NEV).
Lynk & Co 06 Core Plus chính thức cập bến thị trường Việt

Lynk & Co 06 Core Plus chính thức cập bến thị trường Việt

Greenlynk Automotives, nhà phân phối chính thức thương hiệu Lynk & Co tại Việt Nam, thành viên của Tasco Auto, vừa chính thức ra mắt thị trường Việt mẫu Lynk & Co 06 Core Plus thuộc phân khúc SUV đô thị (B-SUV) của hãng tại thị trường Việt Nam.