Chứng khoán Mỹ sụt giảm trong tuần bầu cử tổng thống
Ngày 7/11, chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng trên 2,4%, nhưng khép lại một tuần giao dịch thất vọng
Ngày 7/11, chứng khoán Phố Wall đồng loạt tăng trên 2,4%, nhưng khép lại một tuần giao dịch thất vọng.
Chứng khoán Mỹ mất 4% trong tuần bầu cử tổng thống
Trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Obama đã kêu gọi về một kế hoạch kích thích kinh tế để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ông nhấn mạnh, kế hoạch kích thích kinh tế này cần phải được thông qua trước khi ông nhậm chức hoặc đó là sẽ là việc đầu tiên ông làm sau khi nhậm chức (20/1/2009).
Bên cạnh đó, ông Obama cũng thúc giục chính quyền Bush làm mọi thứ có thể để bơm 25 tỷ USD cho các khoản vay liên quan đến công nghệ đối với ngành công nghiệp.
Về vấn đề nhân sự trong nội các mới, ông Obama đã không đề cập gì tới vấn đề này dù trước đó đã công bố bổ nhiệm ông Rahm Emanuel - một nghị sỹ có quan điểm cứng rắn, đến từ Chicago, giữ vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Liên quan đến thông tin về tình hình việc làm ở Mỹ, ngày 7/11, Bộ Lao động nước này thông báo, giới chủ Mỹ đã cắt giảm 240.000 việc làm trong tháng Mười, đưa tỷ lệ thấp nghiệp ở nước này lên 6,5%, mức cao nhất trong vòng hơn 14 năm qua.
Trong đó, ngành dịch vụ cắt giảm cắt giảm 108.000 việc làm, ngành sản xuất cắt giảm 90.000 việc làm, ngành xây dựng cắt giảm 49.000…
Như vậy, trong 10 tháng qua, 1,2 triệu việc làm đã bị cắt giảm ở Mỹ, trong đó có tới 651.000 việc làm được cắt giảm trong 3 tháng qua.
Trước đó, giới phân tích đã nhận định sẽ có 200.000 việc làm sẽ bị cắt giảm, đưa tỷ lệ thấp nghiệp của Mỹ sẽ tăng từ 6,1% trong tháng Chín lên 6,3% trong tháng Mười.
Cũng trong tháng 10 qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hai lần cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm giải cứu hệ thống tài chính, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lệ thất nghiệp của nước này vẫn tăng mạnh so với tháng Chín.
Thông tin liên quan đến các quỹ phòng hộ - đầu cơ (Hedge fund), dù các quỹ đầu cơ không thông báo kết quả kinh doanh nhưng mới đây, ba tập đoàn Barclay Hedge, Hedge Fund Research và Hennessee Group đã công bố con số ước tính thiệt hại của các quỹ đầu cơ trong năm nay, đặc biệt là trong tháng Chín và tháng Mười.
Theo đó, danh mục đầu tư của Quỹ Greenlight Capital đã giảm 16% trong 9 tháng, kết quả kinh doanh trong tháng Mười thậm chí còn lỗ nhiều hơn; Giá trị tài sản ròng của Quỹ Citadel Investment Group hạ 15% trong tháng Chín và thậm chí còn giảm mạnh hơn trong tháng 10; Giá trị tài sản của Maverick Fund được dự báo sẽ mất 19% giá trị trong tháng Chín; Goldman Sachs Investment Partners fund lỗ gần 1 tỷ USD; giá trị tài sản của Quỹ Man Group sụt giảm 31%...
Như vậy, việc nhiều quỹ đầu cơ thua lỗ trong tháng Chín và tháng Mười cho thấy một thực tế không thể phủ nhận - trong thời kỳ khủng hoảng, dường như tất cả cùng mất.
Trong ngày 7/11, hai tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu nước Mỹ đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008. Theo đó, General Motors công bố lỗ 7,35 USD/cổ phiếu trong khi hãng Ford công bố lỗ 2,98 tỷ USD. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của General Motors sụt giảm 9,17%, cổ phiếu Ford lên 2,02%.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trên 2,4% phiên giao dịch cuối tuần sau hai ngày giảm điểm kỷ lục trước đó.
Nhiều tin tức xấu như tỷ lệ thất nghiệp cao, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn thua lỗ hoặc suy giảm mạnh so với dự báo, nhưng thị trường vẫn khởi sắc. Nguyên nhân là do nhiều nhà đầu tư tăng mạnh mua vào để kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật sau khi thị trường có hai ngày giảm 10% trước đó.
Trong tuần qua, khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm khi mất 8,25% và thấp hơn 51,06% so với cùng kỳ năm 2007. Khối dịch vụ viễn thông dẫn đầu về biên độ lên điểm với mức tăng 1,36% nhưng vẫn giảm 37,33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones lên 248,02 điểm, tương đương 2,85%, đóng cửa ở mức 8.943,81, giảm 4,09% so với tuần trước và thấp hơn 32,57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 38,7 điểm, tương đương 2,41%, chốt ở mức 1.647,4, mất 4,27% so với tuần trước và hạ 37,89% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 26,11 điểm, tương đương 2,89%, đóng cửa ở mức 930,99, giảm 3,92% so với tuần trước và thấp hơn 26,61% so với cùng kỳ năm 2007.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 7/11 đã tăng 27 cent/thùng, tương ứng 0,44%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 61,04 USD/thùng, giảm 9,98% so với tuần trước và thấp 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Á "vén mây mù"
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần đã tiếp tục giảm điểm do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh vì đồng Yên lên giá so với USD.
Ngay khi thị trường mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã giảm mạnh từ 8.890 điểm xuống gần 8.300 điểm, đà giảm kéo dài trong vòng từ 9 giờ đến gần 10 giờ sáng (giờ địa phương).
Nhưng sau đó, thị trường đã có sự phục hồi mạnh đến gần 13 giờ chiều nhờ sức cầu mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào với hy vọng kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật. Tuy nhiên sau đó, thị trường lại đổ dốc do lệnh bán lại ào ạt được tung ra để hiện thực hóa lợi nhuận.
Trong phiên này, cổ phiếu Toyota đã giảm 9,2%, cổ phiếu Honda mất 8,7%, cổ phiếu Nissan trượt 7,3%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 316,14 điểm, tương đương -3,55%, đóng cửa ở mức 8.583,00, tăng 0,1% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 7/11, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản, đưa mức lãi suất cơ bản đồng Won từ 4,25% xuống 4%/năm. Như vậy trong vòng một tháng qua, Ngân hàng Trung ương nước này đã 3 lần cắt giảm lãi suất cơ bản, từ 5% xuống 4%.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản áp dụng đối với đồng Euro và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm 1,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Bảng Anh.
Phản ứng tích cực với việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 42,27 điểm, tương đương 3,87%, chốt ở mức 1.134,49, tăng 1,92% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 48,21 điểm, tương đương 1,03%, đóng cửa ở mức 4.742,33, giảm 2,62% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 30,83 điểm, tương đương 1,69%, chốt ở mức 1.850,03, tăng 2,45% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 453,39 điểm, tương đương 3,29%, chốt ở mức 14.243,43, tăng 1,96% so với tuần trước.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 29,9 điểm, tương đương 1,75%, chốt ở mức 1.747,71, tăng 1,09% so với tuần trước.
Tiếp tục cập nhật thị trường châu Âu...
Chứng khoán Mỹ mất 4% trong tuần bầu cử tổng thống
Trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Obama đã kêu gọi về một kế hoạch kích thích kinh tế để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Ông nhấn mạnh, kế hoạch kích thích kinh tế này cần phải được thông qua trước khi ông nhậm chức hoặc đó là sẽ là việc đầu tiên ông làm sau khi nhậm chức (20/1/2009).
Bên cạnh đó, ông Obama cũng thúc giục chính quyền Bush làm mọi thứ có thể để bơm 25 tỷ USD cho các khoản vay liên quan đến công nghệ đối với ngành công nghiệp.
Về vấn đề nhân sự trong nội các mới, ông Obama đã không đề cập gì tới vấn đề này dù trước đó đã công bố bổ nhiệm ông Rahm Emanuel - một nghị sỹ có quan điểm cứng rắn, đến từ Chicago, giữ vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Liên quan đến thông tin về tình hình việc làm ở Mỹ, ngày 7/11, Bộ Lao động nước này thông báo, giới chủ Mỹ đã cắt giảm 240.000 việc làm trong tháng Mười, đưa tỷ lệ thấp nghiệp ở nước này lên 6,5%, mức cao nhất trong vòng hơn 14 năm qua.
Trong đó, ngành dịch vụ cắt giảm cắt giảm 108.000 việc làm, ngành sản xuất cắt giảm 90.000 việc làm, ngành xây dựng cắt giảm 49.000…
Như vậy, trong 10 tháng qua, 1,2 triệu việc làm đã bị cắt giảm ở Mỹ, trong đó có tới 651.000 việc làm được cắt giảm trong 3 tháng qua.
Trước đó, giới phân tích đã nhận định sẽ có 200.000 việc làm sẽ bị cắt giảm, đưa tỷ lệ thấp nghiệp của Mỹ sẽ tăng từ 6,1% trong tháng Chín lên 6,3% trong tháng Mười.
Cũng trong tháng 10 qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hai lần cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm giải cứu hệ thống tài chính, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lệ thất nghiệp của nước này vẫn tăng mạnh so với tháng Chín.
Thông tin liên quan đến các quỹ phòng hộ - đầu cơ (Hedge fund), dù các quỹ đầu cơ không thông báo kết quả kinh doanh nhưng mới đây, ba tập đoàn Barclay Hedge, Hedge Fund Research và Hennessee Group đã công bố con số ước tính thiệt hại của các quỹ đầu cơ trong năm nay, đặc biệt là trong tháng Chín và tháng Mười.
Theo đó, danh mục đầu tư của Quỹ Greenlight Capital đã giảm 16% trong 9 tháng, kết quả kinh doanh trong tháng Mười thậm chí còn lỗ nhiều hơn; Giá trị tài sản ròng của Quỹ Citadel Investment Group hạ 15% trong tháng Chín và thậm chí còn giảm mạnh hơn trong tháng 10; Giá trị tài sản của Maverick Fund được dự báo sẽ mất 19% giá trị trong tháng Chín; Goldman Sachs Investment Partners fund lỗ gần 1 tỷ USD; giá trị tài sản của Quỹ Man Group sụt giảm 31%...
Như vậy, việc nhiều quỹ đầu cơ thua lỗ trong tháng Chín và tháng Mười cho thấy một thực tế không thể phủ nhận - trong thời kỳ khủng hoảng, dường như tất cả cùng mất.
Trong ngày 7/11, hai tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu nước Mỹ đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008. Theo đó, General Motors công bố lỗ 7,35 USD/cổ phiếu trong khi hãng Ford công bố lỗ 2,98 tỷ USD. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu của General Motors sụt giảm 9,17%, cổ phiếu Ford lên 2,02%.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trên 2,4% phiên giao dịch cuối tuần sau hai ngày giảm điểm kỷ lục trước đó.
Nhiều tin tức xấu như tỷ lệ thất nghiệp cao, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn thua lỗ hoặc suy giảm mạnh so với dự báo, nhưng thị trường vẫn khởi sắc. Nguyên nhân là do nhiều nhà đầu tư tăng mạnh mua vào để kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật sau khi thị trường có hai ngày giảm 10% trước đó.
Trong tuần qua, khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm khi mất 8,25% và thấp hơn 51,06% so với cùng kỳ năm 2007. Khối dịch vụ viễn thông dẫn đầu về biên độ lên điểm với mức tăng 1,36% nhưng vẫn giảm 37,33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones lên 248,02 điểm, tương đương 2,85%, đóng cửa ở mức 8.943,81, giảm 4,09% so với tuần trước và thấp hơn 32,57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 38,7 điểm, tương đương 2,41%, chốt ở mức 1.647,4, mất 4,27% so với tuần trước và hạ 37,89% so với cùng kỳ năm trước.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 26,11 điểm, tương đương 2,89%, đóng cửa ở mức 930,99, giảm 3,92% so với tuần trước và thấp hơn 26,61% so với cùng kỳ năm 2007.
* Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 7/11 đã tăng 27 cent/thùng, tương ứng 0,44%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 61,04 USD/thùng, giảm 9,98% so với tuần trước và thấp 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Á "vén mây mù"
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch cuối tuần đã tiếp tục giảm điểm do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh vì đồng Yên lên giá so với USD.
Ngay khi thị trường mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã giảm mạnh từ 8.890 điểm xuống gần 8.300 điểm, đà giảm kéo dài trong vòng từ 9 giờ đến gần 10 giờ sáng (giờ địa phương).
Nhưng sau đó, thị trường đã có sự phục hồi mạnh đến gần 13 giờ chiều nhờ sức cầu mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào với hy vọng kiếm lời từ các đợt phục hồi kỹ thuật. Tuy nhiên sau đó, thị trường lại đổ dốc do lệnh bán lại ào ạt được tung ra để hiện thực hóa lợi nhuận.
Trong phiên này, cổ phiếu Toyota đã giảm 9,2%, cổ phiếu Honda mất 8,7%, cổ phiếu Nissan trượt 7,3%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 316,14 điểm, tương đương -3,55%, đóng cửa ở mức 8.583,00, tăng 0,1% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 7/11, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản, đưa mức lãi suất cơ bản đồng Won từ 4,25% xuống 4%/năm. Như vậy trong vòng một tháng qua, Ngân hàng Trung ương nước này đã 3 lần cắt giảm lãi suất cơ bản, từ 5% xuống 4%.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản áp dụng đối với đồng Euro và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm 1,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Bảng Anh.
Phản ứng tích cực với việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lên 42,27 điểm, tương đương 3,87%, chốt ở mức 1.134,49, tăng 1,92% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 48,21 điểm, tương đương 1,03%, đóng cửa ở mức 4.742,33, giảm 2,62% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 30,83 điểm, tương đương 1,69%, chốt ở mức 1.850,03, tăng 2,45% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 453,39 điểm, tương đương 3,29%, chốt ở mức 14.243,43, tăng 1,96% so với tuần trước.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 29,9 điểm, tương đương 1,75%, chốt ở mức 1.747,71, tăng 1,09% so với tuần trước.
Tiếp tục cập nhật thị trường châu Âu...
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.695,79 | 8.943,81 | 248,02 | 2,85 |
Nasdaq | 1.608,70 | 1.647,40 | 38,70 | 2,41 | |
S&P 500 | 904,88 | 930,99 | 26,11 | 2,89 | |
Anh | FTSE 100 | 4.272,41 | 4.364,96 | 92,55 | 2,17 |
Đức | DAX | 4.813,57 | 4.938,46 | 124,89 | 2,59 |
Pháp | CAC 40 | 3.387,25 | 3.469,12 | 81,87 | 2,42 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.694,12 | 4.742,33 | 48,21 | 1,03 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.899.14 | 8.583,00 | 316,14 | 3,55 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.790,04 | 14.243,43 | 453,39 | 3,29 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.092.22 | 1.134,49 | 42,27 | 3,87 |
Singapore | Straits Times | 1.788,15 | 1.850,03 | 30,83 | 1,69 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.717.72 | 1.747,71 | 29,99 | 1,75 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |