Cước vận tải biển toàn cầu rục rịch tăng sau vụ Hanjin phá sản
Một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này
Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk Line dự báo cước vận tải hàng hóa bằng đường biển sẽ tăng trong ngắn hạn và hãng sẽ có thêm khách hàng mới sau vụ phá sản của đối thủ Hàn Quốc Hanjin Shipping Co..
“Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến phản ứng của thị trường thể hiện qua giá cước”, ông Klaus Rud Sejling, người phụ trách mạng lưới Đông-Tây của Maersk, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters. “Vấn đề nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra với giá cước trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá cước sẽ tăng, nhưng có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới giá cước trong trung và dài hạn”.
Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc với 97 tàu, mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Nhiều tàu của Hanjin đã bị các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu từ chối, khiến những con tàu này buộc phải “vật vờ” ngoài khơi.
Tuy nhiên, một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này, đồng nghĩa với việc tàu của Hanjin sẽ không bị các chủ nợ bắt tại Mỹ. Ngoài ra, nhà chức trách Mỹ cũng đã cho phép tàu Hanjin vào cảng Port of Long Beach ở California để dỡ hàng.
Trong một diễn biến khác, cổ đông lớn nhất của Hanjin, hãng hàng không Korean Air Lines hôm thứ Bảy vừa rồi đã nhất trí cung cấp số vốn 60 tỷ Won, tương đương 54 triệu USD, để giúp Hanjin trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu container.
Theo nhà phân tích Lars Heindorff thuộc công ty SEB, việc giá cước vận tải biển tăng sau vụ phá sản của Hanjin có thể giúp lợi nhuận ròng của Maersk Line trong năm 2016 tăng thêm tới 760 triệu USD. Tuy nhiên, do việc tăng giá cước này khó có thể kéo dài, nên nhiều khả năng lợi nhuận ròng của hãng vận tải biển Đan Mạch này sẽ chỉ tăng thêm dưới 200 triệu USD.
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm thứ Năm tuần trước cho biết giá cước vận tải container đã tăng gấp đôi kể từ tháng 5 và có thể tiếp tục tăng cao hơn. Tháng 9 này, giá cước vận tải container loại 40 feet (hơn 12 mét) từ Bờ Tây của Mỹ sang châu Á là 1.700 USD, từ mức 788 USD hồi tháng 5.
“Chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến phản ứng của thị trường thể hiện qua giá cước”, ông Klaus Rud Sejling, người phụ trách mạng lưới Đông-Tây của Maersk, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters. “Vấn đề nằm ở chỗ điều gì sẽ xảy ra với giá cước trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá cước sẽ tăng, nhưng có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới giá cước trong trung và dài hạn”.
Hanjin, hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc với 97 tàu, mới đây đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Nhiều tàu của Hanjin đã bị các cảng biển ở Mỹ, châu Á và châu Âu từ chối, khiến những con tàu này buộc phải “vật vờ” ngoài khơi.
Tuy nhiên, một tin tốt với Hanjin là Mỹ đã chấp thuận đơn xin bảo hộ phá sản của hãng này, đồng nghĩa với việc tàu của Hanjin sẽ không bị các chủ nợ bắt tại Mỹ. Ngoài ra, nhà chức trách Mỹ cũng đã cho phép tàu Hanjin vào cảng Port of Long Beach ở California để dỡ hàng.
Trong một diễn biến khác, cổ đông lớn nhất của Hanjin, hãng hàng không Korean Air Lines hôm thứ Bảy vừa rồi đã nhất trí cung cấp số vốn 60 tỷ Won, tương đương 54 triệu USD, để giúp Hanjin trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu container.
Theo nhà phân tích Lars Heindorff thuộc công ty SEB, việc giá cước vận tải biển tăng sau vụ phá sản của Hanjin có thể giúp lợi nhuận ròng của Maersk Line trong năm 2016 tăng thêm tới 760 triệu USD. Tuy nhiên, do việc tăng giá cước này khó có thể kéo dài, nên nhiều khả năng lợi nhuận ròng của hãng vận tải biển Đan Mạch này sẽ chỉ tăng thêm dưới 200 triệu USD.
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ hôm thứ Năm tuần trước cho biết giá cước vận tải container đã tăng gấp đôi kể từ tháng 5 và có thể tiếp tục tăng cao hơn. Tháng 9 này, giá cước vận tải container loại 40 feet (hơn 12 mét) từ Bờ Tây của Mỹ sang châu Á là 1.700 USD, từ mức 788 USD hồi tháng 5.