Hãng sản xuất túi khí ôtô lớn nhất thế giới phá sản
Đây là vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
Công ty sản xuất túi khí ôtô Takata của Nhật Bản ngày 26/6 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của đất nước mặt trời mọc kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo hãng tin Bloomberg, Takata phá sản do sức ép nợ nần quá lớn từ việc phải thu hồi hàng triệu túi khí ôtô sau khi túi khí do hãng sản xuất bị cho là có liên quan tới nhiều cái chết của người dùng ôtô.
Đơn xin bảo hộ phá sản của Takata và các công ty con đã được nộp lên tòa án ở bang Delaware, Mỹ và ở Tokyo. Theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, Takata có số nghĩa vụ nợ hơn 10 tỷ USD, bao gồm tiền bồi thường cho các hãng sản xuất ôtô Honda, Toyota, và người tiêu dùng thực hiện các vụ kiện tập thể đối với công ty.
Bằng cách phá sản, Takata - công ty 84 năm tuổi - sẽ được bán lại cho công ty sản xuất túi khí Key Safety Systems (KSS) của Mỹ. KSS nhất trí mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau vụ mua lại, KSS dự kiến sẽ giữ nguyên nhân viên của Takata trên toàn cầu và đưa công ty này hoàn tất quy trình phá sản vào cuối quý 1/2018.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo bắt đầu dừng giao dịch cổ phiếu Takata từ ngày 26/6 và cho biết cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 27/7.
Theo kết quả điều tra, sản phẩm túi khí của Takata có thể bị lỗi và làm bắn những mảnh vỡ kim loại vào người ngồi trong xe. Lỗi này được cho là có liên quan đến cái chết của ít nhất 17 người trên toàn thế giới.
Khi một túi khí Takata bị nổ trong một chiếc Honda Accord vào năm 2004, Takata gọi đó là một trường hợp bất bình thường. Nhưng kể từ đó, cơ quan chức năng đã liên tục tiến hành các vụ triệu hồi liên quan tới hàng triệu túi khí Takata được lắp trong xe của hàng chục nhà sản xuất.
Tính đến nay đã có hơn 100 triệu túi khí Takata bị triệu hồi do bị tình nghi gây thương vong hoặc tổn thất kinh tế. Theo ước tính của Tokyo Shoko Research, nghĩa vụ nợ của Takata có thể lên tới 15 tỷ USD nếu tính cả phí tổn của các cuộc triều hồi túi khí.
Hồi tháng 1 năm nay, Takata thừa nhận đã che giấu rủi ro chết người từ việc túi khí của hãng bị nổ trong suốt 15 năm, đồng thời nhất trí nộp phạt 1 tỷ USD cho cơ quan chức năng, người tiêu dùng, và các hãng xe Mỹ.
Riêng tại Mỹ, khoảng 43 triệu túi khí Takata là đối tượng triệu hồi, và tính đến ngày 26/5 mới chỉ có 38% số này được sửa chữa - theo số liệu của Bộ Giao thông Mỹ. Tại Nhật Bản, số túi khí Takata trong diện triệu hồi nằm trong 19 triệu xe, và 73% đã được sửa chữa.
Giới phân tích cho rằng công ty mua lại Takata sẽ gặp nhiều thách thức, bởi Takata đã lỗ ròng 3 năm liên tiếp, dù chưa tính tới toàn bộ chi phí sửa lỗi túi khí mà hiện công ty vẫn đang phải chi trả.
Theo hãng tin Bloomberg, Takata phá sản do sức ép nợ nần quá lớn từ việc phải thu hồi hàng triệu túi khí ôtô sau khi túi khí do hãng sản xuất bị cho là có liên quan tới nhiều cái chết của người dùng ôtô.
Đơn xin bảo hộ phá sản của Takata và các công ty con đã được nộp lên tòa án ở bang Delaware, Mỹ và ở Tokyo. Theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, Takata có số nghĩa vụ nợ hơn 10 tỷ USD, bao gồm tiền bồi thường cho các hãng sản xuất ôtô Honda, Toyota, và người tiêu dùng thực hiện các vụ kiện tập thể đối với công ty.
Bằng cách phá sản, Takata - công ty 84 năm tuổi - sẽ được bán lại cho công ty sản xuất túi khí Key Safety Systems (KSS) của Mỹ. KSS nhất trí mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau vụ mua lại, KSS dự kiến sẽ giữ nguyên nhân viên của Takata trên toàn cầu và đưa công ty này hoàn tất quy trình phá sản vào cuối quý 1/2018.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo bắt đầu dừng giao dịch cổ phiếu Takata từ ngày 26/6 và cho biết cổ phiếu này sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 27/7.
Theo kết quả điều tra, sản phẩm túi khí của Takata có thể bị lỗi và làm bắn những mảnh vỡ kim loại vào người ngồi trong xe. Lỗi này được cho là có liên quan đến cái chết của ít nhất 17 người trên toàn thế giới.
Khi một túi khí Takata bị nổ trong một chiếc Honda Accord vào năm 2004, Takata gọi đó là một trường hợp bất bình thường. Nhưng kể từ đó, cơ quan chức năng đã liên tục tiến hành các vụ triệu hồi liên quan tới hàng triệu túi khí Takata được lắp trong xe của hàng chục nhà sản xuất.
Tính đến nay đã có hơn 100 triệu túi khí Takata bị triệu hồi do bị tình nghi gây thương vong hoặc tổn thất kinh tế. Theo ước tính của Tokyo Shoko Research, nghĩa vụ nợ của Takata có thể lên tới 15 tỷ USD nếu tính cả phí tổn của các cuộc triều hồi túi khí.
Hồi tháng 1 năm nay, Takata thừa nhận đã che giấu rủi ro chết người từ việc túi khí của hãng bị nổ trong suốt 15 năm, đồng thời nhất trí nộp phạt 1 tỷ USD cho cơ quan chức năng, người tiêu dùng, và các hãng xe Mỹ.
Riêng tại Mỹ, khoảng 43 triệu túi khí Takata là đối tượng triệu hồi, và tính đến ngày 26/5 mới chỉ có 38% số này được sửa chữa - theo số liệu của Bộ Giao thông Mỹ. Tại Nhật Bản, số túi khí Takata trong diện triệu hồi nằm trong 19 triệu xe, và 73% đã được sửa chữa.
Giới phân tích cho rằng công ty mua lại Takata sẽ gặp nhiều thách thức, bởi Takata đã lỗ ròng 3 năm liên tiếp, dù chưa tính tới toàn bộ chi phí sửa lỗi túi khí mà hiện công ty vẫn đang phải chi trả.