Khủng hoảng di cư làm lung lay uy tín Thủ tướng Đức
Người Đức bắt đầu tự hỏi không hiểu điều gì đang xảy ra trên đất nước mình
Cho tới đầu năm nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn còn được xem là một trong những chính trị gia thành công nhất thế giới.
Bà đã chiến thắng ba cuộc bầu cử liên tiếp, trở thành một trong những chính trị gia nổi bật nhất tại châu Âu, và được lòng cả giới chính trị gia cũng như công chúng Đức.
Khoảng thời gian từ năm 2005 cho đến năm 2014 được coi như thời kỳ “vàng” của nước Đức, khi kinh tế tăng trưởng tốt, người dân được hưởng sự giàu có, bình yên, được thế giới yêu mến.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng di cư mà nước Đức là tâm điểm đã và đang thay đổi tất cả.
Theo đánh giá của Financial Times, suốt cả năm 2014, cách ứng xử của bà Merekl với cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu và biến cố trên bán đảo Crimea khiến dân Đức hài lòng. Thế nhưng những gì bà làm với cuộc khủng hoảng di cư khiến nhiều người thất vọng, thậm chí còn cho rằng Merkel đã biến nước Đức thành “cục nam châm” thu hút những người di cư khắp thế giới.
Nhiều chính trị gia bảo thủ Đức kêu gọi bà Merkel cần lập tức chuyển sang chính sách cứng rắn như chính quyền của Thủ tướng Viktor Orban tại Hungary, cho dù, chính sách đó sẽ chẳng khác nào “hồi chuông báo tử” đối với chính sách tự do đi lại trong Liên minh Châu Âu (EU), và cũng sẽ khiến khu vực Balkans trở nên vô cùng bất ổn khi người di cư “kẹt cứng” ở đây.
Merkel thì vẫn muốn đưa ra một giải pháp chung cho toàn bộ EU, rằng các nước châu Âu hãy cùng tiếp nhận người di cư và chia sẻ chi phí để đảm bảo cuộc sống của họ.
Song giải pháp này đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa Đức và nhiều nước châu Âu khác đang xấu đi. Trong tuần này, Ba Lan sẽ tiến hành tổng tuyển cử, và tiếc thay, đảng được dự báo có nhiều khả năng chiến thắng nhất lại có quan điểm chống tiếp nhận di cư.
Khi mà số lượng người di cư đến Đức ngày càng tăng, ước tính có thể lên đến 1 triệu người trong năm nay, tâm lý hoài nghi của công chúng Đức với chính sách của bà Merkel cũng đang tăng lên.
Nguồn tin từ một số chính trị gia thân cận với bà Merkel cho rằng, nhiều khả năng bà sẽ phải rời chức vụ trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào năm 2017. Hoặc nếu có thể giữ được chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại, khả năng bà tiếp tục trở thành Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 sẽ khó trở thành hiện thực, theo quan điểm của nhà bình luận Gideon Rachman trên Financial Times.
Trên một số phương diện, điều này có vẻ như không công bằng. Bà Merkel không gây ra cuộc nội chiến Syria hay những rắc rối nội tại Eritrea, Afghanistan. Bà đã phản ứng với cuộc khủng hoảng di cư theo cách cố gắng tôn trọng truyền thống nước Đức thời hậu chiến, đó là tôn trọng quyền con người và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, rắc rối bắt nguồn từ việc chính phủ của bà Merkel dường như đã mất khả năng kiểm soát tình hình. Dư luận Đức vẫn còn nhớ tuyên bố của bà Merkel cách đây không lâu: “Chúng ta sẽ giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề”. Thế nhưng đằng sau vẻ bình tâm là những nỗi sợ hãi của các nhà hoạch định chính sách. Chi phí cho người di cư tăng nhanh chóng mặt, hệ thống dịch vụ xã hội quá tải gấp nhiều lần.
Sau những giây phút nồng nhiệt ban đầu, người Đức bắt đầu tự hỏi không hiểu điều gì đang xảy ra trên đất nước mình, khi tình trạng lộn xộn ngày một tăng dần. Họ dần dần quay lưng với Merkel, tỷ lệ ủng hộ nữ Thủ tướng đang giảm nhanh chóng.
Số lượng người di cư tìm đường đến Đức đang cao khủng khiếp, khoảng 10 nghìn người mỗi ngày. Trong khi đó, sau rất nhiều áp lực, Chính phủ Anh chỉ đồng ý tiếp nhận 20 nghìn người Syria trong 4 năm.
Khi xã hội bị xáo trộn, người Đức cũng dần quên luôn những tác động tích cực về kinh tế và nhân khẩu học của việc tiếp nhận người nhập cư. Thay vào đó, họ cảm thấy sợ hãi về tác động chính trị và xã hội khi người nhập cư, chủ yếu đến từ vùng Trung Đông khói lửa, tràn vào.
Tâm lý của người Đức đã được Der Spiegel, tờ báo hàng đầu nước này miêu tả trong một bài viết mới đây: “Giờ đây ở Đức, người ta thể hiện tư tưởng bài ngoại một cách chả giấu giếm gì”.
Bà đã chiến thắng ba cuộc bầu cử liên tiếp, trở thành một trong những chính trị gia nổi bật nhất tại châu Âu, và được lòng cả giới chính trị gia cũng như công chúng Đức.
Khoảng thời gian từ năm 2005 cho đến năm 2014 được coi như thời kỳ “vàng” của nước Đức, khi kinh tế tăng trưởng tốt, người dân được hưởng sự giàu có, bình yên, được thế giới yêu mến.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng di cư mà nước Đức là tâm điểm đã và đang thay đổi tất cả.
Theo đánh giá của Financial Times, suốt cả năm 2014, cách ứng xử của bà Merekl với cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu và biến cố trên bán đảo Crimea khiến dân Đức hài lòng. Thế nhưng những gì bà làm với cuộc khủng hoảng di cư khiến nhiều người thất vọng, thậm chí còn cho rằng Merkel đã biến nước Đức thành “cục nam châm” thu hút những người di cư khắp thế giới.
Nhiều chính trị gia bảo thủ Đức kêu gọi bà Merkel cần lập tức chuyển sang chính sách cứng rắn như chính quyền của Thủ tướng Viktor Orban tại Hungary, cho dù, chính sách đó sẽ chẳng khác nào “hồi chuông báo tử” đối với chính sách tự do đi lại trong Liên minh Châu Âu (EU), và cũng sẽ khiến khu vực Balkans trở nên vô cùng bất ổn khi người di cư “kẹt cứng” ở đây.
Merkel thì vẫn muốn đưa ra một giải pháp chung cho toàn bộ EU, rằng các nước châu Âu hãy cùng tiếp nhận người di cư và chia sẻ chi phí để đảm bảo cuộc sống của họ.
Song giải pháp này đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa Đức và nhiều nước châu Âu khác đang xấu đi. Trong tuần này, Ba Lan sẽ tiến hành tổng tuyển cử, và tiếc thay, đảng được dự báo có nhiều khả năng chiến thắng nhất lại có quan điểm chống tiếp nhận di cư.
Khi mà số lượng người di cư đến Đức ngày càng tăng, ước tính có thể lên đến 1 triệu người trong năm nay, tâm lý hoài nghi của công chúng Đức với chính sách của bà Merkel cũng đang tăng lên.
Nguồn tin từ một số chính trị gia thân cận với bà Merkel cho rằng, nhiều khả năng bà sẽ phải rời chức vụ trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới vào năm 2017. Hoặc nếu có thể giữ được chức vụ cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại, khả năng bà tiếp tục trở thành Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 sẽ khó trở thành hiện thực, theo quan điểm của nhà bình luận Gideon Rachman trên Financial Times.
Trên một số phương diện, điều này có vẻ như không công bằng. Bà Merkel không gây ra cuộc nội chiến Syria hay những rắc rối nội tại Eritrea, Afghanistan. Bà đã phản ứng với cuộc khủng hoảng di cư theo cách cố gắng tôn trọng truyền thống nước Đức thời hậu chiến, đó là tôn trọng quyền con người và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, rắc rối bắt nguồn từ việc chính phủ của bà Merkel dường như đã mất khả năng kiểm soát tình hình. Dư luận Đức vẫn còn nhớ tuyên bố của bà Merkel cách đây không lâu: “Chúng ta sẽ giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề”. Thế nhưng đằng sau vẻ bình tâm là những nỗi sợ hãi của các nhà hoạch định chính sách. Chi phí cho người di cư tăng nhanh chóng mặt, hệ thống dịch vụ xã hội quá tải gấp nhiều lần.
Sau những giây phút nồng nhiệt ban đầu, người Đức bắt đầu tự hỏi không hiểu điều gì đang xảy ra trên đất nước mình, khi tình trạng lộn xộn ngày một tăng dần. Họ dần dần quay lưng với Merkel, tỷ lệ ủng hộ nữ Thủ tướng đang giảm nhanh chóng.
Số lượng người di cư tìm đường đến Đức đang cao khủng khiếp, khoảng 10 nghìn người mỗi ngày. Trong khi đó, sau rất nhiều áp lực, Chính phủ Anh chỉ đồng ý tiếp nhận 20 nghìn người Syria trong 4 năm.
Khi xã hội bị xáo trộn, người Đức cũng dần quên luôn những tác động tích cực về kinh tế và nhân khẩu học của việc tiếp nhận người nhập cư. Thay vào đó, họ cảm thấy sợ hãi về tác động chính trị và xã hội khi người nhập cư, chủ yếu đến từ vùng Trung Đông khói lửa, tràn vào.
Tâm lý của người Đức đã được Der Spiegel, tờ báo hàng đầu nước này miêu tả trong một bài viết mới đây: “Giờ đây ở Đức, người ta thể hiện tư tưởng bài ngoại một cách chả giấu giếm gì”.