PAN và câu chuyện “lãi tiền thật”, “lỗ sổ sách”
Tổng giám đốc Pan Pacific bình luận về việc công ty từ chỗ có lãi trước kiểm toán chuyển thành lỗ sau kiểm toán năm 2013
“Nhà đầu tư thực sự sẽ quan tâm đến khoản lãi/lỗ tiền thật hơn là các khoản lãi/lỗ trên sổ sách”, ông Michael Rosen, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Pan Pacific (mã Pan - HOSE), bình luận về việc công ty này từ chỗ có lãi trước kiểm toán chuyển thành lỗ sau kiểm toán trong năm 2013.
Trong năm 2013, PAN công bố chiến lược tái cấu trúc hoạt động khi tập trung đầu tư vào các công ty trong ngành nông nghiệp và thực phẩm đóng gói hàng đầu. Tuy nhiên, đầu năm 2014, các ông tuyên bố hoàn tất việc thoái vốn tại AGF, một công ty phù hợp với định hướng ngành nghề của PAN. Vì sao vậy thưa ông?
AGF là khoản đầu tư do PAN thực hiện trước khi chuyển đổi chiến lược tập trung mua lại và hợp nhất các công ty trong ngành nông nghiệp và thực phẩm đóng gói.
Mặc dù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, nhưng AGF có rất nhiều điểm không phù hợp với chiến lược đầu tư và hoạt động mà PAN đã đề ra. Chính vì thế, PAN đã quyết định thoái vốn khỏi đơn vị này.
Nhưng chính việc thoái vốn tại AGF đã khiến PAN phải trích dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào công ty này lên tới 50,3 tỷ đồng, và đây là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 2 tỷ đồng.
Năm 2012, khi mua cổ phần của AGF, PAN được ghi nhận khoản lợi nhuận không phát sinh tiền mặt trị giá 50,3 tỷ đồng, do giá mua thấp hơn giá trị ghi sổ của AGF tại thời điểm mua.
Cuối năm 2013, khi đã hoàn tất việc thương lượng thoái toàn bộ vốn tại AGF, và dự kiến thực hiện vào đầu năm 2014, mặc dù giá cổ phiếu lúc bán cao hơn giá mua, nhưng chúng tôi vẫn ghi trích lập dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào năm 2013 với giá trị 50,3 tỷ đồng, cũng do giá bán ước tính thấp hơn giá trị sổ sách của AGF tại thời điểm bán.
Điều đó có nghĩa là hai khoản lỗ - lãi này chỉ là những giá trị ghi sổ, không phát sinh tiền thật. Trên thực tế, PAN nhận được từ thương vụ này gần 8,2 tỷ đồng lợi nhuận từ chênh lệch giá bán - mua và cổ tức nhận được.
Và đây mới là điểm mà chúng tôi thực sự quan tâm, bởi quyết định này phù hợp với chiến lược và mang lại tiền “thật” cho công ty.
Các nhà đầu tư thực sự cũng sẽ quan tâm tới lãi/lỗ thực tế hơn là những con số trên sổ sách.
Nếu loại trừ khoản trích lập dự phòng do thanh lý AGF thì kết quả kinh doanh của PAN thế nào, thưa ông?
Nếu không tính các khoản lãi và lỗ do chênh lệch giá trị ghi sổ và giá mua - bán AGF nêu trên, thì lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của PAN trong năm 2013 đạt 83,9 tỷ đồng, tăng 144% so với mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012.
Xét về kết quả kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chính của PAN đều có kết quả kinh doanh tốt. Chẳng hạn lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ tiện ích ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 14,9%, lợi nhuận tăng 11,8% trong điều kiện thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã huy động thành công thêm 650 tỷ đồng trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ và thu về gần 116,5 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn tại AGF.
Ông vừa nhắc tới việc huy động 650 tỷ đồng phát hành riêng lẻ, vậy ai đã rót vốn vào PAN?
Tất cả các nhà đầu tư vào PAN trong đợt huy động vốn đợt hai vừa qua, cả tổ chức và cá nhân, đều là đơn vị và nhân vật có tên tuổi và có thể đem lại những giá trị cho PAN.
Tôi chỉ nói riêng 3 tổ chức nước ngoài đã đầu tư vào PAN trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ vừa qua là GIC, Mutual Fund Elite và The Asian Entrepreneur Legacy (TAEL) Partners. GIC và Mutual Fund Elite là những nhà đầu tư lớn, đặc biệt là GIC, một quỹ đầu tư quốc gia của Singapore, sẽ giúp PAN có tiếng nói hơn trong những kế hoạch tìm đối tác đầu tư sau này.
Còn Tael, quỹ có mối quan hệ đặc biệt với Temasek và FMO (Ngân hàng phát triển Hà Lan), do hai đơn vị này là nhà đầu tư trực tiếp vào Tael, sẽ có những hỗ trợ quan trọng đối với PAN.
Trong năm 2013, PAN công bố chiến lược tái cấu trúc hoạt động khi tập trung đầu tư vào các công ty trong ngành nông nghiệp và thực phẩm đóng gói hàng đầu. Tuy nhiên, đầu năm 2014, các ông tuyên bố hoàn tất việc thoái vốn tại AGF, một công ty phù hợp với định hướng ngành nghề của PAN. Vì sao vậy thưa ông?
AGF là khoản đầu tư do PAN thực hiện trước khi chuyển đổi chiến lược tập trung mua lại và hợp nhất các công ty trong ngành nông nghiệp và thực phẩm đóng gói.
Mặc dù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, nhưng AGF có rất nhiều điểm không phù hợp với chiến lược đầu tư và hoạt động mà PAN đã đề ra. Chính vì thế, PAN đã quyết định thoái vốn khỏi đơn vị này.
Nhưng chính việc thoái vốn tại AGF đã khiến PAN phải trích dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào công ty này lên tới 50,3 tỷ đồng, và đây là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 2 tỷ đồng.
Năm 2012, khi mua cổ phần của AGF, PAN được ghi nhận khoản lợi nhuận không phát sinh tiền mặt trị giá 50,3 tỷ đồng, do giá mua thấp hơn giá trị ghi sổ của AGF tại thời điểm mua.
Cuối năm 2013, khi đã hoàn tất việc thương lượng thoái toàn bộ vốn tại AGF, và dự kiến thực hiện vào đầu năm 2014, mặc dù giá cổ phiếu lúc bán cao hơn giá mua, nhưng chúng tôi vẫn ghi trích lập dự phòng lỗ thanh lý khoản đầu tư vào năm 2013 với giá trị 50,3 tỷ đồng, cũng do giá bán ước tính thấp hơn giá trị sổ sách của AGF tại thời điểm bán.
Điều đó có nghĩa là hai khoản lỗ - lãi này chỉ là những giá trị ghi sổ, không phát sinh tiền thật. Trên thực tế, PAN nhận được từ thương vụ này gần 8,2 tỷ đồng lợi nhuận từ chênh lệch giá bán - mua và cổ tức nhận được.
Và đây mới là điểm mà chúng tôi thực sự quan tâm, bởi quyết định này phù hợp với chiến lược và mang lại tiền “thật” cho công ty.
Các nhà đầu tư thực sự cũng sẽ quan tâm tới lãi/lỗ thực tế hơn là những con số trên sổ sách.
Nếu loại trừ khoản trích lập dự phòng do thanh lý AGF thì kết quả kinh doanh của PAN thế nào, thưa ông?
Nếu không tính các khoản lãi và lỗ do chênh lệch giá trị ghi sổ và giá mua - bán AGF nêu trên, thì lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của PAN trong năm 2013 đạt 83,9 tỷ đồng, tăng 144% so với mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012.
Xét về kết quả kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chính của PAN đều có kết quả kinh doanh tốt. Chẳng hạn lĩnh vực kinh doanh cung cấp dịch vụ tiện ích ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 14,9%, lợi nhuận tăng 11,8% trong điều kiện thị trường gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã huy động thành công thêm 650 tỷ đồng trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ và thu về gần 116,5 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn tại AGF.
Ông vừa nhắc tới việc huy động 650 tỷ đồng phát hành riêng lẻ, vậy ai đã rót vốn vào PAN?
Tất cả các nhà đầu tư vào PAN trong đợt huy động vốn đợt hai vừa qua, cả tổ chức và cá nhân, đều là đơn vị và nhân vật có tên tuổi và có thể đem lại những giá trị cho PAN.
Tôi chỉ nói riêng 3 tổ chức nước ngoài đã đầu tư vào PAN trong đợt chào bán cổ phần riêng lẻ vừa qua là GIC, Mutual Fund Elite và The Asian Entrepreneur Legacy (TAEL) Partners. GIC và Mutual Fund Elite là những nhà đầu tư lớn, đặc biệt là GIC, một quỹ đầu tư quốc gia của Singapore, sẽ giúp PAN có tiếng nói hơn trong những kế hoạch tìm đối tác đầu tư sau này.
Còn Tael, quỹ có mối quan hệ đặc biệt với Temasek và FMO (Ngân hàng phát triển Hà Lan), do hai đơn vị này là nhà đầu tư trực tiếp vào Tael, sẽ có những hỗ trợ quan trọng đối với PAN.