Phát hành phim: Người Hàn đầu tư, người Việt điều hành
Dự báo, 2015 sẽ là năm mà lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách “thị trường điện ảnh nhiều hơn 100 triệu USD”
Thị trường phim ảnh tại Việt Nam đang phát triển khá tốt trong khoảng gần một thập kỷ trở lại đây.
Doanh thu toàn thị trường phim ảnh Việt Nam năm 2006 chỉ khoảng 5 triệu USD, đến năm 2009 mới đạt 13,8 triệu USD. Đó cũng là năm đầu tiên có lãi và cũng là năm tại Việt Nam bắt đầu có phim chiếu cùng giờ với bên Mỹ.
Nhưng các năm sau đó, con số tăng dần một cách hết sức ngoạn mục: 25,7 triệu USD năm 2010, 37 triệu USD năm 2011, 47 triệu USD năm 2012, 60 triệu USD năm 2013, và đến cuối năm 2014 ước khoảng 82 triệu USD.
Dự báo, 2015 sẽ là năm mà lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách “thị trường điện ảnh nhiều hơn 100 triệu USD”.
Con số thống kê của tạp chí Hollywood Reporter cho thấy, tỷ suất gia tăng của doanh thu chiếu bóng Việt Nam đến năm 2012 đạt mức kỷ lục là 614%, mức tăng nhanh và cao nhất trong số 13 thị trường điện ảnh nóng nhất thế giới.
Bình luận về kết quả này, theo ông Trịnh Thành Thịnh, Giám đốc Phát hành Công ty MegaStar (nay là CJ CGV), ngoài nhà sản xuất có những phim hay và hệ thống rạp chiếu hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của người xem của các đơn vị kinh doanh, không thể không kể đến vai trò quan trọng của nhà phát hành phim.
Kế thừa MegaStar sau thương vụ M&A thành công vào cuối năm 2011 đầu năm 2012, đến đầu năm 2014, CJ CGV - nhà quản lý và điều hành hệ thống rạp chiếu phim đa năng lớn nhất Hàn Quốc - đã quyết định thay cái tên đã gắn bó 6 năm với nhiều khán giả Việt Nam bằng cái tên mới: CGV Cinema.
Cũng cần nói thêm, CJ CGV đang vận hành hệ thống rạp chiếu phim đa năng lớn nhất Hàn Quốc với hàng chục cụm rạp, hàng trăm phòng chiếu, chiếm gần 45% thị phần ở xứ Kim chi, và đang mạnh mẽ phát triển hệ thống rạp chiếu trên toàn cầu.
Đến nay, tập đoàn giải trí của Hàn Quốc này đã và đang đầu tư xây dựng 22 cụm rạp tại các tỉnh thành lớn tại Việt Nam như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ,… và đang có kế hoạch phát triển tới 30 cụm rạp đến năm 2017; trở thành hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam trong tương lai.
CJ GCV hiện nắm khoảng 66-68% thị phần phát hành phim tại Việt Nam, đa số là phim nhập khẩu, phim trong nước chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ, và gần như bị “lấn lướt” bởi các phim ngoại nhập.
Tuy nhiên, sau sự xuất hiện hệ thống cụm rạp chiếu tân tiến, hiện đại của “người tiên phong” MegaStar, mà CJ CGV kế thừa, thị trường phim ảnh tại Việt Nam (nguồn phim, phát hành phim, hệ thống rạp) đến nay cũng đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khác, như Lotte Cinema, Galaxy, BHD, Cinebox…
Ví dụ, trong cuộc chạy đua này, Lotte Cinema (cũng của Hàn Quốc) hiện cũng đã có 18 cụm rạp tính đến cuối năm 2014.
Tuy vậy, một số nhà phân tích thị trường phim ảnh trong nước có cái nhìn không mấy sáng sủa về thị trường phát hành phim “thuần Việt”, bởi rất dễ nhận thấy khả năng người Hàn chi phối và “thâu tóm” thị trường phim ảnh Việt Nam trong tương lai là điều có thể hình dung.
Cho dù cũng ít ai biết, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài du nhập công nghệ phát hành phim hiện đại vào Việt Nam, nhưng đa phần nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành cấp cao trong các tập đoàn nước ngoài, lại là người Việt.
Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng, chính người Việt, chứ không ai khác, đã góp phần vào tiến trình hội nhập và phát triển ngành công nghiệp phát hành phim vì họ có khả năng thấu hiểu thị trường địa phương và thị hiếu khán giả, nắm rõ đặc điểm văn hóa vùng miền khác nhau cũng như việc duy trì và phát triển các mối quan hệ với các chủ rạp phim, với các cơ quan quản lý… Từ đó, xây dựng niềm tin với các chủ phim ở nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu các vị trí điều hành cấp cao này không còn thuộc về tay của người Việt nữa, thì tình hình sản xuất và phát hành phim trong nước sẽ đi về đâu?
Doanh thu toàn thị trường phim ảnh Việt Nam năm 2006 chỉ khoảng 5 triệu USD, đến năm 2009 mới đạt 13,8 triệu USD. Đó cũng là năm đầu tiên có lãi và cũng là năm tại Việt Nam bắt đầu có phim chiếu cùng giờ với bên Mỹ.
Nhưng các năm sau đó, con số tăng dần một cách hết sức ngoạn mục: 25,7 triệu USD năm 2010, 37 triệu USD năm 2011, 47 triệu USD năm 2012, 60 triệu USD năm 2013, và đến cuối năm 2014 ước khoảng 82 triệu USD.
Dự báo, 2015 sẽ là năm mà lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách “thị trường điện ảnh nhiều hơn 100 triệu USD”.
Con số thống kê của tạp chí Hollywood Reporter cho thấy, tỷ suất gia tăng của doanh thu chiếu bóng Việt Nam đến năm 2012 đạt mức kỷ lục là 614%, mức tăng nhanh và cao nhất trong số 13 thị trường điện ảnh nóng nhất thế giới.
Bình luận về kết quả này, theo ông Trịnh Thành Thịnh, Giám đốc Phát hành Công ty MegaStar (nay là CJ CGV), ngoài nhà sản xuất có những phim hay và hệ thống rạp chiếu hiện đại, phục vụ nhu cầu đa dạng của người xem của các đơn vị kinh doanh, không thể không kể đến vai trò quan trọng của nhà phát hành phim.
Kế thừa MegaStar sau thương vụ M&A thành công vào cuối năm 2011 đầu năm 2012, đến đầu năm 2014, CJ CGV - nhà quản lý và điều hành hệ thống rạp chiếu phim đa năng lớn nhất Hàn Quốc - đã quyết định thay cái tên đã gắn bó 6 năm với nhiều khán giả Việt Nam bằng cái tên mới: CGV Cinema.
Cũng cần nói thêm, CJ CGV đang vận hành hệ thống rạp chiếu phim đa năng lớn nhất Hàn Quốc với hàng chục cụm rạp, hàng trăm phòng chiếu, chiếm gần 45% thị phần ở xứ Kim chi, và đang mạnh mẽ phát triển hệ thống rạp chiếu trên toàn cầu.
Đến nay, tập đoàn giải trí của Hàn Quốc này đã và đang đầu tư xây dựng 22 cụm rạp tại các tỉnh thành lớn tại Việt Nam như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ,… và đang có kế hoạch phát triển tới 30 cụm rạp đến năm 2017; trở thành hệ thống rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam trong tương lai.
CJ GCV hiện nắm khoảng 66-68% thị phần phát hành phim tại Việt Nam, đa số là phim nhập khẩu, phim trong nước chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ, và gần như bị “lấn lướt” bởi các phim ngoại nhập.
Tuy nhiên, sau sự xuất hiện hệ thống cụm rạp chiếu tân tiến, hiện đại của “người tiên phong” MegaStar, mà CJ CGV kế thừa, thị trường phim ảnh tại Việt Nam (nguồn phim, phát hành phim, hệ thống rạp) đến nay cũng đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khác, như Lotte Cinema, Galaxy, BHD, Cinebox…
Ví dụ, trong cuộc chạy đua này, Lotte Cinema (cũng của Hàn Quốc) hiện cũng đã có 18 cụm rạp tính đến cuối năm 2014.
Tuy vậy, một số nhà phân tích thị trường phim ảnh trong nước có cái nhìn không mấy sáng sủa về thị trường phát hành phim “thuần Việt”, bởi rất dễ nhận thấy khả năng người Hàn chi phối và “thâu tóm” thị trường phim ảnh Việt Nam trong tương lai là điều có thể hình dung.
Cho dù cũng ít ai biết, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài du nhập công nghệ phát hành phim hiện đại vào Việt Nam, nhưng đa phần nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành cấp cao trong các tập đoàn nước ngoài, lại là người Việt.
Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng, chính người Việt, chứ không ai khác, đã góp phần vào tiến trình hội nhập và phát triển ngành công nghiệp phát hành phim vì họ có khả năng thấu hiểu thị trường địa phương và thị hiếu khán giả, nắm rõ đặc điểm văn hóa vùng miền khác nhau cũng như việc duy trì và phát triển các mối quan hệ với các chủ rạp phim, với các cơ quan quản lý… Từ đó, xây dựng niềm tin với các chủ phim ở nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu các vị trí điều hành cấp cao này không còn thuộc về tay của người Việt nữa, thì tình hình sản xuất và phát hành phim trong nước sẽ đi về đâu?