Vietcombank tính sáp nhập một ngân hàng khác
Chủ trương sáp nhập một tổ chức tín dụng đã được đưa ra tại đại hội cổ đông bất thường năm 2014 của Vietcombank
Chủ trương sáp nhập một tổ chức tín dụng đã được đưa ra tại đại hội cổ đông bất thường năm 2014 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), diễn ra hôm 25/12.
Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, như tờ trình về việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị đối với bà Nguyễn Thị Kim Oanh, để dự kiến giữ chức vụ Phó tổng giám đốc.
Các tờ trình của Hội đồng Quản trị về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank; sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng được thông qua.
Đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Hà Nội, vào Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Đáng chú ý, đại hội đã trình cổ đông về việc chủ trương sáp nhập một tổ chức tín dụng vào Vietcombank; giao Hội đồng Quản trị tìm kiếm đối tác phù hợp, thực hiện việc nghiên cứu khả thi, lập đề án sáp nhập trình đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác, theo quy định liên quan của pháp luật.
Theo Vietcombank, việc thực hiện sáp nhập ngân hàng là cơ hội tốt giúp Vietcombank tăng quy mô năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; phù hợp với định hướng - mục tiêu chiến lược của Vietcombank.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về việc này.
Theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước định hướng giảm bớt số lượng ngân hàng xuống còn khoảng 20 và hình thành một số ngân hàng có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh.
Tháng 3/2014, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục tiến hành xử lý 6-7 ngân hàng thương mại thông qua sáp nhập. Đó là một bước tiến nữa về số lượng, sau khi hệ thống về cơ bản đã xử lý được 8/9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu.
Thế nhưng, cho đến nay, năm 2014 đã gần qua nhưng vẫn chưa có trường hợp sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nào diễn ra trong kế hoạch dự kiến nói trên.
Khi VnEconomy tìm hiểu nguyên do, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết một nguyên nhân chính: Ngân hàng Nhà nước đã chủ động chậm lại khi xuất hiện cơ hội mới, qua đó kết quả tái cơ cấu nhóm ngân hàng này có thể sẽ tốt hơn nhiều so với dự tính trước đây.
Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, như tờ trình về việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị đối với bà Nguyễn Thị Kim Oanh, để dự kiến giữ chức vụ Phó tổng giám đốc.
Các tờ trình của Hội đồng Quản trị về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank; sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng được thông qua.
Đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Hà Nội, vào Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Đáng chú ý, đại hội đã trình cổ đông về việc chủ trương sáp nhập một tổ chức tín dụng vào Vietcombank; giao Hội đồng Quản trị tìm kiếm đối tác phù hợp, thực hiện việc nghiên cứu khả thi, lập đề án sáp nhập trình đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác, theo quy định liên quan của pháp luật.
Theo Vietcombank, việc thực hiện sáp nhập ngân hàng là cơ hội tốt giúp Vietcombank tăng quy mô năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; phù hợp với định hướng - mục tiêu chiến lược của Vietcombank.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về việc này.
Theo lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước định hướng giảm bớt số lượng ngân hàng xuống còn khoảng 20 và hình thành một số ngân hàng có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh.
Tháng 3/2014, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục tiến hành xử lý 6-7 ngân hàng thương mại thông qua sáp nhập. Đó là một bước tiến nữa về số lượng, sau khi hệ thống về cơ bản đã xử lý được 8/9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu.
Thế nhưng, cho đến nay, năm 2014 đã gần qua nhưng vẫn chưa có trường hợp sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nào diễn ra trong kế hoạch dự kiến nói trên.
Khi VnEconomy tìm hiểu nguyên do, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết một nguyên nhân chính: Ngân hàng Nhà nước đã chủ động chậm lại khi xuất hiện cơ hội mới, qua đó kết quả tái cơ cấu nhóm ngân hàng này có thể sẽ tốt hơn nhiều so với dự tính trước đây.