Vụ khủng bố Paris và cơ hội “phá băng” của Putin
Sự kiện 13/11 ở Paris có thể dẫn tới một sự dịch chuyển trong quan hệ Nga-Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/11 phát tín hiệu rằng đã đến lúc Mỹ và châu Âu từ bỏ chính sách cô lập Nga để cùng hợp tác chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Cơ hội mới
Theo tờ Wall Street Journal, tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15-16/11, ông Putin giữ vai trò là một nhân vật trung tâm.
Tại đây, nhà lãnh đạo Nga đã để ngỏ cánh cửa hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống IS sau vụ khủng bố ở thủ đô Paris của Pháp hôm 13/11.
“Chúng tôi đã đề xuất hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng không may là lúc đầu, các đối tác ở Mỹ đã từ chối”, ông Putin nói.
“Nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, thường là rất nhanh chóng, và dạy cho chúng ta những bài học. Có vẻ như đã đến lúc tôi và tất cả mọi người cùng nhận ra rằng, chúng ta chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến hiệu quả, nếu hợp tác cùng nhau”.
Wall Street Journal nhận định, vụ khủng bố Paris đã đem đến cho ông chủ điện Kremlin - người vừa có cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm Chủ Nhật bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 - một cơ hội mới, để giảm sự cô lập mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo tờ báo này, sự kiện 13/11 ở Paris có thể dẫn tới một sự dịch chuyển trong quan hệ Nga-Mỹ, khi mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối mặt với nhiệm vụ cấp bách hơn tron cuộc chiến chống IS.
Phát biểu tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/11 trước khi rời hội nghị thượng đỉnh G-20, ông Putin gợi ý rằng sự xa cách giữa Nga và phương Tây nên kết thúc.
Ông nhấn mạnh rằng các quan chức phương Tây đã thể hiện rõ sự quan tâm nối lại quan hệ với Nga trong nhiều lĩnh vực, và hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này đỡ căng thẳng hơn so với hội nghị năm ngoái diễn ra ở Australia, khi ông Putin bỏ họp về sớm.
“Các đối tác của chúng tôi nghĩ đã đến lúc thay đổi mối quan hệ, chúng tôi sẽ rất hoan nghênh điều này”, ông Putin nói. “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối hợp tác hay đóng chặt cửa lại cả”.
Bên cạnh đó, ông Putin cũng thể hiện thái độ mềm mỏng hơn với khoản nợ 3 tỷ USD mà Ukraine nợ Nga đáo hạn vào tháng tới. Tổng thống Nga tỏ thái độ sẵn sàng tái cơ cấu khoản nợ này cho Kiev, miễn là phương Tây và Chính phủ Ukraine đảm bảo thanh toán sau khi tái cơ cấu.
Chưa hết dè dặt
Theo giới phân tích, con đường đi tới sự tan băng hoàn toàn trong quan hệ Nga-phương Tây, bao gồm việc nới lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, có thể vẫn sẽ dài. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn là một chủ đề được bàn thảo.
Một quan chức của chính quyền Obama thận trọng cho rằng bản chất mối quan hệ Mỹ-Nga chưa hề thay đổi, và trên bàn đàm phán hiện chưa có gì cho thấy hai bên có thể hợp tác thưc sự trong cuộc chiến chống IS ở Syria.
Tuy nhiên, ông John Brennan, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nói về triển vọng gia tăng đối với hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông Brennan cho biết đã có một số cuộc trao đổi với đối tác Nga về vấn đề này trong mấy tuần gần đây.
Điện Kremlin từ lâu vẫn xem chống khủng bố là lĩnh vực hứa hẹn nhất giúp Moscow xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây. Ông Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gọi điện tới Nhà Trắng sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Chính động thái này đã giúp Nga-Mỹ có một giai đoạn quan hệ nồng ấm ngắn ngủi sau vụ tấn công đó.
“Chúng ta cần nhìn về phía trước, đoàn kết các nỗ lực trong cuộc chiến chống lại một nguy cơ chung”, ông Putin nói.
Việc Nga mở một chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9 vừa qua ở Syria để hỗ trợ chính quyền Bashar al Assad đã giúp Tổng thống Putin tăng cường đòn bẩy ngoại giao trong chống khủng bố - vấn đề chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách ưu tiên của Mỹ và châu Âu sau vụ tấn công nhằm vào Paris.
Tuy nhiên, vụ khủng bố Paris cũng cho thấy nguy cơ trực tiếp đối với Nga từ IS và các nhóm vũ trang khác, đặc biệt sau vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập mới đây, với nguyên nhân vừa được Nga thừa nhận là do bị đánh bom.
Cơ hội mới
Theo tờ Wall Street Journal, tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15-16/11, ông Putin giữ vai trò là một nhân vật trung tâm.
Tại đây, nhà lãnh đạo Nga đã để ngỏ cánh cửa hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống IS sau vụ khủng bố ở thủ đô Paris của Pháp hôm 13/11.
“Chúng tôi đã đề xuất hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố, nhưng không may là lúc đầu, các đối tác ở Mỹ đã từ chối”, ông Putin nói.
“Nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, thường là rất nhanh chóng, và dạy cho chúng ta những bài học. Có vẻ như đã đến lúc tôi và tất cả mọi người cùng nhận ra rằng, chúng ta chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến hiệu quả, nếu hợp tác cùng nhau”.
Wall Street Journal nhận định, vụ khủng bố Paris đã đem đến cho ông chủ điện Kremlin - người vừa có cuộc gặp riêng với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm Chủ Nhật bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 - một cơ hội mới, để giảm sự cô lập mà phương Tây nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo tờ báo này, sự kiện 13/11 ở Paris có thể dẫn tới một sự dịch chuyển trong quan hệ Nga-Mỹ, khi mà các nhà lãnh đạo thế giới phải đối mặt với nhiệm vụ cấp bách hơn tron cuộc chiến chống IS.
Phát biểu tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/11 trước khi rời hội nghị thượng đỉnh G-20, ông Putin gợi ý rằng sự xa cách giữa Nga và phương Tây nên kết thúc.
Ông nhấn mạnh rằng các quan chức phương Tây đã thể hiện rõ sự quan tâm nối lại quan hệ với Nga trong nhiều lĩnh vực, và hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này đỡ căng thẳng hơn so với hội nghị năm ngoái diễn ra ở Australia, khi ông Putin bỏ họp về sớm.
“Các đối tác của chúng tôi nghĩ đã đến lúc thay đổi mối quan hệ, chúng tôi sẽ rất hoan nghênh điều này”, ông Putin nói. “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối hợp tác hay đóng chặt cửa lại cả”.
Bên cạnh đó, ông Putin cũng thể hiện thái độ mềm mỏng hơn với khoản nợ 3 tỷ USD mà Ukraine nợ Nga đáo hạn vào tháng tới. Tổng thống Nga tỏ thái độ sẵn sàng tái cơ cấu khoản nợ này cho Kiev, miễn là phương Tây và Chính phủ Ukraine đảm bảo thanh toán sau khi tái cơ cấu.
Chưa hết dè dặt
Theo giới phân tích, con đường đi tới sự tan băng hoàn toàn trong quan hệ Nga-phương Tây, bao gồm việc nới lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, có thể vẫn sẽ dài. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 lần này, cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn là một chủ đề được bàn thảo.
Một quan chức của chính quyền Obama thận trọng cho rằng bản chất mối quan hệ Mỹ-Nga chưa hề thay đổi, và trên bàn đàm phán hiện chưa có gì cho thấy hai bên có thể hợp tác thưc sự trong cuộc chiến chống IS ở Syria.
Tuy nhiên, ông John Brennan, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nói về triển vọng gia tăng đối với hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông Brennan cho biết đã có một số cuộc trao đổi với đối tác Nga về vấn đề này trong mấy tuần gần đây.
Điện Kremlin từ lâu vẫn xem chống khủng bố là lĩnh vực hứa hẹn nhất giúp Moscow xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây. Ông Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gọi điện tới Nhà Trắng sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Chính động thái này đã giúp Nga-Mỹ có một giai đoạn quan hệ nồng ấm ngắn ngủi sau vụ tấn công đó.
“Chúng ta cần nhìn về phía trước, đoàn kết các nỗ lực trong cuộc chiến chống lại một nguy cơ chung”, ông Putin nói.
Việc Nga mở một chiến dịch không kích ở Syria vào tháng 9 vừa qua ở Syria để hỗ trợ chính quyền Bashar al Assad đã giúp Tổng thống Putin tăng cường đòn bẩy ngoại giao trong chống khủng bố - vấn đề chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách ưu tiên của Mỹ và châu Âu sau vụ tấn công nhằm vào Paris.
Tuy nhiên, vụ khủng bố Paris cũng cho thấy nguy cơ trực tiếp đối với Nga từ IS và các nhóm vũ trang khác, đặc biệt sau vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập mới đây, với nguyên nhân vừa được Nga thừa nhận là do bị đánh bom.