Bạn có biết: Cách mở khóa vô lăng ô tô cho tài mới
Khi nào vô lăng ô tô bị khoá?
Nếu động cơ đã tắt thì bơm trợ lực cũng không hoạt động nên vô lăng sẽ bị khóa cứng. Vô lăng bị khóa thực tế là thiết kế nhằm phòng ngừa kẻ gian, chống trộm cắp.
Do đó, khi ô tô của bạn đã tắt máy và cửa khóa chặt, nếu có người đột nhập vào xe, đồng thời cố tình vặn vô lăng thì ngay lập tức tay lái sẽ bị khóa cứng theo một hướng.
Trong trường hợp dừng hoặc đỗ xe không thành công trên đường dốc, đồi núi, nhờ vào cảm biến, ô tô sẽ nhận biết được vị trí của bánh xe. Khi bánh xe có trạng thái quay về phía lề đường, ngay lập tức tay lái sẽ bị khóa để giữ cho ô tô không bị đâm thẳng xuống dốc.
Hoặc cũng có trường hợp vô lăng bị khóa do bộ phận này bị mòn, hỏng hoặc trục trặc. Chủ xe cần đi bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp thay thế kịp thời.
Cách xử lý khi vô lăng ô tô bị khoá
Cách số 1: Cách xử lý khi xe bị khoá vô lăng đơn giản nhất là bạn chỉ cần đề máy lên, vô lăng sẽ được mở khóa.
Cách số 2: Sử dụng tay trái để lắc vô lăng sang trái và phải với một lực vừa đủ. Dùng tay phải vặn khóa điện từ vị trí LOCK sang vị trí ACC (phụ kiện) hoặc START.
Cách số 3: Đối với ô tô có nút khởi động. Khóa vô lăng thực chất là một chốt khóa điện tử cho xe nên chúng ta mở khóa bằng cách lắc vô lăng sang trái sang phải bằng tay trái với lực vừa đủ. Dùng tay phải để nhấn vào nút start-stop. Lúc này hệ thống đánh lửa sẽ tự động đặt ở chế độ ACC và mở khóa vô lăng mà không cần khởi động động cơ.
Cách số 4: Nếu nguyên nhân do hệ thống lái gặp trục trặc, bị hư hỏng thì cách mở khóa vô lăng ô tô chính là thử xịt dầu nhớt hoặc dùng chìa khóa khác nếu ô tô có xi lanh đánh lửa. Ngược lại, với ô tô khởi động bằng nút bấm, bạn nên kiểm tra xem pin của chìa khóa có tốt không, có sự cố nào về điện hoặc điện tử không. Nếu vẫn không được thì tốt nhất bạn nên liên hệ với một cơ sở sửa chữa uy tín để xử lý vấn đề.