Bạn có biết: Kinh nghiệm đi mua xe ô tô cũ “không cần thợ”
Kiểm tra sơn của xe
Khi xem một chiếc ô tô cũ, bạn cần bình tĩnh “soi xe”, dù không có thợ đi cùng thì nếu tinh ý bạn vẫn có thể tự xem xen được. Đầu tiên đập vào mắt chúng ta rõ ràng màu sơn của chiếc xe.
Đối với các dòng xe đã xảy ra va chạm thì có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường khi lớp sơn sẽ có hiện tượng xước dài ở một khu vực, màu sắc không đồng nhất.
Với một chiếc xe cũ, một lớp sơn xe nguyên bản sẽ đảm bảo các yếu tố không trầy xước hoặc trầy xước nhỏ không đáng kể.
Kiểm tra các khe trên xe
Nếu bạn xem phải một chiếc xe đã từng xảy ra tai nạn, va đụng nặng thì có thể nhận thấy các vị trí khe hở rất nhỏ ở giữa các cánh cửa do thợ phải tháo rời ra để phục hồi sẽ không thể khít như rời dây chuyển. Nếu xe bị đâm phía trước thì cần mở nắp capô lên để soi kỹ phần mép khoang dù làm kỹ cũng khó có thể làm hết hoàn toàn các vết lõm, méo.
Do đó, nếu người dùng quan sát thấy khe ráp nối của thân xe không ăn khớp, kích thước khe hở không đồng đều thì chứng tỏ xe đã bị sửa chữa ở phần thân và phần khung vỏ do tai nạn.
Kiểm tra kính xe
Bạn cần kiểm tra xem kính có bị xước, nứt hay có dấu hiệu bị thay mới hay không. Trong trường hợp kính lái bị thay thế thì năm sản xuất sẽ không đồng bộ hoặc thậm chí sử dụng kính không chính hãng sẽ không có logo của nhà sản xuất.
Kiểm tra nội thất của xe
Sau khi kiểm tra ngoại thất, bạn cần kiểm tra tiếp tục phần nội thất xe gồm vô lăng, tay nắm mở , sàn xe, bọc ghế, trần xe hay ốp cửa… Nếu phát hiện nội thất có tình trạng bạc màu, bong tróc và trầy xước thì chứng tỏ xe đã được sử dụng lâu.
Kiểm tra các tính năng xe
Tiếp theo bạn cần kiểm tra xe là điều hòa, kính chỉnh điện, cần gạt, chỉnh ghế, màn hình xe… có hoạt động tốt hay không. Nếu các tính năng trên xe gặp vấn đề sẽ kéo theo chất lượng xe giảm xuống và nếu mua về bạn sẽ phải rất tốn tiền sửa.
Kiểm tra mâm, lốp
Rất nhiều người mải kiểm tra nội, ngoại thất mà lại không để ý kiểm tra mâm, lốp của chiếc xe cũ. Thực tế, chi phí thay mới lốp hay mâm xe khá đắt, do đó khách hàng có thể dựa vào điểm này để thương lượng giảm giá bán xe.
Kiểm tra động cơ xe
Quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn xe cũ đó là hệ thống động cơ xe. Đây là phần quan trọng nhất, là “trái tim” của chiếc xe. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe.
Để kiểm tra, bạn cần xem xe khởi động có trơn tru hay không. Sau đó nên lái thử để kiểm tra quá trình tăng tốc xe. Nếu xe hoạt động mượt mà từ khi khởi động đến tăng tốc thì chứng tỏ xe vẫn hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra dầu xe, két nước
Hãy quan sát két làm mát có đủ nước nước không? Két nước có xuất hiện vết bám ở trong bình không? Nếu xe bị thiếu nước làm mát sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất hoạt động động cơ.
Bạn cũng cần kiểm tra lượng dầu trong bình chứa, độ sạch và độ nhớt. Nước làm mát và dầu nhớt cần được thay thế thường xuyên để đảm bảo quá trình vận hành ổn định của xe.
Kiểm tra công tơ mét
Khi mua xe ô tô cũ, thợ chuyên nghiệp thường kiểm tra xe có bị tua công tơ mét không. Để biết được, bạn cần kiểm tra lịch sử bảo dưỡng để đối chiếu số km hiển thị với tình trạng thực tế.
Kiểm tra giấy tờ, số khung xe
Khách hàng cần kiểm tra đầy đủ giấy tờ nguồn gốc của xe đã qua sử dụng như giấy đăng kiểm xe, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô,... Đối với giấy đăng ký xe và đăng kiểm xe đúng quy định, chữ phải thẳng hàng, nét mực đều và được dập chìm, phông chữ đủ độ nét và phải có chữ ký trực tiếp bằng mực xanh. Đối với các loại giấy tờ giả thì thường được in hoặc scan nên có mực đen.
Đặc biệt phải kiểm tra số VIN xe để đối chiếu thông tin xe trên mạng - yếu tố nhận diện xe dễ dàng. Đây là một dãy gồm 17 chữ số và phải trùng với số VIN trên trang web tra cứu. Dựa vào số VIN, khách hàng có thể xem được thông tin của xe như năm sản xuất, nhà sản xuất, thương hiệu sản xuất,…
Tốt nhất là khi có ý định tìm ô tô cũ, bạn nên tìm mua xe chính chủ để quá trình sang tên, đổi chủ tránh những vấn đề rắc rối về pháp lý hay xe bất hợp pháp.
Kiểm tra xe ô tô cũ từng bị thuỷ kích chưa
Để nhận biết điều này người mua có thể kiểm tra bằng cách khởi động và nghe tiếng máy.
- Tiếng máy nổ có có tiếng ồn lạ hay mùi khó chịu kèm theo.
- Kiểm tra bảng điều khiển có hiển thị đầy đủ không.
- Kiểm tra phần đài đĩa, màn hình xe có bắt sóng tốt không.
- Kiểm tra hệ thống âm thanh bằng cách bật to trong một phút. Nếu xe bị ngập nước thì hệ thống màng loa bị rè khi phải hoạt động với công suất tối đa.
- Kiểm tra hệ thống đèn, cần gạt mưa.
Kiểm tra phạt nguội
Bên cạnh việc kiểm tra giấy tờ, người mua cũng nên kiểm tra phạt nguội xe, lịch sử quá trình sử dụng để xem xe có từng gặp tai nạn, va chạm hay không. Hãy dành thời gian để kiểm tra vấn đề này.
Kiểm tra có phải xe từng chạy dịch vụ không
Xe chạy dịch vụ sẽ có nhiều hư hao, dù có đi “tút” lại cũng vẫn không hề phục hồi hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra kỹ lưỡng để nhận biết thông qua màu sơn, ốp cửa, taplo hay máy móc bên trong.
Cách tính khấu hao xe ô tô đã sử dụng
Có nhiều cách tính giá trị xe cũ như tính giá trị thương hiệu và cấp độ hao mòn, tính giá trị xe theo số năm đã sử dụng. Tùy từng trường hợp mà có cách tính khác nhau.
Dưới đây là cách tính phổ biến tại Việt Nam: (Dao động từ 7% - 10%) x Giá bán xe lăn bánh x Số năm sử dụng xe. Trong đó: Giá bán xe lăn bánh = Giá niêm yết + Chi phí đăng ký xe ô tô + Các chi phí khác
Các loại thuế khi mua ô tô cũ
Các chi phí phát sinh khi tiến hành mua xe ô tô cũ bao gồm thuế trước bạ (tỷ lệ phí khoảng 2% giá trị hiện tại của xe) và chi phí sang tên. Bên cạnh đó, nếu mua xe đúng thời điểm đến hạn thì chủ xe phải chi trả phí đăng kiểm, phí bảo hiểm xe và phí bảo trì đường bộ.
Chuyển tên chủ sở hữu
Cuối cùng khi “chốt đơn” xuống tiền mua xe bạn cần phải nắm được đó là đối với xe ô tô cũ, chủ xe bắt buộc phải tiến hành việc chuyển quyền sở hữu cho người mua. Chủ xe và người mua có trách nhiệm mang xe tới các cơ quan đăng kiểm xe để tiến hành làm thủ tục sang tên đổi chủ trong vòng 30 ngày.
Trong trường hợp mua xe ô tô cũ nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ thì chủ xe sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019, cụ thể như sau:
- Tài sản là các loại xe mô tô, xe gắn máy bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân, 800.000 - 1.200.000 đồng đối với chủ xe là tổ chức.
- Tài sản là xe ô tô bị phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng đối với cá nhân, 4.000.000 - 8.000.000 đồng đối với chủ xe là tổ chức.