Các “đại gia” xe hơi Mỹ đã có lối thoát

Mai Phương
Hạ viện Mỹ đã đi tới một dự thảo kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp ôtô của nước này
Tại một nhà máy của GM ở bang Ohio - Ảnh: Time.
Tại một nhà máy của GM ở bang Ohio - Ảnh: Time.
Sau nhiều thảo luận và tranh cãi, cuối cùng, vào ngày 8/11, Hạ viện Mỹ đã đi tới một dự thảo kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp ôtô của nước này, vốn đang gặp thử thách lớn vì khủng hoảng.

Dự thảo trị giá 15 tỷ USD này đã được gửi lên Tổng thống George W. Bush và có thể sẽ được bỏ phiếu thông qua vào ngày 10/12/2008.

Dự thảo nói trên là kết quả của nhiều ngày "kêu cứu" từ phía ba tập đoàn công nghiệp ôtô lớn nhất của Mỹ là General Motors (GM), Ford và Chrysler sau một thời gian dài thua lỗ chồng chất và bị đẩy tới bờ vực phá sản.

Ban đầu, ba hãng xe này đề xuất xin Chính phủ cho vay 25 tỷ USD, về sau, số tiền được đề nghị tăng lên 34 tỷ USD, nhưng theo bản dự thảo kế hoạch mà Hạ viện Mỹ đã đưa ra, có thể họ chỉ được vay  ngắn hạn 15 tỷ USD.

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, để được Chính phủ cho vay tiền, các hãng xe trên phải thực hiện một số biện pháp cải tổ lớn nhằm cải thiện sức khỏe tài chính để đủ điều kiện được cấp thêm vốn về sau. “Nếu họ không đáp ứng được các điều kiện về tái cơ cấu và các điều kiện khác, họ sẽ không được cấp thêm vốn vay”, bà Pelosi cho biết.

Các điều kiện nói trên bao gồm, các hãng xe được nhận tiền cứu trợ phải hạn chế lương thưởng và ngừng việc sở hữu hay cho thuê máy bay chở khách. Điều kiện này tương tự như điều kiện áp dụng với các ngân hàng muốn nhận tiền cứu trợ từ kế hoạch 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính.

 Bên cạnh đó, các hãng này phải ngừng trả cổ tức trong thời gian vay vốn. Đồng thời, Chính phủ Mỹ sẽ nhận được lượng chứng quyền trị giá tương đương 20% khoản vay. Tới cuối tháng 3 sang năm, các hãng xe phải nộp kế hoạch tái cơ cấu dài hạn theo chương trình này lên Chính phủ.

Khoản vay này sẽ cơ thời hạn 7 năm, trong đó các hãng xe trả lãi suất 5% trong 5 năm đầu tiên, sau đó, mức lãi suất sẽ là 7%. Ngoài khoản vay 15 tỷ USD này, hiện các hãng xe hơi Mỹ đang được tiếp nhận một chương trình trị giá 25 tỷ USD để giúp ngành đáp ứng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu.

Hiện còn chưa rõ liệu ban lãnh đạo của các hãng xe có bị thay đổi sau kế hoạch giải cứu này hay không. CEO Rick Wagoner của hãng GM hiện đang chịu áp lực yêu cầu từ chức rất lớn từ các nhà làm luật hàng đầu của Mỹ sau những thua lỗ chồng chất của tập đoàn này.

Kế hoạch trên đề nghị Tổng thống Bush chỉ định một cá nhân hoặc một ủy ban để giám sát kế hoạch giải cứu này.

GM và Chrysler cho biết, họ cần ít nhất 14 tỷ USD để duy trì hoạt động được tới hết quý 1 sang năm. Hai hãng này cũng cho hay, nếu không được bơm vốn trước cuối tháng 12 này, họ sẽ phải đóng cửa. Về phần mình, do ở trong tình hình tài chính tốt hơn hai đối thủ còn lại, hiện hãng Ford chưa có kế hoạch tiếp nhận vốn từ Chính phủ.

Thời gian qua, ngành công nghiệp Mỹ liên tục gặp thử thách. Ban đầu, giá dầu tăng vùn vụt và tiến gần tới mức 150 USD/thùng, khiến người tiêu dùng xa lánh những chiếc xe cồng kềnh, tiêu thụ nhiều nhiên liệu của các hãng xe Mỹ. Tiếp đó là  kinh tế suy thoái, khiến doanh số xe hơi càng sụt giảm thêm.

Quý 2 vừa qua, GM báo lỗ 15,5 tỷ USD, trong khi Ford lỗ tới 8,7 tỷ USD. Giá cổ phiếu của GM thời gian qua đã có lúc rớt xuống mức thấp nhất từ những năm 1940 tới nay.

Theo giới quan sát, sự đổ vỡ của ngành công nghiệp ôtô Mỹ - ngành tạo 3 triệu việc làm và có trị giá lên tới 300 tỷ USD - có thể là thảm họa đối với nền kinh tế nước này, nhất là trong giai đoạn suy thoái hiện nay.

Tin mới

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Mỹ nới lỏng các quy định về xe tự lái

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đơn giản hóa quy trình miễn trừ cho các nhà sản xuất ô tô triển khai xe tự lái không cần người lái, điều này có thể có lợi cho Tesla và các đối thủ cạnh tranh của hãng.
Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Thách thức của thị trường Việt trước cuộc chiến giá cả ô tô ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hiện đang chứng kiến một cuộc chiến giá cả chưa từng có trong lịch sử ngành này. Sự chia rẽ sâu sắc, căng thẳng giữa các hãng ô tô đã đẩy ngành công nghiệp ô tô nước này ngày một xấu đi và có những ảnh hưởng nhất định tới các thị trường trong khu vực, trong đó có thị trường xe Việt.
Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Doanh số bán xe điện tại châu Âu phục hồi

Thị trường xe điện (EV) của châu Âu đang phát triển mạnh mẽ vào năm 2025, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 4, hơn 2,2 triệu xe điện đã được đăng ký trên khắp Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland.
Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Ngành ô tô thế giới “hoảng loạn” vì tình trạng tắc nghẽn đất hiếm

Đất hiếm rất quan trọng đối với các nhà sản xuất ô tô vì chúng được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ xe điện cũng như các thành phần khác có trong tất cả các loại ô tô. Trung Quốc, quốc gia thống trị nguồn cung và chế biến vật liệu, đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua để ứng phó với cuộc chiến thuế quan leo thang của Mỹ khiến ngành ô tô toàn cầu rơi vào tình thế khó khăn.
#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

#Auto Biz: Cuộc chiến giảm giá xe điện – Từ vấn đề BYD tới hệ luỵ sâu rộng cả ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành công nghiệp ô tô điện, BYD – ông lớn xe điện hàng đầu Trung Quốc – đã khiến cả thị trường “náo loạn” khi tung chương trình giảm giá sâu tới 34% trên hơn 20 mẫu xe. Động thái quyết liệt này không chỉ là để dọn hàng tồn kho, gạt thêm miếng bánh thị phần về tay mình, mà còn đặt nền móng cho một cuộc chiến giá khốc liệt nhất lịch sử ngành ô tô Trung Quốc, với hệ lụy sâu rộng và khó lường cho tương lai ngành xe điện thế giới.