Cảnh "hoang phế" trong trường đua F1 hiện đại bậc nhất thế giới ở Hà Nội
Lê Vũ
Đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua khiến giải đua xe F1 tại Hà Nội bị dừng vô thời hạn. Cho đến nay, các hạng mục của công trình này ở Mỹ Đình đang ngày càng "hoang tàn".
Dạo quanh khu vực đường đua F1 khu vực đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo và khu vực Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, không ít người bày tỏ sự tiếc nuối trước một sự kiện thể thao đỉnh cao từng được kỳ vọng rất nhiều nay phải "đắp chiếu".Dự án được chính thức khởi công ngày 20/3/2019 với tổng diện tích 88 hecta nằm trong khuôn viên của Khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình và một phần đường Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm).Tại thời điểm chuẩn bị thực hiện dự án, nhiều ý kiến đã từng bày tỏ lo ngại về tính khả thi và hiệu quả kinh tế của Giải đấu F1 đem lại cho nước nhà. Tuy nhiên, sau đó, Hà Nội vẫn quyết định thực hiện và sau 1 năm, dự án đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng tổ chức giải đấu F1.Đường đua này có tổng chiều dài hơn 5,6 km, gồm 22 góc cua, được đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của quốc tế.Tuy nhiên, tháng 10/2020, đơn vị tổ chức thông báo hủy chặng đua năm 2020 ở Hà Nội do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đến cuối tháng 3/2021, Hà Nội có công văn số 2009 về việc hủy toàn bộ lịch trình tổ chức giải đua xe tốc độ giai đoạn 2022-2029.Sau gần 2 năm bị “đóng băng”, nhiều hạng mục như khán đài ngoài trời, trang thiết bị phụ trợ đã được tháo dỡ. Một số hạng mục còn lại đã có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.Nhà điều hành bỏ hoang, cây cối tiêu điều. Những thiết bị, vật dụng có giá trị đều đã được thu hồi.Khu đất diện tích 12,86 ha vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng lâu dài của Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình, nay trở thành khu đất hoang hóa, không thể sử dụng vào mục đích khác.Lần duy nhất Đường đua F1 được khai thác, sử dụng vào tháng 1/2022 tại giải Motorkhanna Việt Nam 2022, nhưng chỉ là “mượn nhờ” địa điểm, không mở cửa cho khách.Nhiều ý kiến đề xuất Hà Nội cần thống nhất với chủ đầu tư dự án, sớm có giải pháp phù hợp để khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Nhưng do dự án được thực hiện với mục đích duy nhất ban đầu là phục vụ giải đua xe F1 nên cho đến nay vẫn chưa có giải pháp “khả dĩ” nào được đưa ra.
Theo công ty nghiên cứu và tư vấn Brand Finance, giá trị thương hiệu của “gã khổng lồ” ngành xe điện Tesla đã giảm mạnh vào năm 2024 trong năm thứ hai liên tiếp.
Các sắc lệnh hành pháp do ông Trump ban hành vào ngày nhậm chức thực chất là sự phủ nhận toàn diện đối với một trọng tâm trong chương trình trị giá hàng tỷ USD của cựu Tổng thống Biden nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mà đảng Cộng hòa coi là một chiến dịch cấm xe chạy bằng xăng.
Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump vừa mang theo hy vọng nhưng cũng là sự lo lắng với Trung Quốc với ngành công nghiệp ô tô nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Nguyên nhân là bởi một cuộc chiến thương mại gây tổn thương đã gây chia rẽ giữa các siêu cường kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Trong nhiều năm, chính phủ nhiều quốc gia đã đưa ra các khoản trợ cấp hào phóng để khuyến khích người lái xe chuyển sang sử dụng xe điện. Các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tái thiết nhà máy và cung cấp nhiều loại xe điện hơn để đáp ứng nhu cầu. Khi giá giảm và công nghệ được cải thiện, xe không phát thải đã chuyển từ phân khúc xe nhỏ sang xe phổ thông và có vẻ như kỷ nguyên động cơ đốt trong có thể kết thúc sớm hơn dự kiến.
Theo số liệu Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ôtô hybrid tại Việt Nam trong năm 2024, Toyota là hãng xe bình dân có nhiều dòng xe hybrid nhất. Doanh số các mẫu xe hybrid của các thương hiệu là thành viên VAMA trong năm 2024 đạt khoảng 10.000 xe.